Đồ án chưng cất dầu thô - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU
Dầu mỏ là khoáng vật phong phú nhất trong tự nhiên, là một trong
những nguyên liệu thô quan trọng nhất mà loài người có được và nó là một
trong những nguồn cung cấp hydrocacbon phong phú nhất có trong tự nhiên.
Dầu mỏ được con người biết đến từ thời cổ xưa, đến thế kỷ XVIII dầu
mỏ được sử dụng làm nhiên liệu để đốt và thắp sáng. Sang thế kỷ XIX, dầu
được coi như là nguồn nhiên liệu chính cho mọi phương tiện giao thông và
cho nền kinh tế. Hiện nay, dầu mỏ đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng
nhất của mọi quốc gia trên thế giới. Khoảng 65 ÷ 70% năng lượng sử dụng đi
từ dầu mỏ, chỉ 20 ÷ 22% đi từ than, 5 ÷ 6% từ năng lượng nước và 8 ÷ 12% từ
năng lượng hạt nhân. Bên cạnh việc sử dụng dầu mỏ để chế biến thành các
dạng nhiên liệu thì hướng sử dụng mạnh mẽ và hiệu quả nhất của dầu mỏ là
làm nguyên liệu cho công nghiệp tổng hợp hữu cơ – hóa dầu như: sản xuất
cao su, chất dẻo, tơ sợi tổng hợp, các chất hoạt động bề mặt, phân bón…
Ngành khai thác chế biến dầu khí là một ngành công nghiệp mũi nhọn,
trong một tương lai dài vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực năng
lượng và nguyên liệu hoá học mà không có tài nguyên thiên nhiên nào thay
thế được. Hiệu quả sử dụng dầu mỏ phụ thuộc vào chất lượng của các quá
trình chế biến. Theo các chuyên gia về hóa dầu Châu Âu, việc đưa dầu mỏ
qua các quá trình chế biến sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng của dầu mỏ lên
5 lần, và như vậy tiết kiệm được nguồn tài nguyên quý giá này.
Dầu mỏ là hỗn hợp rất phức tạp gồm hydrocacbon, khí thiên nhiên, khí
dầu mỏ và các hợp chất khác như CO2, N2, H2, H2S, He, Ar, Ne… Dầu mỏ
muốn sử dụng được phải phân chia thành từng phân đoạn nhỏ. Sự phân chia
đó dựa vào phương pháp chưng cất để thu được các sản phẩm có nhiệt độ sôi
khác nhau. Trong nhà máy lọc dầu, phân xưởng chưng cất dầu thô là một
phân xưởng quan trọng, cho phép ta thu được các phân đoạn dầu mỏ để chế
biến tiếp theo. Đồ án này đưa ra các vấn đề lý thuyết liên quan và thiết kế
phân xưởng chưng cất dầu thô với nguyên liệu là dầu thô Trung Đông.
http://www.ebook.edu.vn
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
I. NGUYÊN LIỆU DẦU THÔ
I.1. Thành phần hóa học của dầu thô:
I.1.1. Thành phần nguyên tố
Dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp, trong dầu có chứa tới hàng trăm chất
khác nhau, nhưng các nguyên tố cơ bản chứa trong dầu là cacbon và hydro.
Trong đó C chiếm 83 ÷ 87 %, H chiếm 11,5 ÷ 14% [3]. Ngoài các nguyên tố
chính trên, trong dầu còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh S chiếm 0,1 ÷
7%, nitơ N chiếm 0,001 ÷ 1,8%, oxy O chiếm 0,05 ÷ 1,0% và một lượng nhỏ
các nguyên tố khác như halogen (clo, iod) các kim loại như: niken, vanadi,
volfram…
Dầu mỏ càng chứa nhiều hydrocacbon, càng ít các thành phần dị
nguyên tố, chất lượng càng tốt và loại dầu mỏ đó có giá trị kinh tế cao.
I.1.2. Thành phần hydrocacbon
Hydrocacbon là thành phần chính trong dầu, hầu như tất cả các loại
hydrocacbon (trừ olefin) đều có mặt trong dầu mỏ. Chúng chiếm tới 90%
trọng lượng của dầu [1]. Số nguyên tử có trong mạch từ 1 ÷ 60 hay có thể
cao hơn. Chúng được chia thành các nhóm parafin, naphaten, aromat, lai hợp
naphaten – aromat. Bằng các phương pháp hoá lý đã xác định được hơn 400
loại hydrocacbon khác nhau [2].
a. Hydrocacbon Parafin
Parafin còn gọi là alkan, có công thức tổng quát là CnH2n+2 (với n≥1), là
loại hydrocacbon phổ biến nhất. Về mặt cấu trúc, hydrocacbon parafin có hai
loại. Loại cấu trúc mạch thẳng gọi là n-parafin và loại cấu trúc mạch nhánh
gọi là iso-parafin. Trong đó, n-parafin chiếm đa số (25 ÷ 30% thể tích) chúng
có số nguyên tử cácbon từ C1 ÷ C45 [2].

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status