Đánh giá thực trạng đăng ký biến động sử dụng đất và hệ thống hồ sơ địa chính tại quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Địa chính -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quan về đăng ký biến động sử dụng đất và hồ sơ địa chính ở nước ta. Điều tra, khảo sát làm rõ thực trạng công tác đăng ký biến động sử dụng đất, hiện trạng hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Ngô Quyền. Phân tích, đánh giá các vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác đăng ký biến động sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biến động sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn nghiên cứu
4. Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................6
5. Cấu trúc của đề tài .....................................................................................7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐĂNG KÍ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH Ở NƢỚC TA ............... 8
1.1 Vai trò của công tác đăng ký biến động quyền sử dụng đất và hệ
thống hồ sơ địa chính. ....................................................................................8
1.1.1 Đăng ký đất đai và đăng ký biến động sử dụng đất ........................ 8
1.1.2 Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất
đai............................................................................................................. 10
1.2.Tổng quan cơ sở pháp lý về đăng ký biến động sử dụng đất, quản lý
hồ sơ địa chính từ khi có Luật đất đai năm 2003......................................12
1.2.1 Những quy định pháp lý chủ yếu về lập và quản lý hồ sơ địa
chính theo pháp luật đất đai hiện hành ................................................. 12
1.2.2. Cơ sở pháp lý và nội dung của đăng ký biến động sử dụng đất.. 22
1.3. Nhu cầu tin học hóa nâng cao hiệu quả công tác đăng kí biến động sử
dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính...........................................................25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÍ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG
ĐẤT VÀ HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH QUẬN NGÔ QUYỀN THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG.................................................................................................. 26
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: ..................................26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................... 26
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 28
2.2 Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận Ngô
Quyền ............................................................................................................32 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................. 32
2.2.2. Đánh giá về tình hình biến động sử dụng đất năm 2010 so với
năm 2005:................................................................................................ 34
2.2.3. Đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất, đo đạc lập bản đồ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.................................... 36
2.2.4. Công tác đấu giá đất quyền sử dụng đất:..................................... 37
2.2.5. Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo:........................... 41
2.2.6. Đăng kí, cấp GCN quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở:.. 41
2.3. Thực trạng công tác đăng kí biến động quyền sử dụng đất tại quận
Ngô Quyền.....................................................................................................42
2.4. Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính và công tác tin học hóa phục vụ
đăng ký biến động quyền sử dụng đất trên địa bàn quận........................44
2.5 Nhận xét, đánh giá về công tác đăng ký biến động quyền sử dụng đất
và hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận. ........................................46
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, HOÀN
THIỆN HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU . 50
3.1 Quan niệm chung về công tác đăng ký biến động quyền sử dụng đất
........................................................................................................................50
3.2 Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đăng
ký biến động quyền sử dụng đất, hoàn thiện hồ sơ địa chính trên địa bàn
nghiên cứu.....................................................................................................50
3.2.1. Giải pháp về chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính ............ 50
3.2.2. Giải pháp về đội ngũ cán bộ ......................................................... 51
3.2.3. Giải pháp tuyên truyền vận động.................................................. 53
3.2.4. Giải pháp về công nghệ................................................................. 53
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ..................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 70
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế nói chung, thị trường bất động sản nước ta
đang từng bước hình thành và phát triển. Nhu cầu về giao dịch bất động sản gồm
đất đai, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất đai ngày càng tăng. Trong những
năm qua, do tác động mạnh của cơ chế thị trường, đất đai ngày càng trở nên “có
giá” đặc biệt là đất đô thị, nhu cầu về việc thực hiện các quyền của người sử dụng
đất như: mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp nhà đất; các vi phạm pháp luật
về đất đai, nhà ở,... đã tạo nên những khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý đất
đai, đặc biệt là công tác đăng kí biến động quyền sử dụng đất.
Đăng kí biến động đất đai tuy chỉ là một thủ tục hành chính do cơ quan hành
chính thực hiện nhằm cập nhật thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất, đảm
bảo cho hệ thống hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, nhưng
nó liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc về cơ sở pháp lý và những quan hệ xã
hội, đảm bảo quyền lợi hợp pháp và thiết thực của mọi tổ chức, cá nhân, nên hiện nay
đây là vấn đề đang gặp rất nhiều khó khăn và được nhiều người quan tâm. Làm tốt
công tác đăng kí biến động sử dụng đất sẽ giúp cho Nhà nước có cơ sở quản lý chặt chẽ
toàn bộ đất đai theo pháp luật, xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa nhà nước và
người sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả nhất.
Trong thực tế, vấn đề đăng kí biến động sử dụng đất của cả nước nói chung
và quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, bất
cập. Mặc dù là quận nội thành, đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, các mối
quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng nhưng việc cập nhật thông
tin các biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất tại địa bàn vẫn chưa được thực
hiện một cách thường xuyên, đầy đủ. Mà nguyên nhân chủ yếu là lượng cán bộ
mỏng, dữ liệu bản đồ và dữ liệu hồ sơ chưa được liên kết với nhau, dẫn đến sự thiếu
đồng bộ trong quá trình cập nhật biến động, và hơn nữa là chưa có sự hỗ trợ hiệu
quả của công nghệ thông tin khiến việc cập nhật thông tin biến động này còn mang
tính thủ công, kém chính xác.


