Sự biến đổi tài nguyên rừng ngập mặn ở đồng bằng sông cửu long và định hướng bảo tồn, phát triển - pdf 25

Link tải miễn phí báo cáo khoa học

SỰ BIẾN ĐỔI TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG VÀ ĐNNH HƯỚNG BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN
Trần Thị Hồng Sa
Trường Đại học Quy Nhơn
Hà Văn Hành
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo chức năng cân bằng sinh thái cho
vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, diện tích rừng
này đang biến động theo hướng tiêu cực. Muốn bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng ngập mặn
ở ĐBSCL theo chúng tui cần thực thi một số giải pháp bảo tồn và phát triển . Có như vậy thì tài
nguyên rừng ngập mặn mới ngày càng phát triển và phát huy hết chức năng của nó.
1. Đặt vấn đề
Rừng ngập mặn (RNM) là loại rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm cân bằng
sinh thái cho vùng đất ngập nước ven biển đồng thời bảo vệ sự ổn định của đới bờ biển.
Việt Nam là nước có đường bờ biển lớn, việc bảo tồn và phát triển RNM vừa là
điều kiện vừa là yêu cầu rất cấp thiết, nhất là trong thời gian có sự biến đổi khí hậu lớn
trên toàn cầu như hiện nay.
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã từng là nơi có diện tích RNM đứng thứ
2 thế giới sau RNM Amazôn. Nhưng hiện nay, tài nguyên RNM ở đây đang biến đổi
mạnh và chủ yếu theo hướng tiêu cực, gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường
sinh thái và nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu sự biến đổi tài nguyên rừng ngập mặn
ở ĐBSCL và định hướng bảo tồn, phát triển được đặt ra cấp thiết.
2. Nội dung
2.1. Tổng quan tài nguyên rừng ngập mặn đồng bằng Sông Cửu Long
RNM là một hệ thực vật thân gỗ ưa
muối, mọc ở bờ biển hay cửa sông nông, chúng
bị ảnh hưởng của nước thủy triều và nằm ở ven
bờ biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Ở Việt Nam, RNM phân bố dọc ven biển từ Bắc
vào Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh
ven biển ĐBSCL (bảng 1)
Ảnh 1. Rừng ngập mặn

PqzT9SBbWU2tVbF

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status