Thực tiễn hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự có tính chất quốc tế của Việt Nam - pdf 25

link tải miễn phí

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế một cách đa dạng, quá trình hội nhập của các quốc gia là một tất yếu khách quan nó tạo điều kiện để các quốc gia có thể giao lưu trong các lĩnh vực khác nhau như : chính trị, văn hóa, kinh tế…Vì vậy mà sự dịch chuyển hàng hóa, sức lao động, tiền tệ qua biên giới quốc gia trên quy mô lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm trở nên phức tạp hơn rất nhiều đã đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định thế giới, khu vực và Việt Nam nói riêng.Vì thế buộc các nước phải có sự hợp tác để cùng nhau thực hiện phòng chống tội phạm hiệu quả. Việc hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm hiện nay ở nước ta trong giai đoạn hiện này là yêu cầu tất yếu và quan trọng.Để hiểu rõ hơn vấn đề, trong phạm vi bài viết nhóm em xin trình bày về ‘Thực tiễn hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự có tính chất quốc tế của Việt Nam’.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Lý luận chung :
1. Định nghĩa tội phạm có tính chất quốc tế :
Tội phạm có tính chất quốc tế là tội phạm hình sự chung mà hành vi phạm tội xâm hại tới không chỉ trật tự pháp lý quốc gia mà cả lợi ích của toàn thể cộng đồng quốc tế. Cấu thành tội phạm có chưa đựng yếu tố nước ngoài ngày càng có tính tổ chức và tính quốc tế hóa cao, được luật quốc tế định danh trong điều ước quốc tế nhưng thẩm quyền xét xử thuộc về quốc gia và theo luật hình sự quốc gia.
Thuộc nhóm tội phạm này là cướp biển, khủng bố quốc tế, tội phạm làm tiền giả, tội buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần, tội buôn bán nô lê, tội buôn bán phụ nữ và trẻ em vv…
2. Vấn đề về hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm :
Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (TTHS) có ý nghĩa quan trọng về chính trị - xã hội cũng như pháp lý, góp phần thể chế hoá và thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế đã được ghi nhận trong các Văn kiện của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã xác định: “Tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia. Tiếp tục ký kết hiệp định tương trợ tư pháp (TTTP) với các nước khác, trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực… Tăng cường sự phối hợp chung trong hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm có yếu tố quốc tế và khủng bố”… Tiếp đó, ngày 22/10/2010, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh: “Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống tội phạm, trước hết là với các nước láng giềng, các nước có quan hệ truyền thống, các nước trong khu vực ASEAN. Tổ chức thực hiện tốt các công ước quốc tế, hiệp định TTTP, hiệp định hợp tác phòng, chống tội phạm mà Nhà nước ta đã ký kết hay gia nhập. Tiếp tục nghiên cứu tham gia, ký kết các điều ước quốc tế khác liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm”(1).
Trên bình diện pháp lý, hợp tác quốc tế trong TTHS góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm có yếu tố nước ngoài nói riêng. Thông qua hợp tác quốc tế trong TTHS góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá hiện nay. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 (BLTTHS năm 2003), lần đầu tiên Nhà nước ta quy định về hợp tác quốc tế trong TTHS, gồm 2 chương (Chương 36, 37) với 7 điều (từ Điều 340 đến Điều 346). Tiếp đó, ngày 21/12/2007, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật TTTP, gồm 7 chương với 72 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2008. Luật đã thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, quan điểm của Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, hợp tác quốc tế trong TTHS nói riêng. Luật TTTP được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan chức năng của Việt Nam hợp tác với các đối tác nước ngoài thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong TTHS như: TTTP về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, góp phần phục vụ yêu cầu tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ trên mọi lĩnh vực với các quốc gia trên thế giới của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
II. Thực tiễn hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự có tính chất quốc tế của Việt Nam :
1.Thực tiễn hợp tác quốc tế về dẫn độ
Dẫn độ
Theo quy định tại Điều 343 của BLTTHS năm 2003, có thể hiểu dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác công dân của nước được chuyển giao đang có mặt trên lãnh thổ nước mình, mà người đó đã có hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự của nước được chuyển giao; hay đã bị Toà án của nước được chuyển giao kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hay thi hành hình phạt đối với người đó.
Các đặc điểm nêu trên là căn cứ để phân biệt dẫn độ với các hình thức TTTP về hình sự khác hay các biện pháp hợp tác phòng, chống tội phạm như “chuyển giao người bị kết án”, “trục xuất”, “đẩy trả” “giao nộp”, “áp giải”, “dẫn giải”, “bắt cóc”, “chuyển giao đặc biệt”, “chuyển giao người bị kết án”. Trong thực tế, việc phân biệt các khái niệm này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các cơ quan hữu quan có thể áp dụng những thủ tục, biện pháp phù hợp trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm.
Về nguyên tắc, dẫn độ phải tuân theo những nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế nhưng khi xem xét yêu cầu dẫn độ, các quốc gia thường cân nhắc và áp dụng một số nguyên tắc phổ biến hình thành trong thực tiễn TTTP hình sự về dẫn độ, quy định trong nội luật của các quốc gia và các điều ước quốc tế về dẫn độ, hay theo cơ chế đơn giản hoá thủ tục dẫn độ giữa các quốc gia liên quan. Các nguyên tắc này được hình thành từ những đặc điểm của dẫn độ nên có những nguyên tắc đặc thù như: nguyên tắc tội phạm kép, không dẫn độ công dân nước mình, nguyên tắc “đặc biệt” (specialty), nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị, không dẫn độ tội phạm bị kết án tử hình.
