đối tác công - tư (ppp) kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại việt nam - pdf 25

Chia sẻ cho các bạn cuốn sách

5
Gần ba thập kỷ qua, công cuộc đổi mới đã giúp Việt Nam đạt
được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bộ mặt
đất nước nay đã có nhiều đổi khác. Góp phần quan trọng vào đó là
đường lối chính sách huy động sự tham gia của các thành phần kinh
tế, tăng cường đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng và
động lực cho tăng trưởng, nỗ lực xây dựng thể chế, cải cách hành
chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực công, v.v… Trong
bối cảnh ngân sách quốc gia của các nước đang phát triển tương đối
eo hẹp, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) sụt giảm, việc huy
động sự tham gia của khu vực tư nhân (đặc biệt là nhà đầu tư nước
ngoài) vào các dự án kết cấu hạ tầng là rất cần thiết, mà cách
đối tác công - tư (Public - Private Partnership, PPP) là một hình thức
thích hợp, đã có lịch sử phát triển lâu dài ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Ở Việt Nam, cách hợp tác công - tư với các hình thức
như BOT, BTO, v.v… đã sớm được áp dụng triển khai ở nhiều dự án
hạ tầng, nhưng phải đến Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về việc ban
hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP),
cách này mới được nhìn nhận và xem xét một cách cơ bản.
Kể từ đó tới nay, thực tiễn thí điểm triển khai các dự án theo hình
thức PPP đã đạt được một số kết quả nhất định, song cũng còn không
ít trở ngại, khó khăn cả về nhận thức, khuôn khổ thể chế và thực tiễn
quá trình triển khai.
Để trả lời câu hỏi phải thiết kế thể chế PPP như thế nào nhằm
thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng vào phát triển cơ sở hạn tầng
ở Việt Nam trong thời gian tới trong môi trường pháp lý và năng lực
cụ thể tại Việt Nam, nghiên cứu này được thực hiện gồm bốn nội dung chính: giới thiệu bản chất, đặc điểm của mô hình hợp tác công -
tư và những yêu cầu đối với quản lý các dự án PPP; xem xét thực tiễn
ứng dụng mô hình PPP ở một số nước (trong các dự án cụ thể) và bài
học rút ra cho Việt Nam; đánh giá môi trường thể chế PPP và việc áp
dụng PPP ở Việt Nam, đặc biệt là những bất cập và những nội dung
cần sửa đổi trong Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009
của Chính phủ về đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT, và Quyết
định 71 nêu trên; trên cơ sở đó, khuyến nghị những vấn đề cần lưu ý
để hoàn thiện khuôn khổ thể chế PPP cho Việt Nam.
Báo cáo nghiên cứu này nằm trong danh mục những nghiên
cứu liên quan đến các vấn đề kinh tế vĩ mô đã và đang được triển
khai, trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu,
thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” của Ủy ban Kinh tế
của Quốc hội do UNDP tài trợ. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ
có đóng góp tích cực vào quá trình tái cơ cấu đầu tư công, giảm tỷ
trọng đầu tư công, qua đó giúp giảm bội chi ngân sách cũng như có
những đề xuất thiết thực để đẩy nhanh thực hiện đột phá về cơ sở hạ
tầng. Mọi nhận định, phân tích và đánh giá trong báo cáo thể hiện
quan điểm của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm
của Ủy ban Kinh tế, Ban Quản lý Dự án cũng như Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status