Động đất và Sóng thần ngày 11/3/2011 và ảnh hưởng của nó đến đời sống, hoạt động kinh tế ở Nhật Bản - pdf 25

link tải miễn phí luận văn sư phạm địa động đất và sóng thần ngày 11.3.2011 và ảnh hưởng của nó đến đời sống, hoạt động kinh tế ở nhật bản

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trận động đất lớn chưa từng t hấy trong vòng 140 năm qua đã kéo theo sóng thần
cao tới 10 m, tàn phá nhiều vùng ven biển, đặc biệt là thành phố Sendai và một số lãnh
thổ của các quốc gia lân cận. Đây là trận “thảm họa kép” động đất và sóng thần có sức
tàn phá ghê gớm, đã gây ra thiệt h ại nặng nề cho đất nước Nhật Bản cả về vật chất lẫn
tinh thần.
Như vậy, trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 diễn ra như thế nào và gây
ra những thiệt hại gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống, sản xuất, cũng như đến
nền kinh tế Nhật Bản? Những vấn đề trên đã được rất nhiều người quan tâm và mong
muốn được hiểu rõ hơn về sự kiện này. Bản thân tui cũng vậy, tui luôn muốn tìm hiểu
nguyên nhân cũng như những ảnh hưởng của trận động đất, sóng thần đã gây ra cho
đất nước Nhật Bản để tui cũng như các bạ n hiểu, cảm thông và chia sẻ với nỗi đau của
những người dân nơi đó. Vì thế, nên tui đã quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình là:
“Động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 và ảnh hưởng của nó đến đời sống, hoạt
động kinh tế ở Nhật Bản ”.
2. MỤCĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích chính của đề tài là đi sâu tìm hiểu diễn biến, mức độ ảnh hưởng, cũng
như thiệt hại mà trận động đất và sóng thần ngày 11/3 gây ra cho đất nước Nhật Bản
về các mặt như: đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh tế… Đồng th ời đây
cũng là cơ hội để tui bổ sung thêm nguồn tri thức của bản thân về động đất và sóng
thần cũng như hiểu biết hơn về đất nước xứ sở hoa Anh Đào, đây cũng là nguồn tri
thức giúp ích cho tui rất nhiều trong công tác giảng dạy ở trường THPT sau này.
3. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thiên tai là một vấn đề rất rộng với nhiều loại thiên tai cần được nghiên
cứu như: động đất, bão, núi lửa, sóng thần…Tuy nhiên, trong đề tài này tui chỉ tập
trung vào việc tìm hiểu động đất và sóng thần đối với một qu ốc gia, một vùng lãnh
thổ, mà cụ thể là đi tìm hiểu ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011
đối với đời sống và hoạt động sản xuất kinh tế của người dân Nhật Bản. Bài nghiên
cứu bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Tìm hiểu về động đất v à sóng thần ngày 11/3 (vị trí, diễn biến và nguyên nhân
hình thành…)
- Những ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần này đối với Nhật Bản về tất cả
các mặt: đời sống, xã hội, sản xuất kinh tế.
- Những biện pháp khắc phục hậu quả sau động đất và sóng thần của nhân dân,
chính phủ Nhật Bản và sự cứu trợ quốc tế.4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đề tài về động đất và sóng thần là một đề tài không còn mới mẻ, bởi đã có rất
nhiều tác giả trên thế giới cũng như những tác giả tại Việt Nam nghiên cứu, ví dụ như
quyển: “ Tai biến động đất và sóng thần ” Cao Đình Triều NXB Khoa học và kỹ thuật
năm 2008, hay quyển: “ Tìm hiểu động đất và sóng thần ” Nguyễn Hữu Danh NXB
Giáo Dục năm 2006…Tuy nhiên, những cuốn sách đi sâu vào tìm hiểu ảnh hưởng do
động đất và sóng thần lên một quốc gia cụ thể thì còn hạn chế mà đặc biệt là đất nước
Nhật Bản một quốc gia chịu nhiều thiên tai động đất và sóng thần.
