Lý thuyết biểu diễn diễn ngôn - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ... 5
GIỚI THIỆU 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ TOÁN HỌC 10
1.1. LOGIC VỊ TỪ CẤP MỘT VÀ PHÉP HỢP NHẤT... 10
1.1.1 Các khái niệm cơ bản... 10
1.1.2 Các khái niệm ngữ nghĩa... 11
1.1.3 Phép hợp nhất (Unification)... 12
1.2. TÍNH TOÁN LAMBDA.... 14
1.2.1 Cú pháp của tính toán lambda 15
1.2.2 Biến tự do và biến ràng buộc . 16
1.2.3 Các phép biến đổi.... 17
CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT BIỂU DIỄN DIỄN NGÔN .. 21
2.1. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA DRT .... 21
2.1.1 Tổng quan về DRT.. 21
2.1.2 Cách xây dựng cấu trúc biểu diễn diễn ngôn .. 24
2.2 NGÔN NGỮ DRS CƠ BẢN VÀ BIỂU DIỄN . 27
2.2.1 Ngôn ngữ DRS mở rộng bậc một 27
2.2.2 Ngữ nghĩa chủ đích, mệnh đề, trạng thái thông tin và khả năng thay đổi ngữ cảnh ... 32
2.2.3 Các lượng từ.. 40
2.2.4 Số nhiều.... 41
2.2.5 Thời và thể .... 45
2.3 TIỀN GIẢ ĐỊNH (PRESUPPOSITION) 49
2.3.1 Ý nghĩa của tiền giả định .. 49
2.3.2 Một ví dụ.. 50
CHƯƠNG 3 BIỂU DIỄN DIỄN NGÔN VỚI THAM CHIẾU THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT
55
3.1 ĐỊNH VỊ THỜI GIAN ... 55
3.1.1 Biểu diễn thời gian trong mối quan hệ với không gian.. 55
3.1.2 Định vị thời gian 58
3.2 YẾU TỐ THỜI TRONG TIẾNG VIỆT.. 69
3.2.1 Các quan niệm về thời trong tiếng Việt 69
3.2.2 Cách diễn đạt ý nghĩa thời trong tiếng Việt .... 70
3.3 DẤU HIỆU TỪ VỰNG ĐỂ NHẬN BIẾT THỜI TRONG TIẾNG VIỆT .... 73
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO... 80
6
GIỚI THIỆU
Sự chi phối của ngữ cảnh trong ngôn ngữ tự nhiên là một hiện tượng
thiên biến vạn hóa vô cùng phức tạp, khiến nhiều nhà ngôn ngữ về ngữ nghĩa
dày công nghiên cứu. Trước đây, quan niệm về ngữ nghĩa chính tắc coi lý
thuyết ngữ nghĩa là mối quan tâm cơ bản, khái niệm trọng tâm là thông tin chứ
không phải sự thật, ý nghĩa của một câu không phải là các điều kiện sự thật
mà là khả năng thay đổi thông tin. Khi các nhà nghiên cứu chú trọng vào sự
phụ thuộc ngữ cảnh trong ngôn ngữ thì mô thức xử lý các bài toán ngữ nghĩa
có sự thay đổi lớn, các lý thuyết ngữ nghĩa động được thiết kế đặc thù để làm
việc với mối tương quan giữa phát ngôn và ngữ cảnh đã phản ánh được sự
thay đổi đó. Tuy nhiên, quan hệ giữa thông tin và sự thật vẫn có vị trí tối quan
trọng và là thành phần quyết định của tất cả các lý thuyết động.
Trong hai thập kỷ gần đây, các lý thuyết về ngữ nghĩa động phát triển
mạnh mẽ, xoay quanh vấn đề cốt lõi là mô tả sự phụ thuộc ngữ cảnh vào ngữ
nghĩa [10]. Đó là đặc tính luôn có trong các ngôn ngữ tự nhiên và sự tương tác
này có tính đối ứng. Ta có thể kể đến một vài lý thuyết ngữ nghĩa động như:
- Năm 1991 Groenendijk và Stokhof đưa ra văn phạm Montague động
dựa vào logic vị từ.
- Năm 1991 Chierchia nghiên cứu mối liên kết động trong hiện tượng
thay thế đại từ.
- Năm 1996 Kohlhase đưa ra lý thuyết tính toán ngữ nghĩa dựa vào tính
toán lambda.
- Năm 1997 Eijck và Kamp đề xuất cách biểu diễn diễn ngôn trong ngữ
cảnh đã có.
Các công cụ biểu diễn ngữ nghĩa động hiện nay cũng phát triển rất rộng rãi
như:
- Named Entity Recognition (Nhận biết tên thực thể): Công cụ này xác
định cụm từ nào trong văn bản biểu diễn tên người, cụm từ nào biểu
diễn vị trí hay tổ chức,…
- Wikifier: Công cụ xác định các thực thể và khái niệm quan trọng trong
văn bản, xử lý hiện tượng mập mờ về nghĩa và liên kết tới trang
Wikipedia
- Context-Sensitive Spelling Correction (Sửa lỗi từ dựa vào ngữ cảnh):
Công cụ này tìm ra và gợi ý cách sửa cho những lỗi sai về nghĩa
- Co-reference Resolution (Giải quyết đồng tham chiếu): Một thực thể có
thể được nhắc đến trong văn bản theo nhiều cách khác nhau. Công cụ
này phát hiện ra các cụm từ thể hiện cùng một thực thể
- Context Sensitive Verb Paraphrasing (Chú thích động từ dựa trên ngữ
cảnh): Công cụ này là một bộ phân loại xem xét động từ v và ngữ cảnh
của nó cùng với một động từ ứng viên u, đồng thời xác định trong một
ngữ cảnh đã cho nào đó u có thể thay thế cho v để vẫn giữ nguyên ý
nghĩa văn bản không.
Chúng ta có thể tham khảo minh họa trực tuyến của các công cụ này trên trang


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status