Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tại Công ti Cổ phần Bitexco) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
9. Kết cấu luận văn................................................................................... 10
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 11
CHƢƠNG 1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................... 11
1.1. Khái niệm và nhân tố tác động việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp.................................................................................................. 11
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.............................. 11
1.1.2. Các nhân tố tác động đến việc thực hiện TNXH của DN................. 19
1.2. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các tiêu chí
đánh giá.......................................................................................................... 26
1.2.1. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................... 26
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện TNXH của DN........................ 33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BITEXCO.... 43
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bitexco............................................... 43
2.2. Thực trạng việc thực hiện TNXH của DN tại Công ty cổ phần Bitexco... 49
2.2.1. Trách nhiệm đối với thị trường và người tiêu dùng.......................... 49
2.2.2. Trách nhiệm đối với người lao động................................................. 53
2.2.3. Trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường.................................... 62
2.2.4. Trách nhiệm chung đối với cộng đồng ............................................. 64
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ........................................ 68
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BITEXCO ........................................................... 68
3.1. Đánh giá việc thực hiện TNXH của DN tại Công ty cổ phần Bitexco ...... 68
3.1.1. Những ưu điểm ................................................................................. 68
3.1.2. Những hạn chế .................................................................................. 70
3.2. Quan điểm của công ty cổ phần Bitexco trong việc thực hiện TNXH
của DN ............................................................................................................ 74
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện TNXH của
DN tại Công ty cổ phần Bitexco trong thời gian tới................................... 78
3.3.1. Nâng cao nhận thức công ty về thực hiện TNXH của DN ............... 78
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của lãnh đạo, CBNV công ty về thực hiện
TNXH của DN ............................................................................................ 78
Thứ hai, tuyên truyền việc thực hiện TNXH của công ty........................... 79
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống quản lý trong thực hiện TNXH của DN .......... 81
Thứ nhất, xây dựng quy chế, có bộ phận phụ trách về việc thực hiện TNXH
của công ty .................................................................................................. 81
Thứ hai, xây dựng chiến lược rõ ràng, lộ trình cụ thể về việc thực hiện
TNXH của công ty. ..................................................................................... 82
Thứ ba, áp dụng quy trình ISO 9000 cho vấn đề thực hiện TNXH của công
ty.................................................................................................................. 83
3.3.3. Mở rộng mối quan hệ với các bên liên quan trong việc thực hiện
TNXH của DN ............................................................................................ 87
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................ 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 90
PHỤ LỤC....................................................................................................... 94
LỜI CẢM ƠN................................................................................................ 98
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh toàn cầu, các
doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang được đánh giá là một trong những trọng
tâm phát triển của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, để những DN này trụ vững
và phát triển, một trong những yếu tố quan trọng đang trở thành điều kiện
ràng buộc đối với các hợp đồng xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển, đó
là Trách nhiệm xã hội (TNXH).
Sau khi Việt Nam ra nhập WTO, khái niệm TNXH của DN mới bắt đầu
được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến nhiều. Có nhiều định
nghĩa khác nhau để giải thích TNXH của DN - CSR (Corporate social
responsibility), nhưng một trong các định nghĩa được sử dụng phổ biến nhất
là định nghĩa do Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triển bền vững (World
Business Council for Sustainable Development) đưa ra: “TNXH của DN là
cam kết của DN đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua
những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các
thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng, cho toàn xã hội, theo cách có
lợi cho cả DN cũng như phát triển chung cho cả xã hội”. [30]
Dù có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng hơn một thập kỷ qua, số
lượng các DN trên toàn thế giới nhận ra lợi ích kinh tế của các chính sách và
biện pháp thực hiện TNXH của DN đang ngày một gia tăng. Nhiều DN đã sử
dụng TNXH của DN như một hướng kinh doanh mới khi nhận ra rằng nó có
thể giúp nâng cao vai trò của nhà quản trị, cải thiện tình hình tài chính, nâng
cao động cơ làm việc của các nhân viên, đẩy mạnh lòng trung thành của
khách hàng cùng danh tiếng DN đối với xã hội. Những cơ hội hay thách thức
đến với các DN từ việc áp dụng TNXH trên toàn thế giới cũng như Việt Nam
về cơ bản đã thấy rõ. Nhận thức về TNXH của DN có thể coi như một chỉ số
tỷ lệ thuận với sự thành công của DN đó trên con đường phát triển.
Công ty Cổ phần Bitexco (Bitexco JSC) là đơn vị thành viên của
Tập đoàn Bitexco, được thành lập năm 2007, với định hướng tập trung vào
phát triển và triển khai thực hiện các dự án bất động sản. Ngay từ khi thành
lập, Công ty đã đặt ra chính sách “Tuân thủ các yêu cầu về TNXH là nghĩa
vụ, quyền lợi của mọi người - tạo nguồn lực phát triển công ty bền vững”.
