Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương 1 GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG TÂY VÀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP
CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH .......................................................................................8
1.1.Bối cảnh giao lưu văn hoá Đông Tây và sự tiếp biến văn hóa Việt Nam những
năm đầu thế kỷ XX.........................................................................................................8
1.2. Một số tờ báo quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX..........12
1.2.1. Báo chí quốc ngữ ở Nam kỳ...............................................................................12
1.2.2. Báo chí quốc ngữ ở Bắc kỳ................................................................................15
1.3. Thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh.........................................................20
1.3.1. Thân thế...............................................................................................................20
1.3.2. Một vài trước tác của Nguyễn Văn Vĩnh ..........................................................26
1.3.3. Những đóng góp nổi bật của Nguyễn Văn Vĩnh đầu thế kỷ XX......................28
1.3.3.1. Nguyễn Văn Vĩnh với việc truyền bá và hoàn thiện chữ quốc ngữ..............29
1.3.3.2. Nguyễn Văn Vĩnh với lĩnh vực văn học nghệ thuật.......................................30
1.3.3.3. Nguyễn Văn Vĩnh với vấn đề cải cách xã hội................................................32
1.3.3.4. Nguyễn Văn Vĩnh với hoạt động báo chí.......................................................32
Chương 2 NGUYỄN VĂN VĨNH VỚI VIỆC PHÊ PHÁN THÓI HƯ TẬT XẤU
TRÊN BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ XX.................................................36
2.1. Việc phê phán thói hư tật xấu trong sáng tác của Nguyễn Văn Vĩnh................36
2.1.1. Phê phán những hủ tục ......................................................................................37
2.1.1.1. Cúng bái, mê tín dị đoan.................................................................................37
2.1.1.2. Những thủ tục bất công trong vòng đời người phụ nữ Việt Nam.................40
2.1.1.3. Tệ lãng phí khi ma chay, cúng giỗ .................................................................50
2.1.1.4. Đốt pháo ..........................................................................................................53
2.1.2. Phê phán những thói hư tật xấu ........................................................................55
2.1.2.1. Thói ham mê cờ bạc........................................................................................55
2.1.2.2. Thói ỷ lại ..........................................................................................................58
2.1.2.3. Thói ăn gian nói dối........................................................................................60
2.1.2.4. Thói chuộng hư danh ......................................................................................63
2.1.2.5. Tính vô cảm......................................................................................................65
2.1.2.6. Thói hay cười...................................................................................................69
2.1.2.7. Tính ngồi thừ....................................................................................................70
2.2. Phong cách viết báo nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh .......................................72
2.2.1. Một số quan niệm về phong cách và phong cách ngôn ngữ báo chí..............72
2.2.2. Phong cách viết báo nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh ....................................73
Chương 3 GIÁ TRỊ THỜI SỰ TRONG NHỮNG BÀI VIẾT PHÊ PHÁN THÓI
HƯ TẬT XẤU CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH ..........................................................78
3.1. Nhìn vào thói hư tật xấu của người Việt hiện đại................................................78
3.2. Nguyễn Văn Vĩnh và khả năng “nhìn thấy trước” cả trăm năm........................85
3.2.1. Những hủ tục vẫn tồn tại dai dẳng....................................................................85
3.2.2. Những thói hư tật xấu đang biến tướng............................................................89
3.3. Cần có cái nhìn khách quan hơn về Nguyễn Văn Vĩnh ......................................97
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà báo và nhà văn lớn – người đã có những đóng
góp đáng ghi nhận cho nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền báo chí Việt nam
nói riêng những năm đầu thế kỷ XX. Dù được đào tạo trong môi trường Pháp và
thân Pháp, ông đã có những tác phẩm, công trình giá trị làm giàu cho nền văn hóa
dân tộc.
Sự cố gắng kiên trì của Nguyễn Văn Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong
việc truyền bá kiến thức, văn hoá phương Tây và cổ vũ việc dùng tiếng Việt để viết
báo, viết văn trong dân Việt. Nguyễn Văn Vĩnh là một cây bút đa dạng: Viết tin tức,
xã luận, làm thơ, khảo cứu, dịch tiểu thuyết, kịch và cả phóng sự. Ở bất cứ lĩnh vực
nào, ông cũng đều chứng tỏ tầm nhìn xa, trình độ, học thức cao rộng.
