Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Văn hóa đọc” hiện nay đang là một khái niệm chưa hoàn thiện, ít nhiều
trong chúng ta đã nghe hay đọc khái niệm này ít nhất một lần. Mỗi người có một
quan niệm khác nhau về văn hóa đọc. Có người cho rằng: “Văn hoá đọc là một khái
niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Văn hoá đọc, theo nghĩa
rộng, đó là nền văn hoá đọc của mỗi quốc gia thể hiện qua chủ trương, đường lối,
chính sách của Nhà nước, của cộng đồng và ý thức của mỗi thành viên trong xã
hội về xây dựng phát triển cơ sở vật chất(thư viện,phòng đọc; xuất bản phát hành
sách,tài liệu...) nhằm phát triển văn hóa đọc. Văn hoá đọc, theo nghĩa hẹp là đọc
có văn hoá, đó là ứng xử đối với việc đọc: thể hiện qua thói quen đọc, sở thích đọc
và kỹ năng đọc của mỗi người đọc” hay “văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn
mực đọc của mỗi cá nhân”. Như vậy, có thể dễ dàng hiểu, văn hóa đọc là cách thức
ứng xử và đánh giá đọc của mỗi cá nhân thông qua thói quen đọc, sở thích đọc và
kỹ năng đọc của bản thân.
Tại sao văn hóa đọc hiện nay đang được đặc biệt quan tâm? Một thực tế của
xã hội hiện nay đó là sự bùng nổ khoa học công nghệ, con người trở nên “lười” hơn
bởi những công cụ hiện đại. Việc đọc sách cũng vậy, đọc sách online, sách điện tử
(e-book), báo điện tử (e-journal), chính phủ điện tử (e-government), học trực tuyến
(e-learning), v.v… đang trở nên phổ biến hơn, mua sách lậu, giá rẻ, nhanh chóng,
dễ dàng hơn so với việc đến thư viện và tìm kiếm thủ công, mất thời gian và công
sức, có nhiều lúc không thỏa mãn yêu cầu của mình. Do vậy, người ta lo ngại nhiều
vấn đề sẽ dẫn đến văn hóa đọc bị “xuống cấp”, bị “lấn át” và đang dần bị mai một
hay “đọc” sẽ vẫn thắng “xem”, văn hóa đọc không bao giờ triệt tiêu?
Phát triển văn hóa đọc hiện nay không phải là làm tăng số lượng sách, báo
trong xã hội mà làm tăng hiệu quả chất lượng sử dụng chúng. Từ việc phân tích tâm
lý người dùng tin, những ảnh hưởng đến nhu cầu tin của họ, thư viện cần đưa ra
những cách giải quyết và nâng cao hiệu quả phục vụ của mình. Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch đã xây dựng dự thảo đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng
đồng giai đoạn 2011-2020”. Để phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng UNESCO
cũng sáng lập ngày sách quốc tế là ngày 23 tháng 4 hàng năm để cổ vũ phong trào
đọc sách và xây dựng thói quên đọc sách trên toàn Thế giới. Quyết định và lời kêu
gọi này của UNESCO được nhiều quốc gia hưởng ứng trong đó có Việt Nam. Ngày
23 tháng 4 cũng là “Ngày đọc sách Việt Nam” nhằm khơi dậy phong trào đọc sách
và văn hóa đọc của người Việt. Như vậy, phát triển văn hóa đọc luôn là vấn đề có
tính chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, phát triển bền vững
nguồn nhân lực.