Công ty luôn quan tâm tới các vấn đề về TNXH một cách toàn diện và thực
hiện tốt các nội dung của TNXH của DN như TNXH với người lao động, về
bảo vệ môi trường, về bình đẳng giới, an toàn lao động, với thị trường, người
tiêu dùng và với cộng đồng. Ngoài ra, công ty đã có những hoạt động cụ thể
trong việc thực hiện TNXH của DN, từ đó xây dựng và giữ gìn được bản sắc
văn hóa của DN mình. Tuy nhiên, việc thực hiện TNXH của công ty hiện nay
vẫn còn một vài hạn chế như: nhận thức của đội ngũ nhà quản lý, của người
lao động về TNXH của DN còn chưa đồng đều; công ty chưa có chiến lược,
lộ trình rõ ràng cho việc thực hiện TNXH; chưa có nguồn quỹ riêng cho việc
thực hiện TNXH, … Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tui đã
chọn đề tài: “Trách nhiệm xã hội của DN (Nghiên cứu trường hợp tại Công ty
Cổ phần Bitexco)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu trên thế giới
Vấn đề TNXH của DN mới được tập trung nghiên cứu từ cuối những
năm 90 của thế kỷ XX đến nay. Các công trình là dưới dạng là những cuốn
sách đề cập trực tiếp đến vấn đề TNXH của DN như:
- Bowen, H.R, (1953), Social Responsibilities of the Businessman,
[New York, Harper & Brother]. H.R.Bowen lần đầu tiên đưa ra khái niệm
TNXH trong cuốn sách này nhằm tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài
sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng
từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các DN làm tổn hại cho xã hội.
- Carroll, A.B, (1999) Corporate Social Responsibility: Evolution of a
Definitional Construct, Business and society [268-295]. Trong bài viết, tác giả
đưa ra các khái niệm về TNXH của DN bắt đầu từ những năm 1950, đánh dấu
kỷ nguyên hiện đại TNXH của DN, khái niệm được mở rộng trong những năm
1960 và nở rộ trong những năm 1970. Trong những năm 1980, có ít định nghĩa
mới, nghiên cứu thực nghiệm hơn, và hình thành các chủ đề khác liên quan.
- The World Business Council for Sustainable Development, Corporate
Social Responsibility, 1 Jan 2000. Hội đồng DN vì sự Phát triển bền vững
Thế giới (WBCSD) đã đưa ra khái niệm này từ những năm đầu thế kỷ 21:
"Trách nhiệm xã hội DN như là một lời cam kết của DN nhằm đóng góp vào
sự phát triển kinh tế bền vững".
- Michel Capron, Francoise Quairel - Lanoizelee, “Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp”, do Lê Minh Tiến, Phạm Như Hổ dịch, NXB Tri thức năm
2009. Tác phẩm giới thiệu những cách tiếp cận về trách nhiệm cũng như mối
quan hệ của các hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời làm sáng tỏ những mâu
thuẫn, giới hạn TNXH của các DN cũng như các tổ chức phi chính phủ.
- Jerome Ballet, Francoise De Bry, “Doanh nghiệp và Đạo đức”, do
Dương Nguyên Thuận, Đinh Thùy Anh dịch, NXB Thế Giới năm 2005. Tác
phẩm đưa ra các vấn đề từ nền kinh tế theo luân lý đến đạo đức trong kinh
doanh; lịch sử quan hệ giữa đạo đức và DN; đạo đức và việc quản lý con
người trong kinh doanh; những cách thực hành mới để hành động có
đạo đức; từ không chính thức đến chính thức.
Những chủ thuyết nổi bật ban đầu là chủ thuyết của Milton Friedman -
một nhà kinh tế học đoạt giải Nobel 1970. Sau này Ngân hàng thế giới đã đưa
ra quan niệm về TNXH của DN được nhiều người thừa nhận hơn cả.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ đề cập đến những vấn đề TNXH
của DN nói chung và trên thế giới chứ không có một phân tích nào đối với
các DN Việt Nam.
Các công trình trong nước
Trước hết có thể nêu một số công trình tiêu biểu được xuất bản trong
những năm gần đây là
- Bùi Thế Cường (2002): Phúc lợi xã hội châu Á - Thái Bình Dương,
phúc lợi doanh nghiệp, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Nguyễn Mạnh Quân (2011): Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh
nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
- Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần Văn Đoàn, Ulirich Dorberg
(Đồng chủ biên - 2008): Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã
hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Phạm Văn Đức, Nguyễn Hữu Dũng, Trần Anh (2009): Trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
- Lê Thanh Hà (2009): Trách nhiệm xã hội của DN trong bối cảnh Việt
Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà
Nội; và Trách nhiệm xã hội của DN đối với vấn đề lao động trẻ em và lao động
chưa thành niên, Tạp chí Lao động và xã hội, số 350, tr. 26-28…
Ngoài các công trình đã được xuất bản, các bài báo đã công bố trên các
tạp chí khoa học và chuyên ngành, nhìn chung, những nghiên cứu về TNXH
nói chung và TNXH của DN nói riêng thường trình bày trong các hội thảo,
tọa đàm khoa học cả trong nước và phối hợp với quốc tế. Nhưng công trình
này sau đó thường được tập hợp công bố trong các kỷ yếu hội thảo. Có thể
nêu một số Hội thảo tiêu biểu như:
Trường Đại học Thương mại (2008) - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc
tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các góc tiếp cận - thực tiễn và giải
pháp, gồm ba tập (tập 1, 2 và 3).
Trường Đại học Ngoại thương (2008) - Kỷ yếu hội thảo khoa học:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển bền vững.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam & Missereor (2007) - Kỷ yếu hội thảo
quốc tế: Công bằng xã hội, Trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam & Trường Đại học Oslo, Norwein
Center for Human Right - Tọa đàm khoa học: Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đối với người lao động và đối với cộng đồng.:

aV61ev9ey3N7Uv9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status