Trong cuộc đời viết báo của Nguyễn Văn Vĩnh, cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt,
qua các giai đoạn ước chừng có khoảng 3.000 bài viết (số liệu do ông Nguyễn Lân
Bình - hậu duệ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh cung cấp). Trong đó, Nguyễn Văn
Vĩnh gây ấn tượng đặc biệt với những bài nghị luận sắc sảo, dù tương đối ngắn
nhưng đã phản ánh được những vấn đề “nóng” của xã hội và con người Việt Nam
thời bấy giờ. Được thể hiện bằng ngôn ngữ hiện đại, linh hoạt, loạt bài phê phán
thói hư tật xấu của người Việt là một mảng rất điển hình cho phong cách chính luận
của Nguyễn Văn Vĩnh và tư tưởng đổi mới của ông.
Nguyễn Văn Vĩnh sống trong thời kỳ người Pháp đã hoàn thành công cuộc
xâm lược, đặt ách cai trị trên toàn lãnh thổ nước ta, đồng thời tiến hành việc truyền
bá, áp đặt các giá trị phương Tây vào xã hội Việt Nam. Đó là giai đoạn của sự “va
chạm” Đông – Tây, là sự giằng xé quyết liệt giữa những giá trị văn hóa truyền
thống có từ lâu đời và những giá trị hiện đại, mới mẻ. Ở giữa một xã hội như vậy,
để có thể làm báo và viết báo, Nguyễn Văn Vĩnh buộc phải phụ thuộc vào chính
quyền cai trị, đồng thời cố gắng không đánh mất mình. Tuy nhiên, chính cái vị thế
ấy của Nguyễn Văn Vĩnh đã dẫn tới một số đánh giá có phần nghiệt ngã, không
chính xác về con người ông, chủ yếu dựa trên quan điểm chính trị, từ đó có cái nhìn chưa khách quan về sự nghiệp cũng như những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối
với văn hoá Việt Nam nói chung và báo chí nói riêng.
Theo quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc nhìn nhận lại
lịch sử và các nhân vật lịch sử như Nguyễn Văn Vĩnh rất cần thiết trong quá trình
đổi mới đất nước hiện nay.
Tiến hành nghiên cứu đề tài Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán
thói hư tật xấu trên báo chí, tác giả luận văn mong muốn bước đầu tìm hiểu về một
nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với những tác phẩm phê phán thói hư tật xấu sắc sảo, cá
tính. Từ đó phần nào xác định vai trò cũng như ảnh hưởng của Nguyễn Văn Vĩnh
đối với báo chí nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
Vẫn biết nghiên cứu về một nhân vật lớn như Nguyễn Văn Vĩnh là một việc
làm không đơn giản, nhất là tìm hiểu sâu hơn về ông với tư cách là một nhà báo lại
càng khó khăn (những trước tác của ông hiện rất tản mạn và phần lớn ở nước ngoài;
những nghiên cứu về ông chủ yếu là những bài viết rải rác, mới tập trung chủ yếu vào
những đóng góp của ông đối với văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX; chưa kể
ngày nay vẫn còn nhiều ý kiến, đánh giá nhiều chiều hay chưa đúng với con người
Nguyễn Văn Vĩnh, chưa xứng đáng với những đóng góp của ông cho xã hội Việt
Nam thời kỳ này...). Khó khăn là thế, nhưng vì tính cấp thiết của đề tài, chúng tui vẫn
nghiên cứu với mong muốn nếu hoàn thành tốt công tác nghiên cứu, bước đầu sẽ có
những gợi mở về một trong những cách đánh giá mới đối với học giả, nhà văn hóa,
nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tính đến thời điểm này, những nghiên cứu được công bố rộng rãi về Nguyễn
Văn Vĩnh đã xuất hiện nhưng chủ yếu vẫn tản mạn, rải rác.
Trước năm 1975, tại Sài Gòn, một số bài báo về Nguyễn Văn Vĩnh được
đăng trên tạp chí Bách Khoa. Bên cạnh đó, có một vài công trình thời đó có nói đến
Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên chỉ đề cập rất tổng quát. Hầu hết trong số đó là những
luận đề được sử dụng trong các trường học như Luận đề về ĐDTC (của các GS
Nguyễn Duy Diễn, Bằng Phong, Khai Trí xuất bản năm 1961), Luận đề Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh (của GS. Kiêm Đạt, Bạn Trẻ xuất bản năm 1958), Luận
đề về nhóm ĐDTC (của GS.TS Nguyễn Bá Lương, Tao Đàn xuất bản-không rõ
năm)…
Trong tác phẩm Lịch sử báo chí Việt Nam, từ khởi thủy đến năm 1930, tác
giả Huỳnh Văn Tòng cũng chỉ đôi chỗ nhắc đến những đóng góp của Nguyễn Văn
Vĩnh.