Để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Đảng và Nhà nước đã xác định rất rõ cùng với Khoa học và Công nghệ, GD&ĐT là
quốc sách hàng đầu. Vì vậy, GD&ĐT đã và đang được đổi mới toàn diện, đặc biệt
là giáo dục đại học. cách đào tạo theo niên chế đang được chuyển sang
cách đào tạo theo tín chỉ, lấy người học làm trung tâm. Nó đòi hỏi người
học phải tự học tập, tự nghiên cứu là chính. Người thày chỉ là người hướng dẫn,
định hướng, dạy cho phương pháp học, phương pháp nghiên cứu. Chính vì vậy văn
hóa đọc cần chú trọng phát triển hơn bao giờ hết cho sinh viên, cho người học
trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
Nằm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, ĐHQGHN là trung tâm đào
tạo và NCKH đa ngành lớn hàng đầu của cả nước. Định hướng phát triển của
ĐHQGHN là xây dựng ĐHQGHN trở thành đại học nghiên cứu, vì vậy một trong
những nhiệm vụ quan trọng cần chú trọng đến người học là phát triển văn hóa
đọc cho họ. Hay nói cách khác là cần phát triển việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu
một cách tự giác, mang lại đam mê, thích thú đọc tài liệu cho họ, đồng thời giúp họ
nhanh chóng tiếp cận đến nội dung cũng như các loại hình tài liệu khác nhau. Việc
tiếp nhận thông tin từ sách, báo, tài liệu có nhiều cách khác nhau nhưng trong đó
đọc là một hoạt động tích cực nhất cho sinh viên - những người bắt đầu làm quen
với NCKH. Nhiệm vụ này, trước hết thuộc về Trung tâm TT-TV của ĐHQGHN và
các phòng tư liệu của các khoa trong trường thành viên. Để có cơ sở khoa học để đề
xuất các giải pháp khả thi, tui quyết định lựa chọn đề tài “Văn hóa đọc của sinh
viên Đại học Quốc Gia Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Thông
tin – Thư viện của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
"Văn hoá đọc" gần đây đã được nhiều người đề cập với ý nghĩa là một hoạt
động văn hoá của con người thông qua việc đọc sách báo, tài liệu để tiếp nhận và
xử lý thông tin, tri thức một cách khoa học và bổ ích. Văn hoá đọc góp phần to lớn
vào việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, hình thành và phát triển nhân cách con
người. Để tôn vinh những giá trị mà văn hóa đọc mang lại, đã có bài báo khẳng
định “Đọc sách là hành trình của trí tuệ và tâm hồn”, “Đọc sách là biểu tượng của
văn hóa và văn minh” hay một trang web quen thuộc với bạn đọc đăng tải những
thông tin về vấn đề đọc sách và văn hóa đọc “sachhay.com”. Từ nhiều năm nay, tại
các quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi các hoạt động quảng bá cho ngày đọc
sách được trình diễn khắp nơi trên đường phố, trên các phương tiện giao thông
cộng cộng, trong giảng đường, thư viện, … Tiêu biểu nghiên cứu văn hóa đọc ở
Đức cho thấy văn hóa đọc Ðức đã có một sự phát triển liên tục, bén rễ sâu xa trong
đời sống xã hội và đời sống tinh thần người Ðức. Hội chợ sách Leipzip, một truyền
thống giao lưu văn hóa đọc từ thế kỷ 17, được tổ chức vào tháng 3 mỗi năm cũng
đang thu hút một số lượng lớn người triển lãm. Trên thế giới đã thiết lập “một ngày
tôn vinh để giữ gìn và phát triển văn hóa đọc” vào 23/04 hàng năm và người Việt
Nam cũng thực sự chờ mong một ngày Tết đọc sách đến cho người Việt.
Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề
“Định hướng và giải pháp phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam”. Ngoài ra, Bộ còn
xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2011-
2020, tầm nhìn 2030” . Đề án là bước cụ thể hóa thực hiện Chiến lược phát triển
văn hóa đến năm 2020 với mục tiêu “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội,
góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thấy được tầm quan trọng của văn hóa
đọc trong đời sống xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu tự đặt ra những câu hỏi “Thế kỷ
XXI, liệu văn hóa đọc có còn nữa không?”, “Người Việt có “văn hóa đọc”?”, “Văn
hóa đọc có cần báo động?”. Để trả lời được câu hỏi đặt ra, đã có không ít bài viết
tìm hiểu về văn hóa đọc thời đại hiện nay: “Văn hóa đọc, một cảm nhận” trên Tạp
chí Sách và Đời sống; “Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Hữu Viêm – Thư viện Quốc Gia Việt Nam; “Đọc và văn hóa đọc trước
ngưỡng cửa thông tin” của tác giả Phạm Văn Tình đăng trên Tạp chí Thư viện số
3/2006; bài viết “Văn hóa đọc: Cơ hội và thách thức” của sinh viên Phạm Đức -
Sinh viên trường Đại học Văn hiến Thành phố Hồ Chí Minh, “Cảm nhận về văn
hóa đọc” của tác giả Nguyễn Quang A – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển
IDS hay bài báo cáo “Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội
trước ngưỡng cửa công nghệ thông tin” của Nhóm sinh viên khoa Công tác xã hội,
trường Đại học Lao động – Xã hội năm 2011.
Về vấn đề phát triển văn hóa đọc, nhiều đề tài luận văn thạc sỹ đã nghiên
cứu như: “Văn hóa đọc trong thanh niên hiện nay (trường hợp tỉnh Khánh Hòa)”
của học viên Nguyễn Thị Khánh Hòa, luận văn thạc sỹ khoa văn hóa học trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2009; “Nghiên cứu đánh giá nhu cầu đọc sách để định hướng xuất bản
sách phục vụ bạn đọc, góp phần phát triển văn hoá đọc tại các vùng miền” của tác
giả Đỗ Kim Thịnh, Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và Truyền thông, đề tài khoa học
năm 2009; “Tăng cường và mở rộng phong trào đọc sách báo ở nông thôn tỉnh
Hậu Giang” của tác giả Võ Thị Thu Hương, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện,
Trường Đại học Văn hoá, năm 2006; “Thực trạng văn hóa đọc của thanh thiếu niên
tại Bình Dương hiện nay” của học viên Nguyễn Văn Thục, đề tài nghiên cứu khoa
học xã hội và nhân văn cấp tỉnh, năm 2011; “Phát triển văn hoá đọc cho sinh viên
Học viện Cảnh sát nhân dân” của học viên Đỗ Thu Thơm, chuyên ngành Khoa học
Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 2011; … Các công trình nghiên cứu trên đều đi từ thực trạng văn hóa đọc
và mục đích cuối cùng là đưa ra những giải pháp, chiến lược nhằm phát triển văn
hóa đọc, khẳng định vai trò văn hóa đọc trong đời sống xã hội.
Như vậy, đề tài “Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội,” đi
sâu tìm hiểu văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội để từ đó đưa ra
định hướng phát triển văn hóa đọc cho sinh viên là một nghiên cứu hoàn toàn mới,
chưa có đề tài nào nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích những yếu tố ảnh hưởng tác động
đến văn hóa đọc và nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc
Gia Hà Nội, tác giả luận văn muốn đưa ra các giải pháp nhằm phát triển văn hóa
đọc cho sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc của sinh viên
nói riêng.
- Nghiên cứu khái quát đặc điểm của ĐHQGHN và Trung tâm Thông tin thư
viện cùng các khoa của các trường thành viên.
- Nghiên cứu điều kiện sống và học tập của sinh viên ĐHQGHN.
- Nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
4. Giả thiết nghiên cứu
Nếu văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội được cải thiện và
phát triển thì sẽ nâng cao được kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, đồng
thời Nhà trường, các khoa và thư viện sẽ phát huy được hiệu quả tổ chức và hoạt
động của mình.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển văn hóa đọc cho sinh viên.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: năm 2013 – năm tác giả tiến hành điều tra, khảo sát thực
tế và phát bảng hỏi
- Phạm vi không gian: văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác sách, báo và tài liệu.
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
+ Phương pháp nghiên cứu, thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
+ Phương pháp thống kê số liệu, bảng biểu

X1nsC7Rp4CE4XH0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status