Phương pháp chỉ số và ứng dụng trong phát hiện khoáng chất sét, oxit sắt - pdf 25

Link tải miễn phí tài liệu cho ae Ket-noi
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Phổ phản xạ của khoáng vật
Phổ phản xạ là thông tin quan trọng nhất mà viễn thám thu được về các đối tượng. Dựa vào đặc điểm phổ phản xạ (cường độ, dạng đường cong ở các dải sóng khác nhau) có thể phân tích, so sánh và nhận diện các đối tượng trên bề mặt trái đất. Thông qua thông tin về phổ phản xạ là thông tin đầu tiên, là tiền đề cho các phương pháp phân tích, giải đoán ảnh trong viễn thám, đặc biệt là xử lý số.
Hiểu lý thuyết về phản xạ năng lượng phổ điện từ của các đối tượng địa chất, khoáng vật cho phép ta giải đoán được chúng trên dữ liệu viễn thám. Thông tin về một khoáng vật trong tự nhiên có thể thu được bằng việc giải đoán gián tiếp đặc tính phổ và cấu trúc ảnh của nó trên ảnh viễn thám trong các giải phổ khác nhau. Mỗi đối tượng trên mặt đất có đường cong phổ khác nhau, điều đó cho phép ta giải đoán các đối tượng này theo đường cong phổ của chúng. Các trạng thái chuyển đổi năng lượng phổ điện từ và phổ của các hợp phần ion trong các dải phổ được xem xét.
2.1.2 Đường cong phổ và dấu hiệu phổ
Trong viễn thám, đường cong phổ thường được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
Hấp thụ chọn lọc: là hiện tượng phổ điện từ tới vật và một phần của nó bị hấp thụ. Hiện tượng này xảy ra với vùng phổ phản xạ năng lượng mặt trời (sóng nhìn thấy, sóng hồng ngoại, và hồng ngoại sóng ngắn). Năng lượng phản xạ bị hấp thụ và vì vậy bộ cảm nhận giá trị của năng lượng phản xạ /phát xạ yếu hơn so với các dải sóng khác.
Phản xạ chọn lọc: trong trường hợp này, phổ thu được trên bộ cảm là năng lượng phản xạ năng lượng đến từ nguồn mặt trời tới vật và các giá trị phổ cao có thể dẫn đến phân cách chùm sóng đơn.
Phát xạ chọn lọc cao và thấp: nhiều vật có khả năng đánh dấu bởi phát xạ cao hay thấp ở vài dải sóng nhất định.
Dấu hiệu phổ là đặc tính hay nhóm đặc tính riêng của đường cong phổ cho phép giải đoán chúng trên một vật xác định.
2.1.3 Những quá trình nguyên- phân tử tác động tới đặc tính phổ
a. Những dạng chuyển đổi trạng thái năng lượng
Trạng thái năng lượng của một vật là một hàm số tương quan giữa vị trí tương đối và trạng thái của các phần tử cấu tạo nên vật tại thời điểm đó. Tổng năng lượng của hệ nguyên - phân tử hợp thành từ 4 trạng thái năng lượng khác nhau: chuyển đổi, quay, dao động, điện tử. Để chuyển đổi từ trạng thái năng lượng này sang trạng thái năng lượng khác cần có một năng lượng nhất định. Sự chuyển đổi năng lượng này cũng khác nhau trên các phần của phổ điện từ khác nhau. Các mức năng lượng có thể kể ra là:
- Mức năng lượng chuyển đổi
- Mức năng lượng quay: là năng lượng động học do quay của các phân tử.
- Mức năng lượng dao động: liên quan tới sự chuyển động của các nguyên tử tương đối với nhau. Mức năng lượng này xảy ra tại dải phổ hồng ngoại nhiệt và hồng ngoại sóng ngắn. Sự thay đổi mức năng lượng giao động của âm bội và tổ hợp xảy ra bởi phát xạ phổ điện từ ở dải sóng hồng ngoại sóng ngắn.
- Mức năng lượng điện tử: liên quan tới cấu hình các điện tử xung quanh hạt nhân hay ở liên kết. Sự thay đổi mức năng lượng điện tử đòi hỏi một lượng năng lượng lớn. Lượng năng lượng này cùng với sự liên kết của nó với sự thay đổi mức năng lượng dao động gây ra bởi các photon trên dải sóng nhìn thấy, sóng hồng ngoại gần, sóng cực tím và tia X. Photons của tia Gamma gây ra liên quan tới sự chuyển đổi điện tích.

11Lo97w24Q38Qz8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status