Trong bộ sách Nhà văn Việt Nam dày hơn 1000 trang, tác giả Vũ Ngọc Phan
đã dành một phần nhỏ nói về Nguyễn Văn Vĩnh. Tác giả này là một trong những
người viết về Nguyễn Văn Vĩnh sớm nhất.
Nhà văn Vũ Bằng, người từng có thời gian làm báo cùng với Nguyễn Văn
Vĩnh, đã có một số hồi ức về Nguyễn Văn Vĩnh trong các tác phẩm như Bốn mươi
năm nói láo, Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp. Những hồi ức này tuy
cung cấp khá nhiều tư liệu về cuộc đời Nguyễn Văn Vĩnh nhưng những tư liệu đó
được soi chiếu qua cảm xúc cá nhân của nhà văn nên ít có giá trị tham chiếu về mặt
khoa học.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước ký hiệu KX 06-17 của tác
giả Hoàng Tiến, sau được in thành sách với nhan đề Chữ quốc ngữ và cuộc cách
mạng chữ viết đầu thế kỷ XX, quyển I, do Nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm
1994, khi xem xét bối cảnh phát triển chữ quốc ngữ ở Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX
cũng đã đề cập đến những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với việc truyền bá
chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung về Nguyễn Văn Vĩnh chỉ chiếm một
phần trong đề tài nghiên cứu về chữ quốc ngữ này.
Ngoài ra, một số tác giả như Dương Quảng Hàm, Thiếu Sơn, Hoàng Đạo
Thúy cũng đã có những bài viết nhỏ hay đoạn văn ngắn đề cập đến Nguyễn Văn
Vĩnh trong các tác phẩm của mình.
Đại tá, nhà báo Nguyễn Văn Ba (Bút danh Yên Ba) là một trong những
người đầu tiên có công trình nghiên cứu mang tính quy mô về Nguyễn Văn Vĩnh.
Trong luận văn cao học nghiên cứu về những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối
với báo chí chữ quốc ngữ, tác giả Yên Ba đã bước đầu tìm hiểu và xây dựng được dáng học giả này với tư cách là nhà báo. Tuy nhiên, tác giả Yên Ba vẫn chưa
đào sâu vào mảng đề tài phê phán thói hư tật xấu – một mảng rất điển hình cho
phong cách nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh.
Tháng 9/2013, ông Nguyễn Lân Bình – cháu nội của học giả Nguyễn Văn
Vĩnh đã xuất bản 3 cuốn sách từ những tài liệu thu thập được. Cuốn thứ nhất
Nguyễn Văn Vĩnh là ai? dày 380 trang, được xây dựng với mục đích đóng góp vào
việc hiểu rõ về cuộc đời Nguyễn Văn Vĩnh và sự nghiệp của ông. Những dữ liệu
được nêu trong cuốn sách là sự chứng minh sống động và khách quan về con người
và sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh. Cuốn sách bao gồm những bài viết cả bằng
Việt văn và Pháp văn (đã được chuyển ngữ), thuật lại những điều tai nghe mắt thấy
với nhãn quan khoa học, óc quan sát, chính kiến chính trị cùng sự tri ân của những
người đương thời đánh giá về con người và sự nghiệp văn hóa của Nguyễn Văn
Vĩnh.
Cuốn thứ hai: Bộ sách Lời người man di hiện đại, Chủ biên: Nguyễn Lân
Bình và Nguyễn Lân Thắng, dày 230 trang. Cuốn sách gồm 33 bài viết bằng Pháp
ngữ của nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh tạo thành chuyên đề về một số tập quán, lối
sống sinh hoạt cùng với cấu trúc hành chính, phân bố địa giới, địa hình, nhân sự
theo những nguyên tắc truyền thống trong hệ thống quyền lực liên quan đến việc
phân vai, chức sắc, phẩm hàm trong một làng quê ở đồng bằng Bắc bộ vào giai
đoạn mà ông tồn tại.
Cuốn thứ 3 là Parole Du BarBare. Sách được in từ nguyên bản Pháp ngữ.
Thực tế, cuốn sách là tập một trong bộ sách “Lời người man di hiện đại”. Toàn bộ
nội dung, phần trình bày, trang trí hoàn toàn như cuốn sách in bằng Việt văn. Các
bài viết được chép lại nguyên văn nội dung đã được đăng trên các số báo của tờ báo
tiếng Pháp L’Annam Nuoveau (Nước Nam mới) do Nguyễn Văn Vĩnh là chủ bút.
Thời gian qua, xuất hiện một vài đề tài khóa luận, luận văn nghiên cứu về
cuộc đời và sự nghiệp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Tuy nhiên, hầu hết trong số
đó tập trung vào những đóng góp của ông đối với văn học Việt Nam giai đoạn đầu
thế kỷ XX, gần đây mới có luận văn của tác giả Yên Ba tập trung vào những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với lĩnh vực báo chí Việt Nam (như đã nói ở trên).