Tại Điều 343 của BLTTHS năm 2003 cũng chỉ quy định một cách nguyên tắc về việc dẫn độ của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước ta. Hiện nay, vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa hay hướng dẫn các cơ quan thực hiện yêu cầu dẫn độ từ phía nước ngoài cũng như việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phía nước ngoài dẫn độ người có hành vi phạm tội về Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự hay thi hành bản án hình sự đã có hiệu lực.
Thực tiễn
Các hoạt động dẫn độ được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà đặc biệt là sự đóng góp của Văn phòng INTERPOL Việt Nam đã khẳng định được vai trò quan trọng của Việt Nam trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm qua các vụ việc điểm hình như: vụ việc lực lượng an ninh Việt Nam phối hợp với phía Trung Quốc dẫn độ nguyên đại tá Lê Quốc Thuỵ về nước để xét xử, các vụ việc tại Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh....
Bộ Công an đã nhận được yêu cầu truy bắt 120 đối tượng truy nã của nước ngoài bỏ trốn vào Việt Nam và hơn 90 đối tượng truy nã của Việt Nam bỏ trốn ra nước ngoài; phối hợp với nước ngoài bắt giữ 38 đối tượng truy nã, trong đó đã bắt giữ, đưa về Việt Nam 11 đối tượng phạm tội tại Việt Nam trốn ra nước ngoài và bắt giữ, bàn giao cho nước ngoài 27 đối tượng phạm tội tại nước ngoài vào Việt Nam lẩn trốn.
Việc bắt giữ, chuyển giao và tiếp nhận các đối tượng phạm tội hiện vẫn chủ yếu thực hiện qua kênh hợp tác Interpol và Aseanapol.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện ĐƯQT và pháp luật Việt Nam về dẫn độ là chưa cao và chưa phản ảnh đúng nhu cầu dẫn độ giữa Việt Nam với các nước:
Thứ nhất, Việt Nam chưa có được một văn bản riêng quy định về dẫn độ mà các quy định về dẫn độ chỉ nằm trong các văn bản luật khác (Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, Luật Tương trợ Tư pháp 2007);
Thứ hai, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tương trợ Tư pháp còn chậm;
Thứ ba, nhiều Hiệp định được ký kết trước khi Luật Tương trợ Tư pháp 2007 được ban hành đã thể hiện sự không phù hợp với quy định của Luật Tương trợ Tư pháp 2007 nhưng chưa thể đàm phán sửa đổi;
Thứ tư, chế độ, chính sách, kinh phí, trang thiết bị cho các hoạt động về tương trợ tư pháp nói chung và về dẫn độ nói riêng còn rất hạn hẹp;
Thứ năm, đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động dẫn độ tội phạm còn hạn chế về số lượng và khả năng làm việc;
2.Thực tiễn hợp tác quốc tế trong chuyển giao người bị kết án.
Chuyển giao người bị kết án
Việc bắt giữ, chuyển giao và tiếp nhận các đối tượng phạm tội hiện vẫn chủ yếu thực hiện qua kênh hợp tác Interpol và Aseanapol.
Thực tiễn
Bộ Công an đã lập hồ sơ chuyển đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xem xét và ra Quyết định chuyển giao 02 phạm nhân mang quốc tịch Anh hiện đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam về Vương quốc Anh để tiếp tục chấp hành án. Hiện nay, phía Anh đang tiến hành làm thủ tục để thống nhất thời gian, địa điểm chuyển giao.
Bộ Công an cũng đã tiếp nhận nhiều đề nghị chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, trong đó chủ yếu là tiếp nhận yêu cầu của Đại sứ quán các nước Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Thái Lan và Lào.
3. Thực tiễn hợp tác quốc tế trong tương trợ tư pháp về hình sự
3.1. Tương trợ tư pháp về hình sự
Theo quy định tại Điều 341 của BLTTHS năm 2003, thì khi thực hiện TTTP, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam áp dụng những quy định của điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hay gia nhập và quy định của BLTTHS năm 2003.
Đối với các quốc gia mà Nhà nước ta chưa ký kết hiệp định TTTP, chưa ký kết hay gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong TTHS được thực hiện trên nguyên tắc có đi, có lại không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật cũng như tập quán quốc tế.
Nội dung của TTTP phụ thuộc vào yêu cầu TTTP của bên hợp tác tương ứng trên cơ sở điều ước quốc tế ký kết hay gia nhập. Thực tiễn ký kết các hiệp định TTTP giữa Việt Nam với các nước cho thấy, nội dung TTTP trong TTHS thường bao gồm: tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự; dẫn độ để xét xử hay thi hành án; thực hiện các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, thực hiện khám xét, thu giữ…; cung cấp thông tin, tài liệu, vật chứng, kết luận giám định; tống đạt giấy tờ, tài liệu tố tụng; trợ giúp việc trình diện của cá nhân tại cơ quan tiến hành tố tụng của quốc gia yêu cầu; các nội dung tương trợ khác không trái với pháp luật của các quốc gia yêu cầu và thực hiện yêu cầu.

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .1
I. Lí Luận chung .1
1. Định nghĩa tội phạm có tính chất quốc tế 1
2. Vấn đề về hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm .1
II. Thực tiễn hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự có tính chất quốc tếcủa Việt Nam 2
1. Thực tiễn hợp tác quốc tế về dẫn độ .2
2. Thực tiễn hợp tác quốc tế trong việc chuyển giao người bị kết án .4
3. Thực tiễn trong hợp tác quốc tế trong tương trợ tư pháp về hình sự 4
4. Thực tiễn trong hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin .5
III. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự có tính chất quốc tế 6
C. KẾT LUẬN .7
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8


0TwXeAhxDe6D8Sx
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status