Trước thực tế trên, học viên đã chọn đề tài luận văn "Đánh giá thực trạng
đăng ký biến động sử dụng đất và hệ thống hồ sơ địa chính tại Quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng công tác đăng ký biến động sử dụng đất và hiện trạng hồ
sơ địa chính trên địa bàn quận Ngô Quyền.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biến động sử
dụng đất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về đăng ký biến động sử dụng đất và hồ sơ địa chính ở nước ta.
- Điều tra, khảo sát làm rõ thực trạng công tác đăng ký biến động sử dụng
đất, hiện trạng hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Ngô Quyền.
- Phân tích, đánh giá các vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác đăng ký
biến động sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Ngô Quyền.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biến động sử
dụng đất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn nghiên cứu .
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát: được dùng để thu thập tài liệu, số liệu,
thông tin cần thiết cho mục đích đánh giá thực trạng công tác đăng kí biến động sử
dụng đất, hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Ngô Quyền.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: phân tích, thống kê các số liệu về tình
hình đăng kí biến động sử dụng đất tại địa bàn quận.
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: từ số liệu, tài liệu thu thập
được, phân tích làm rõ thực trạng công tác đăng kí biến động đất, hệ thống hồ sơ địa
chính tại khu vực nghiên cứu từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá.
- Phương pháp ứng dụng công nghệ tin học: ứng dụng phần mềm VILIS để
xây dựng cơ sở dữ liệu và thử nghiệm đăng ký biến động sử dụng đất tại phường
Máy Tơ, quận Ngô Quyền

- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để lấy ý kiến các chuyên gia nhằm
hoàn thiện hơn các kết luận, đánh giá và các đề xuất để hoàn thiện việc đăng kí biến
động đất đai, hoàn thiện hồ sơ địa chính trên địa bàn nghiên cứu.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, báo cáo đề tài gồm có 3
chương:
Chƣơng 1: Tổng quan một số vấn đề về đăng ký biến động sử dụng đất và
hệ thống hồ sơ địa chính ở nước ta.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác đăng ký biến động sử dụng đất và hệ thống
hồ sơ địa chính tại quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng.
Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký
biến động quyền sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn
nghiên cứu.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐĂNG KÍ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH Ở NƢỚC TA
1.1 Vai trò của công tác đăng ký biến động quyền sử dụng đất và hệ
thống hồ sơ địa chính.
1.1.1 Đăng ký đất đai và đăng ký biến động sử dụng đất
Đăng ký đất đai là thủ tục hành chính do nhà nước quy định và tổ chức thực
hiện, có tính bắt buộc đối với mọi người sử dụng đất; nó thực hiện đồng thời cả hai
việc: vừa ghi vào hồ sơ địa chính của cơ quan nhà nước để phục vụ cho yêu cầu
quản lý của nhà nước đối với đất đai theo quy định của pháp luật, vừa cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất [9].
Đăng ký đất đai nhằm đảm bảo (bảo vệ) mục tiêu sở hữu toàn dân về đất
đai, làm cơ sở căn cứ để Nhà nước quản lý đất đai (nắm chắc, quản lý chặt quỹ đất
đai quốc gia) đồng thời là cơ sở để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất trong việc sử dụng đất, bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp về đất đai của
người sử dụng đất.
Công tác đăng ký đất đai phải chấp hành đúng luật đất đai và các yêu cầu
quy định kỹ thuật của ngành địa chính như: đăng ký đúng người, đúng diện tích,
đúng mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng và các quyền lợi khác theo quy định
của pháp luật.
Phải thiết lập đầy đủ hồ sơ, tài liệu, thể hiện chính xác, thống nhất thông tin
theo đúng quy cách của từng loại trên tất cả các tài liệu pháp lý có liên quan.
Công tác đăng ký đất đai gồm có đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến
động đất đai
Đăng kí đất đai lần đầu
Đăng kí đất đai lần đầu được tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước để thiết
lập hồ sơ địa chính cho toàn bộ đất đai và cấp GCN quyền sử dụng đất cho tất cả
các chủ sử dụng đất có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

jgzoZSY7a3wdc2M

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status