Vấn đề môi trường trong việc khai thác bôxit ở Tây Nguyên - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG
Theo đánh giá địa chất, trữ lượng bauxit của Việt Nam ước đạt 2,4 tỷ tấn quặng tinh, trong đó Tây Nguyên chiếm 91,4%1. Xét về nguồn gốc, quặng bauxit ở Việt Nam có hai loại chính là quặng bauxit gibsit (quặng 3 nước) phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên (các tỉnh như Đăk Nông, Lâm Đồng, Giai Lai, Kon Tum và Bình Phước) và quặng bauxit diaspor (quặng 1 nước) phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang…
Bối cảnh nghiên cứu:
Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh khai thác khống sản bauxit trong thời gian gần đây nhận đã được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Tại quyết định số 55/2007/QĐ-TTg, công nghiệp bauxit - nhôm được coi là một trong các ngành công nghiệp ưu tiên giai đoạn 2007 – 2010 và tầm nhìn đến 2020. Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 167/2007/QĐ- TTg ngày 1/11/2007 về việc “phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 – 2015 có xét đến năm 2025”. Theo quyết định này, từ nay đến năm 2015 tại vùng Tây Nguyên sẽ xây dựng 6 nhà máy Alumin (Al2O3) để sản xuất từ 6,0-8,5 triệu tấn alumin; 1 nhà máy điện phân nhôm công suất từ 0,2-0,4 triệu tấn, 1 đường sắt khổ đơn dài 270km từ Đăk Nông đến Bình Thuận và 1 cảng biển chuyên dụng công suất 10 - 15 triệu tấn tại Bình Thuận. Theo quyết định 167, Tập đồn Công nghiệp Than - Khống sản Việt Nam (TKV) là đơn vị được giao làm cơ quan đầu mối quản lý các dự án khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm ở Tây Nguyên. Chủ tịch HĐQT Tập đồn TKV khẳng định, các dự án có khả năng thu hồi vốn trong 12-15 năm với thời gian tồn tại của dự án là 30-50 năm. Mỗi dự án 600 nghìn tấn alumina/năm sẽ tạo ra 2.000 việc làm, với doanh thu 150 - 200 triệu USD, nộp các khoản thuế cho ngân sách địa phương. Các dự án này sẽ là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác trên địa bàn.
Tuy nhiên bên cạnh những sự đồng tình và ủng hộ của nhà nước và các cấp lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ về vốn từ Ngân sách nhà nước, trang thiết bị cũng như kĩ thuật khai thác và lao động từ phía Trung Quốc thì việc khai thác bauxite ở Tây nguyên đang gây nhiều tranh luận và nhận được nhiều ý kiến trái chiều như: Việc trình và phê duyệt quy hoạch bơ-xít không tuân thủ đúng luật, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc và kinh tế địa phương…. Chủ đề khai thác bơ xít tại Tây Nguyên đã làm dấy lên các cuộc tranh luận, lúc sôi nổi, lúc gay gắt tại Việt Nam.
Hiện tại hai dự án khai thác bơ-xớt, sản xuất alumin Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đăk Nông) đang được xem là các dự án trọng điểm quốc gia trong việc khai thác bauxit ở nước ta.
Tổ hợp bơ-xít nhôm Tân Rai cú tổng vốn đầu tư 11.300 tỷ đồng, đến nay đã xây dựng đạt 46% giá trị. Riêng gói thầu Nhà máy alumin Tân Rai đã thi công 85% khối lượng công trình. Việc nhập khẩu, vận chuyển, lắp đặt thiết bị ở dự án này còn chậm so với hợp đồng ký kết; các hạng mục đập hồ bùn đỏ, đường dây 110Kv, nhà máy tuyển quặng đều thực hiện chậm so với kế hoạch.
28/2 Tập đồn Than-Khống sản Việt Nam (TKV) khởi công dự án xây dựng nhà máy sản xuất alumina tại Nhân Cơ, Đăk Nông.
Vấn đề quan tâm:
Đứng về khía cạnh môi trường, đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu đánh giá tác động của dự án đến môi trường xung quanh khu vực hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ trong quá trình thi công, vận hành và phát triển nhà máy về lâu dài.
Địa điểm, khu vực nghiên cứu:
Với mục đích trên, khu vực nghiên cứu tập trung ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng của Tây Nguyên vùng đất có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược, an ninh, quốc phòng.


R3UAF444jmy8Yd4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status