Nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình truyền hình địa phương đồng bằng sông Cửu Long - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Khái quát sự ra đời và vai trò xã hội của đài Truyền hình Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, từ đó nghiên cứu phương pháp đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình của các đài truyền hình địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Qua khảo sát đài truyền hình Vĩnh Long đưa ra những đánh giá về hiệu quả phục vụ của chương trình truyền hình đối với đời sống xã hội của địa phương
Luận văn ThS Báo chí học 60.32.01 Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Có thể nói, ĐBSCL là một trong những khu vực mà loại hình báo chí
truyền hình (TH) phát triển phát triển nhất cả nước. Toàn vùng có13 tỉnh, 1 thành
phố trực thuộc Trung ương, với tổng diện tích đất tự nhiên chưa đầy 40.000km2
mà đã có đến 14 đài truyền hình, bao gồm Trung tâm sản xuất chương trình
truyền hình Việt Nam (THVN) tại Cần Thơ và 13 đài truyền hình địa phương
trực thuộc UBND các tỉnh. Vì vậy sự cạnh tranh để thu hút khán giả giữa các đài
trong vùng luôn diễn ra hết sức quyết liệt. Trong bối cảnh đó, truyền hình Vĩnh
Long (THVL) mặc dù ra đời sau một số đài bạn, nhưng đã nhanh chóng vươn lên
thành một đài mạnh của khu vực. Thể hiện trên nhiều phương diện. Bên cạnh các
chương trình giải trí – thể thao phong phú, hấp dẫn, đài còn rất chú trọng đến
việc khai thác các chương trình khoa học – kỹ thuật, phổ biến kiến thức. Mặt
khác vẫn luôn đảm bảo giữ vững tôn chỉ, mục đích của mình bằng cách không
ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình chính trị – xã hội
(CTXH), từ chương trình thời sự, đến các chuyên mục, chuyên đề (CM-CĐ).
Đặc biệt, đài THVL còn được xác định là một trong những đài có nguồn thu dịch
vụ quảng cáo (DVQC) lớn trong hệ thống các đài truyền hình cả nước. Kết quả
này là điều kiện hết sức thuận lợi để đài tăng cường các hoạt động xã hội, góp
phần nâng cao uy tín chính trị, đồng thời tái đầu tư phát triển sự nghiệp ngày
càng vững mạnh. Và dĩ nhiên trong quá trình tự mày mò đi lên ấy, THVL vẫn
không thể tránh khỏi những khiếm khuyết cần được điều chỉnh, sửa đổi để
phát triển toàn diện và bền vững hơn, trước sự vận động và biến đổi không
ngừng của đời sống xã hội, cũng như đời sống báo chí. Do đó việc nghiên cứu,
làm rõ những yếu tố nào đã giúp cho THVL lớn mạnh, và đâu là những hạn chế,
yếu kém của đài thời gian qua là điều rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn đối với hoạt động của các đài TH trong khu vực ĐBSCL, cũng
như công tác quản lý và định hướng phát triển loại hình báo chí TH nói chung,
của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới.
1.1 Ý nghĩa lý luận:
Mặc dù đến nay những luận điểm cơ bản về vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của báo chí cách mạng nói chung, và của loại hình BCTH nói riêng đã được rút
kết và hệ thống hóa tương đối hoàn chỉnh bởi các nhà nghiên cứu lý luận báo chí
nhiều thế hệ. Song, trước những thay đổi nhanh chóng về mọi mặt của đời sống
xã hội, do sự nghiệp đổi mới đất nước mang lại, những luận điểm ấy tất yếu phải
được tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Cụ thể ở đây là những quan điểm
mới cần được xác lập về hoạt động của báo chí địa phương, mà trước hết là TH,
một bộ phận quan trọng của hệ thống báo chí quốc gia, đã và đang có những
đóng góp hết sức tích cực vào việc chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) của
Đảng và nhà nước ở khắp mọi nơi.
1.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Bên cạnh những vấn đề lý luận, đề tài này còn có khả năng góp phần làm
sáng tỏ hàng loạt vấn đề thực tiễn đang được đặt ra một cách hết sức bức xúc
trong hoạt động của loại hình BCTH tại các địa phương, mà nhất là trong điều
kiện đặc thù của ĐBSCL hiện nay. Như, liệu các đài truyền hình địa phương có
thể đứng vững trong cơ chế kinh tế thị trường (KTTT) mà không bị rơi vào xu
hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích? Hay, liệu có quá lãng phí cho
ngân sách nhà nước khi phải đầu tư xây dựng và phát triển các đài truyền hình
địa phương như một số người đã nghĩ? Hay, sự tồn tại của các đài truyền hình
địa phương ở ĐBSCL có thật sự cần thiết? Và muốn giữ vững tôn chỉ, mục đích,
thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đài truyền hình các tỉnh ĐBSCL cần
phải họat động như thế nào? định hướng phát triển ra sao? Đây sẽ là những căn

