Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mạng truy nhập không dây WiMax và khả năng ứng dụng tại Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Tổng quan về mạng không dây, lớp PHY và MAC của chuẩn IEEE 802.16. Nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật mạng truy nhập băng rộng không dây WiMax như các băng tần cho WiMax, Topo mạng WiMax, điều chế và mã hoá, đa truy nhập và song công, kỹ thuật trải phổ, mô hình kênh của mạng WiMax, mô hình suy hao đường truyền, vấn đề dung lượng, bảo mật và hệ thống Anten trong WiMax. Từ đó xây dựng chương trình Matlab để mô phỏng BER trong hệ thống WiMax và khả năng ứng dụng WiMax tại Việt Nam
Luận văn ThS. Kỹ thuật vô tuyến điện tử và thông tin liên lạc -- Trường Đại học Công Nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ
mạng không dây. Khả năng liên lạc không dây đã gần nhƣ tất yếu trong các thiết bị
cầm tay (PDA), máy tính xách tay, điện thoại di động và các thiết bị kỹ thuật số
khác. Với các chức năng ƣu việt về vùng phục vụ kết nối linh động, khả năng triển
khai nhanh chóng, giá thành ngày càng giảm.
Xu hƣớng kết nối không dây (vô tuyến) ngày càng trở nên phổ cập trong kết nối
mạng máy tính. Với chiều hƣớng giá thành của máy tính xách tay ngày càng giảm
và nhu cầu truy nhập Internet ngày càng tăng, tại các nƣớc phát triển các dịch vụ
truy nhập Internet không dây đã trở nên phổ cập, bạn có thể ngồi ở bất cứ nơi đâu
và truy nhập Internet từ máy tính xách tay của mình một cách dễ dàng thông qua kết
nối không dây và công nghệ dịch chuyển địa chỉ IP. Các công nghệ hiện tại đã đem
đến cho ngƣời sử dụng những khả năng kết nối không dây thật hoàn hảo. Ví nhƣ
Bluetooth kết nối không dây, wifi truy xuất Internet không dây, điện thoại di
động...
Nhƣng bên cạnh ƣu điểm, công nghệ kết nối không dây hiện nay còn hạn chế và
chƣa thật sự liên thông với nhau. Vấn đề chính với truy nhập WiFi đó là các hotspot
thì rất nhỏ, vì vậy phủ sóng rải rác. Cần có một hệ thống không dây mà cung cấp tốc
độ băng rộng cao khả năng phủ sóng lớn hơn. Đó chính là WiMAX (Worldwide
Interoperability Microwave Access). Nó cũng đƣợc biết đến nhƣ là IEEE 802.16.
WiMAX là một công nghệ dựa trên nền tảng một chuẩn tiến hóa cho mạng không
dây điểm- đa điểm. Là giải pháp cho mạng đô thị không dây băng rộng với phạm vi
phủ sóng tới 50km và tốc độ bit có thể lên tới 75Mbps với kênh 20MHz, bán kính
cell từ 2-9km.
Chuẩn đƣợc thiết kế mới hoàn toàn với mục tiêu cung cấp những trục kết nối
trực tiếp trong mạng nội thị (Metropolitan Area Network-MAN) đạt băng thông
tƣơng đƣơng xDSL, trục T1/E1 phổ biến hiện nay. Công nghệ WiMax đang là xu
hƣớng mới cho các tiêu chuẩn giao diện vô tuyến trong việc truy nhập không dây
băng thông rộng cho cả thiết bị cố định, xách tay và di động. Chất lƣợng dịch vụ
đƣợc thiết lập cho từng kết nối, an ninh tốt, hỗ trợ multicast cũng nhƣ di động, sử
dụng cả phổ tần cấp phép và không đƣợc cấp phép. WiMax thực sự đang đƣợc các
nhà cung cấp dịch vụ cũng nhƣ các nhà sản xuất quan tâm.
2
Nhận thấy Wimax là công nghệ mới có nhiều ứng dụng ở các nƣớc trên thế giới
cũng nhƣ tại Việt nam trong tƣơng lai, vì vậy em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng
dụng công nghệ mạng truy nhập không dây Wimax và khả năng ứng dụng tại
Việt Nam”.
Nội dung của luận văn đƣợc chia thành 5 chƣơng nhƣ sau :
Chƣơng 1: Tổng quan về mạng không dây.
Chƣơng 2: Lớp PHY và MAC của chuẩn 802.16a.
Chƣơng 3: Nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật mạng truy nhập băng rộng
không dây WiMax.
Chƣơng 4: Xây dựng chƣơng trình Matlab để mô phỏng BER trong hệ
thống WiMax.
Chƣơng 5: Khả năng ứng dụng WiMax tại Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu luận văn này đƣợc xây dựng trên cơ sở những kiến thức
đã đƣợc tiếp thu trong quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa Điện tử Viễn thông -
Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội cũng nhƣ thời gian công tác tại
Tổng Công ty truyền thông đa phƣơng tiện (VTC).
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có giới hạn, do vậy luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu, đi sâu về một số vấn đề kỹ thuật mạng truy nhập băng rộng không dây
cố định (FBWA), đặc biệt là suy hao đƣờng truyền vô tuyến của WiMax. Hơn nữa,
do khả năng hạn chế của bản thân, bài luận văn này không tránh khỏi có những sai
sót, tác giả mong đƣợc sự góp ý chỉ bảo của các Thầy Cô và bạn bè đồng nghiệp.
Qua đây, tác giả xin gửi lời Thank chân thành đến TS. Ngô Thái Trị - TT tin
học và đo lƣờng, Đài THVN đã giúp đỡ tận tình và có nhiều góp ý, cùng nhiều tài
liệu bổ ích để bản luận văn này đƣợc hoàn thành. Tác giả cũng xin chân thành cảm
ơn các Thầy Cô giáo Khoa Điện tử viễn thông thuộc Đại học Công Nghệ - ĐH
Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện học tập và nghiên cứu cho tác giả trong khóa học
vừa qua. Xin chân thành Thank các bạn bè đồng nghiệp, các bạn học cùng lớp đã
có những lời động viên quí báu trong suốt thời gian thực hiện bài luận văn này.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status