Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để hạn chế thất thoát trong chi NSNN - pdf 25

Link tải miễn phí luận văn cho anh em

Lời nói đầu
M
ột quốc gia muốn có nền kinh tế phát triển thì đòi hỏi nền kinh tế của quốc gia đó phải có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Do đó, hệ thống tài chính quốc gia phải thực sự quán lý chặc chẽ, trong đó phải nói đến Tài Chính Công càng phải vững chắc hơn vì Tài Chính Công chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, nó là một công cụ quản lý vĩ mô gắn liền với hoạt động nhà nước về các tài chính của nhà nước nhưng được thực thi theo khuông khổ của pháp luật nhằm ổn định kinh tế và sự hài hòa xã hội, nó luôn tác động đến các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính quốc dân, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu vực kinh tế và thị trường tái chính.
Trong điều kiện nền kinh tế hỗn hợp sức nặng và vai trò của các hoạt động kinh tế khu vực Nhà nước rất quan trọng. Mặc dù hàng hoá và dịch vụ cần thiết để duy trì cuộc sống được cung cấp bởi các hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân thông qua thị trường, nhưng khu vực tư nhân không thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của công chúng cho rất nhiều hàng hoá và dịch vụ trên nhiều lĩnh vự như: Bảo vệ an ninh quốc gia, ngoại giao, luật pháp, phòng cháy chữa cháy, giáo dục và các phương tiện công cộng của cơ sở hạ tầng như: đường xá, công viên, điện nước,… Do đó, Nhà nước phải sử dụng các nguồn thu thông qua các hình thức thu như: Thuế, phát hành trái phiếu,… để thực hiện các chức năng chính trị, quản lý kinh tế và cung cấp các hàng hoá, dịch vụ công cộng.
Căn cứ vào mục đích sử dụng các quỹ tiền tệ tài chính công bao gồm:
1. Ngân sách Nhà nước.
2. Quỹ tín dụng Nhà nước.
3. Quỹ dự trữ quốc gia ( vàng, tiền nước ngoài, tiền tệ quốc tế, các mặt hàng chiến lược ), quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia. Thực chất các quỹ này có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nhưng được trích thành các quỹ độc lập nhằm thực hiện các mục đích riêng.
4. Các quỹ doanh nghiệp nhà nước.
5. .v.v…
Và bây giờ chúng ta cũng tìm hiểu kỹ hơn về Ngân sách nhà nước - vận dụng nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong hoạt động chi ngân sách nhà nước của Việt Nam - thực trạng và giảp pháp để hạn chế thất thoát.
Tổng quan về chi ngân sách nhà nước

N
gân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 1996 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự toán đã được cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ.
Hay chúng ta còn có thể hiểu Ngân sách nhà nước theo cách khác là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thế trong xã hội, phát sinh trong quá trình nhà nước huy động, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước ( quỹ ngân sách ) nhằm đảm bảo việc thực hiện các chức năng của nhà nước về mọi mặt.


Sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước đã tạo ra hoạt động chi ngân sách nhà nước.
Như vậy, chi ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ lớn nhất của nhà nước - quỹ ngân sách, nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước về mọi mặt theo những nguyên tắc nhất định.
Trong mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử, chi ngân sách nhà nước mang những nội dung cơ cấu khác nhau, song chúng đều có cùng những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chi ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị , xã hội mà nhà nước phải đảm đương trong thời kỳ. Nhà nước với bộ máy càng lớn thì phải đảm đương càng nhiều nhiệm vụ thì mức độ và phạm vi chi của ngân sách nhà nước càng lớn.
Thứ hai là, các khoản chi của ngân sách nhà nước được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô. Điều đó có nghĩa là các khoản chi của ngân sách nhà nước phải được xem xét một cách toàn diện dựa trên cơ sở của việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra .
Thứ ba là, các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính không hoàn trả trực tiếp. Điều này được thể hiện qua việc các tổ chức hay cá nhân nhận được vốn, kinh phí từ ngân sách nhà nước không phải ghi nợ, và cũng không phải hoàn trả lại một cách trực tiêp cho ngân sách. Mặt khác, không phải mọi khoản thu với mức độ, số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới các khoản chi của ngân sách nhà nước.
Thứ tư, các khoản chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sự vận động của các cặp phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, lãi suất, tỷ giá hối đoái … Nhận thức rõ mối quan hệ này, có ý nghĩa quan trọng trong việc kết hợp chặt chẽ giữa chính sách ngân sách với chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập trong quá tình thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô ( như tăng trưởng, việc làm, ổn định giá cả, cân bằng cán cân thanh toán,…)
Nội dung, cơ cấu chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:
_ Nhân tố chế dộ xã hội.
_ Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
_ Khả năng tích luỹ của nền kinh tế.
_ Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước.
_ Các nhân tố khác như: biến động kinh tế, chính trị, xã hội, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái…
Căn cứ vào nội dung kinh tế của các lĩnh vực chi, các khoản chi ngân sách nhà nước bao gồm:


G9OU6ergLqbNGF3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status