cứ hết sức quan trọng giúp cho những người làm công tác quản lý báo chí có
được cái nhìn tòan diện và chính xác hơn về vị trí, vai trò của các đài truyền hình
địa phương khu vực ĐBSCL trong hệ thống báo chí cả nước. Từ đó mà hình
thành những định hướng phát triển đúng đắn và bền vững hơn cho hoạt động của
loại hình BCTH trong thời gian tới.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Mục tiêu chủ yếu của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm làm rõ những
quan điểm và biện pháp chỉ đạo của Ban lãnh đạo đài Phát thanh - truyền hình
Vĩnh Long đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng chương trình TH,
nhằm tạo ra khả năng thu hút khán giả một cách mạnh nhất, trong điều kiện mà
sự cạnh tranh khán giả giữa các đài TH hiện có ở ĐBSCL diễn ra ngày càng
quyết liệt. Đồng thời thông qua những kết quả mà đài THVL đã đạt được trên
nhiều phương diện họat động, đề tài sẽ chứng minh cho tính đúng đắn của những
quan điểm và biện pháp chỉ đạo đó, nhằm đảm bảo cho hoạt động của đài không
bị chệch hướng trước những tác động mang tính hai mặt của cơ chế KTTT.
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu cũng sẽ phân tích làm rõ những mặt còn hạn chế, yếu
kém mà đài THVL cần tiếp tục đổi mới, để sớm khắc phục, nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình, góp phần xứng
đáng vào sự phát triển bền vững của lọai hình BCTH khu vực ĐBSCL.
III. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này không nghiên cứu toàn bộ quá trình hình thành và phát triển
của đài THVL từ khi được thành lập đến nay, càng không kể lể những thành tích
mà đài đã đạt được trong suốt thời gian đó, mà chủ yếu là tập trung nghiên cứu
về những nỗ lực của BLĐ đài PT-TH Vĩnh Long trong việc cải tiến, nâng cao
chất lượng chương trình TH theo hướng ngày càng hấp dẫn, bổ ích hơn đối với
công chúng, tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút quảng cáo, nâng cao

không ngừng nguồn thu dịch vụ của đài hàng năm. Trên cơ sở đó đẫy mạnh các
họat động xã hội, từ thiện để vừa hỗ trợ cho tỉnh thực hiện một số mặt công tác
mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, vừa tự nâng cao uy tín của đài trong lòng khán
giả gần xa. Ngòai ra, khi cần thiết phân tích làm rõ những điểm khác biệt giữa
đài THVL với các đài TH trong khu vực, đề tài cũng sẽ mở rộng liên hệ, đối
chiếu với một số đài bạn lân cận, mà chủ yếu là trung tâm THVN tại Cần Thơ
(CVTV), đài PT-TH thành phố Cần Thơ (CT43) và đài THĐT (THĐT), Bởi đây
là các kênh TH được công chúng quan tâm nhiều ở ĐBSCL, và có khả năng
cạnh tranh với đài THVL mạnh nhất.
Về giới hạn thời gian, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu những nỗ lực
trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đài THVL từ năm
2000 đến năm 2004 mà thôi. Bởi đây là giai đoạn mà các chương trình và thời
lượng phát sóng của đài đã được hình thành tương đối hoàn chỉnh. Nguồn thu từ
DVQC đã được nâng lên khá cao, đủ để khẳng định sự vượt trội so với các đài
TH bạn trong cùng khu vực. Các hoạt động xã hội từ thiện đã được đài thực hiện
khá nhuần nhuyễn, đạt hiệu quả cao, tạo được tiếng vang lớn trong lòng công
chúng. Các lọai trang thiết bị và trình độ nghiệp vụ của lực lượng phóng viên,
biên tập viên cũng đã được nâng lên tương đối đồng đều. Đặc biệt là từ năm
2002 đài THVL còn được UBND tỉnh quyết định cho chuyển sang thực hiện thí
điểm mô hình sự nghiệp có thu, tự cân đối tài chính cho đơn vị, kể cả các đài
truyền thanh – truyền hình huyện thị.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận chung của chủ nghĩa
Mac – Lê nin, và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, đã được các nhà
nghiên cứu hệ thống hóa, cụ thể hóa thành những cơ sở lý luận cơ bản về họat
động báo chí trong xã hội ta. Đồng thời cũng bám sát những quan điểm chỉ đạo
cụ thể của Đảng và Nhà nước đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới của đất nước
hiện nay. Thể hiện qua những chỉ thị, nghị quyết mới nhất. Lấy đó làm thước đo
cho mọi hoạt động thực tiễn của đài THVL nói riêng và lọai hình BCTH nói
chung trong khu vực ĐBSCL thời gian qua. Ngòai ra, để có sự phân tích, đánh
giá một cách đúng đắn, khách quan hiệu quả của những hoạt động ấy, với đầy đủ
những luận cứ, luận chứng trước khi đưa ra những luận điểm khoa học về các
vấn đề mà yêu cầu nghiên cứu đề tài đặt ra, đề tài còn vận dụng tổng hợp các
phương pháp khoa học khác, như phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh đối
chiếu, cũng như phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp phỏng vấn
sâu, thông qua những nguồn dữ liệu cơ bản sau:
+ Các báo cáo kết quả hoạt động thực tế của đài THVL.
+ Số liệu thống kê của tỉnh Vĩnh Long và một số tỉnh ĐBSCL
+ Kết quả nghiên cứu chỉ số khán giả của TNS - Taylor Nelson Sofres
International Market research – Cơ quan nghiên cứu thị trường toàn cầu của
nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam, còn gọi là TNS Media Vietnam. Được
thực hiện trên địa bàn TP Cần thơ, một trong 4 thị trường nghiên cứu khán giả và
thị phần truyền hình mà cơ quan này chọn nghiên cứu trên tòan lãnh thổ Việt
Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh. Cần Thơ)
+ Kết quả điều tra nông dân về nhận thức, niềm tin và tập quán sinh họat
trong nông thôn. Do Trung tâm BVTV phía Nam thực hiện.
+ Kết quả phỏng vấn nông dân về phát thanh môi trường tại TP Cần Thơ.
Do Trung tâm BVTV phía Nam thực hiện.
+ Kết quả điều tra khán giả bằng bảng hỏi của người viết luận văn.
+ Phỏng vấn sâu một số cán bộ lãnh đạo, cán bộ hưu trí, những người
quan tâm, am hiểu về các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngòai tỉnh.
V. Lịch sử nghiên cứu đề tài:


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status