Nói đến đất nước Nhật Bản cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về đất nước
này ở các khía cạnh khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Ví dụ như tác
giả Eiichi Aoki với quyển: “Nhật Bản-Đất Nước Và Con Người ”, hay quyển: “Lịch sử
Nhật Bản” tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), NXB Văn Hóa – Thông Tin, Hà Nội –
1997, hay cuốn: “Nhật Bản đường đi tới một siêu cường kinh tế ” tác giả Lê Văn
Sang, Lưu Ngọc Trinh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991…Nhưng ở đây tui muốn
nói đến sự kiện về trận thảm họa kép động đất và sóng thần xảy ra tại đất nước Nhật
vào ngày 11/3/2011, vì đây là một sự kiện còn mới mẻ vì thế chưa được nhiều tá c giả
viết sách, chúng ta chỉ tìm hiểu và biết đến thông qua báo chí, mạng internet, truyền
thông, như tác giả Hồng Sơn, với bài viết “thiên tai tác động lên nền kinh tế Nhật và
thế giới ra sao?”, hay tác giả: Trí Tín - Văn Nguyễn với bài viết “Quyên góp giúp Nhật
Bản sau thảm họa động đất, sóng thần”…Với bài viết này tui sẽ trập trung tìm hiểu
nguyên nhân, diễn biến, kết quả và đặc biệt là ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế Nhật
Bản, cũng như cuộc sống của người dân sau khi xảy ra trận thảm họa kép động đất v à
sóng thần ngày 11/3/2011 cho đến nay.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi sự vật hiện tượng địa lí luôn có sự phân hóa trong không gian và theo thời
gian. Mặt khác, lại có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Do đó, ở những vùng
miền khác nhau thì ảnh hưởng của động đất và sóng thần lên nó cũng không giống
nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này chúng ta cần nghiên cứu dưới góc độ lãnh thổ,
như thế sẽ giúp chúng ta thấy được sự khác nhau về mức độ thiệt hại mà trận động đất
và sóng thần ngày 11/3/2011 đã gây ra cho đất nước Nhật Bản như thế nào.
5.2. Quan điểm tổng hợp
Khi nghiên cứu các sự vật hiện tượng, chúng ta không thể tách riêng từng yếu tố
để xem xét mà phải đặt chúng trong một mối quan hệ thống nhất. Vì thế, khi nghiên
cứu về trận động đất và sóng thần xảy ra ngày 11/3, tui đã đặt nó trong mối quan hệ
với vị trí địa lí, địa hình, khí hậu…của Nhật Bản. Đồng thời, khi nghiên cứu ảnh
hưởng của trận động đất và sóng thần này đối với nền kinh tế Nhật Bản, tui cũng xem
xét nó trong mối quan hệ tổng hợp giữa kinh tế với rất nhiều yếu tố khác như: các hoạt
động sản xuất, dịch vụ, xã hội…Bởi lẽ trận động đất và sóng thần vừa qua không chỉ
gây thiệt hại nặng nề về người và của mà nó còn gây ra rất nhiều hậu quả khác, trongđó có nhiều hậu quả phải mất thời gian khá lâu mới có thể khắc phục được như: các
hoạt động sản xuất ở nơi xảy ra sóng thần bị ngưng trệ, ảnh hưởng của chất phóng xạ
đến đời sống của nhân dân, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn…chính những vấn đề này
đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
5.3. Quan điểm lịch sử
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của nó từ
đó quyết định đến đặc điểm tồn tại và phương hướng phát triển trong tương lai. Do đó,
để hiểu được đặc điểm v à sự phát triển của trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011
và ảnh hưởng của nó đến đời sống, hoạt động kinh tế ở Nhật Bản thì chúng ta phải tìm
hiểu lịch sử phát triển của chúng trong quá khứ để có cái nhìn về lịch sử nhằm hiểu rõ
hơn về đề tài và từ đó giúp chúng ta nghiên cứu sâu sắc hơn.
5.4. Quan điểm viễn cảnh
Quan điểm viễn cảnh cho phép đoán được xu hướng vận động và phát triển
của vấn đề nghiên cứu từ đó người nghiên cứu có thể đưa ra những dự báo, phương
hướng và những giải pháp phù hợp cho vấn đề nghiên cứu trong tương lai.
Trên cơ sở nắm vững và hiểu được nguyên nhân, diễn biến và ảnh hưởng của tr ận
động đất và sóng thần xảy ra ngày 11/3/2011 trên đất nước Nhật Bản cho phép chúng
ta dự đoán, định hướng trong tương lai vấn đề nghiên cứu sẽ bi ến đổi và phát triển như
thế nào? Cũng như việc nhận thức được vấn đề này trong hiện tại và cả tương lai.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ
Đề tài được thực hiện qua phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: sách, báo,
giáo trình, internet…Từ những tài liệu thu thập được, tác giả tổng hợp và phân tích để
chọn lọc lại những thông tin cần thiết cho đề tài.
Tác giả sử dụng phương pháp bản đồ, nghiên cứu bản đồ, lược đồ, hình ảnh để
tìm hiểu rõ những vị trí xảy ra động đất sóng thần trên đất nước Nhật ngày 11/3/ 2011
và mức độ ảnh hưởng của nó cụ thể như thế nào đến kinh tế và đời sống người dân.
Qua bản đồ, lược đồ, hình ảnh còn làm rõ hơn, tăng thêm tính trực quan và phong phú
cho đề tài.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status