Ngoài ra, tổng kết những nghiên cứu được công bố rộng rãi về Nguyễn Văn Vĩnh từ
trước tới nay chủ yếu là những bài viết tản mạn, rải rác. Do đó có thể nói, đề tài này
là công trình đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu chuyên sâu về những tác phẩm phê
phán thói hư tật xấu của Nguyễn Văn Vĩnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các tác phẩm phê phán thói hư
tật xấu của Nguyễn Văn Vĩnh trên báo chí trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XX, tác
giả luận văn mong muốn làm nổi bật một số đóng góp của học giả, nhà văn hóa
Nguyễn Văn Vĩnh đối với báo chí Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói
chung. Từ đó khẳng định giá trị của những đóng góp ấy đối với giai đoạn hiện nay,
làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm tiến tới việc “trả lại” ví trị xứng
đáng của tên tuổi Nguyễn Văn Vĩnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá tổng thể những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trong việc truyền
bá chữ quốc ngữ và vai trò tiên phong trong nghệ thuật viết báo với nhiều thể loại
báo chí quốc ngữ Việt Nam, đặc biệt là loại văn nghị luận.
- Đi sâu tìm hiểu bối cảnh văn hóa – xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
- Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh
- Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh, đặc biệt là đóng góp về lĩnh vực
báo chí.
- Xem xét sự cần thiết phải nhìn nhận lại lịch sử và các nhân vật lịch sử.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tác phẩm phê phán thói hư tật
xấu của Nguyễn Văn Vĩnh giai đoạn đầu thế kỷ XX.
4.2. Phạm vi nguyên cứu Trong khuôn khổ một đề tài luận văn thạc sĩ, luận văn chỉ tập trung vào những
tác phẩm phê phán thói hư tật xấu trên báo chí trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XX,
trong đó đặc biệt lưu ý đến các tài liệu báo chí trong quãng thời gian từ năm 1907 (khi
Nguyễn Văn Vĩnh bắt đầu làm ĐCTB) đến năm 1936, khi Nguyễn Văn Vĩnh mất (lúc
vẫn viết cho L‟Annam nouveau).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Về cơ sở lý luận, đề tài được triển khai dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về việc nhìn nhận lại những đóng góp của nhân vật lịch sử với văn hóa nước nhà.
Ngoài ra, việc nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở xem xét, đánh giá các tài
liệu thực chứng, đặt trong bối cảnh lịch sử, từ đó có cái nhìn biện chứng về tác
phẩm, con người và những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh.
Về phương pháp nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu phân tích, tổng hợp tư liệu, so sánh, chuyên gia.
Dựa trên các tác phẩm báo chí phê phán thói hư tật xấu của Nguyễn Văn
Vĩnh đăng trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX, luận văn tiến hành phân tích, đối chứng,
so sánh với các bước phát triển của văn hoá Việt Nam.
Tập hợp các bài báo, tài liệu, tham luận, nhận xét của những người cùng thời
và đương thời về Nguyễn Văn Vĩnh để có được cái nhìn nhiều chiều, khách quan,
trung thực nhất về ông.
Gặp gỡ với những hậu duệ trong gia đình Nguyễn Văn Vĩnh, các nhà sử học,
nhà nghiên cứu, nhà báo quan tâm đến đề tài để thu thập tư liệu, ghi nhận những
đánh giá nhiều chiều, khách quan hơn về Nguyễn Văn Vĩnh.
6. Đóng góp của đề tài
1. Luận văn dựa trên quan điểm đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa
ra những đánh giá khoa học, khách quan, trung thực về các nhân vật lịch sử, trong
đó có Nguyễn Văn Vĩnh. 2. Thông qua việc tìm hiểu về những tác phẩm thói hư tật xấu của Nguyễn
Văn Vĩnh và phân tích giá trị của những tác phẩm đó, luận văn khẳng định quan
điểm đúng đắn, đi trước thời đại của ông.
3. Luận văn góp phần mở ra hướng tìm hiểu mới về Nguyễn Văn Vĩnh trên
cương vị một nhà báo nghị luận.
4. Luận văn đưa ra một nguồn tư liệu có thể phục vụ cho việc tham khảo,
nghiên cứu, giảng dạy trong bộ môn lịch sử báo chí, cán bộ nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn, sinh viên khoa báo chí và các môn khoa học xã hội khác.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương, 9 tiết.


l1Sb42UjsuL1sHB
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status