Định lượng Artesunat khi có mặt Dihydro Artemisinin và (hoặc) acidsuccinic bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ1
PHẦN I: TỔNG QUAN. 3
1.1. Tổng quan về cây thanh hao hoa vàng và các hoạt chất của nó..3
1.1.1 Cây thanh hao hoa vàng.. 3
1.1.2 Thành phần hóa học của cây Thanh hao hoa vàng.. 4
1.2 Đại cương về artesunat.. 6
1.2.1 Công thức... 6
1.2.2 Phương pháp điều chế.6
1.2.3 Tính chất của artesunat... 8
1.2.4 Cơ chế tác dụng.. 8
1.2.5 Dược đông học... 9
1.2.6 Độc tính..9
1.2.7 Chế phẩm..10
1.2.8 Chỉ định10
1.3 Các phương pháp định lượng artesunat nguyên liệu. 11
1.3.1 Phương pháp đo quang phổ hấp thu vùng tử ngoại.11
1.3.2 Phương pháp HPLC với detector u v .11
1.3.3 Phương pháp HPLC với detector khúc xạ k ế 12
1.3.4 Phương pháp HPLC với detector điện hóa12
1.3.5 Phương pháp đo kiềm trong môi trường nước13
1.3.6 Phương pháp đo kiềm trong môi trường khan13
1.3.7 Phương pháp đo phổ hấp thụ vùng khả kiến dưới dạng muối
hydroxamat sắt... .. 14
1.3.8 Các phương pháp định lượng khác 14
1.4 Các phương pháp định lượng artesunat trong viên nén đang áp dụng ở
nước t a 14
1.4.1 Phương pháp quang phổ.14
1.4.2 Phương pháp đo kiềm trong môi trường nước.15
1.5 Nhận xét và lựa chọn 15
1.6 Phương pháp HPLC ..16
1.6.1 Nguyên tắc 16
1.6.2 Co sở lý thuyết. 17
1.6.3 Nguyên tắc cấu tạo của hệ thống máy sắc ký HPLC.. 17
1.6.4. Các thông số đặc trưng của quá trình sắc ký..19
1.6.4 Pha tĩnh trong HPLC..21
1.6.5 Pha động trong HPLC : . 23
1.6.6 Nguyên tắc lựa chọn pha tĩnh và pha động24
1.6.7. Phương pháp định lượng, cách đánh giá pic và tính kết quả trong
HPLC. 25
PHẦN II ĐỐI TƯỢNG - HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU27
2.1 Đối tượng nghiên cứu...27
2.2 Phương tiện, công cụ hoá chất. 27
2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu.. 28
2.3.1 Nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật để định lượng artesunat
bằng phương pháp HPLC...28
2.3.2 Đánh giá phương pháp vừa xây dựng về các mặt: tính chính xác,
tính tuyến tính, tính đúng và đặc biệt trú trọng tới tính đặc hiệu của
phương pháp .. 29
2.3.3 Một số công thức tính toán trong xử lý thống kê kết quả... 29
PHẦN III THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ... 30
3.1 Xây dựng qui trình kỹ thuật để định lượng artesunat bằng phương pháp
HPLC. 30
3.1.1 Nguyên tắc lựa chọn điều kiện sắc ký30
3.1.2 Khảo sát để lựa chọn điều kiện sắc ký... 30
3.1.3 Thử tính thích hợp của hệ thống.32
3.2 áp dụng phương pháp đã xây dựng để định lượng artesunat nguyên
liệu... . 33
3.3 Đánh giá phương pháp..34
3.3.1 Đánh giá tính chính xác của phương pháp. 35
3.3.2 Đánh giá tính tuyến tính của phương pháp.35
3.3.3 Đánh giá tính đúng của phương pháp.37
3.3.4 Đánh giá tính đặc hiệu của phương pháp... 38
3.4 Bàn luận và kết quả... ...42
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT.. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỂ
* Sốt rét là một bệnh xã hội, dễ bị lây nhiễm, gây ra bởi ký sinh trùng sốt
rét, ký sinh trùng này thuộc chi Plasmodium. Những loài gây bệnh cho người
chủ yếu gồm:
- Plasmodium íalciparum
- Plasmodium malariae
- Plasmodium vivax
Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh do Plasmodium falciparum là 70%, do
Plasmodium vivax là 20 - 30% còn Plasmodium malariae chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ
khoảng 1 - 2%.
Do đặc điểm tác nhân truyền bệnh là muỗi, bệnh có tính chất dịch tễ rất
quan trọng là có thể lan tràn thành dịch nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Bệnh phát triển ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước nhiệt
đới có khí hậu ẩm thấp (nóng, ẩm, mưa nhiều). Theo số liệu thống kê của Tổ
Chức Y Tế thế giới (WHO) có khoảng 100 đến 200 triệu ca sốt rét với mức tử
vong từ 1 tới 1,5 triệu ca mỗi năm [17], [24]. Theo Bộ y tế ở nước ta hàng năm
có trên 1 triệu ca sốt rét, trong đó có trên 30 000 ca sốt rét ác tính [18].
Việc kiểm soát sốt rét rất khó khăn, có tới 1,7 tỷ người hiện đang sinh
sống trong những vùng mà trước đây sốt rét đã bị đẩy lùi, nhưng giờ đây đang
phát triển mạnh trở lại. Hiện nay ký sinh trùng sốt rét đã kháng lại hầu hết các
loại thuốc quen thuộc: Quinolin, Cloroquin, Quinacrin, Mefloquin,...làm cho
việc điều trị sốt rét ngày càng trở nên khó khăn hơn [24]. Do vậy, ngày nay
việc nghiên cứu tìm ra và sản xuất thuốc mới chữa sốt rét đã trở thành một yêu
cầu cấp bách.
Vào đầu thập niên 70, các nhà khoa học Trung Quốc đã chiết xuất được
# từ là cây Thanh hao hoa vàng một chất có tác dụng điều trị bệnh sốt rét gọi là
Quinghaosu (QHS) hay là artemisinin. ở Việt Nam, cây Thanh hao hoa vàng
cũng đã được trồng và chiết xuất được artemisinin. Chất này có vòng
Secquiterpen lacton và nhóm Peroxyl nội phân tử. Chất này đã được chứng tỏ
có hiệu lực chống sốt rét tốt với những bệnh nhân mắc chủng kháng thuốc,
hơn thế nữa artemisinin và các dẫn xuất của nó có khả năng vượt qua hàng rào
máu não nên rất có hiệu lực trong điều trị sốt rét thể não [10]. Tuy nhiên, do
độ tan của artemisinin trong nước kém và tỷ lệ tái phát sau khi dùng còn cao
nên tác dụng điều trị của artemisinin phần nào còn bị hạn chế. Để hoàn thiện
khả năng điều trị của artemisinin. Các nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu và
bán tổng hợp ra một số dẫn xuất mới như: artesunat, arterether và artermether
có tác dụng điều trị cao hơn artemisinin, đồng thời có thể sử dụng cả đường
tiêm, trong số các chất đó thì artesunat được dùng phổ biến nhất hiện nay.
Nước ta hiện nay cũng đã tổng hợp được artesunat và đang đưa vào sản
xuất với quy mô lớn. Việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu và thành phẩm
artesunat là rất quan trọng, tuy nhiên trong thực tế việc định lượng artesunat ở
các cơ sở cho thấy còn nhiều điều bất cập, thường cho kết quả rất cao phụ thuộc
người định lượng.
Để xây dựng một phương pháp định lượng artesunat có tính đặc hiệu cao
đồng thời góp phần làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn Dược Điển Việt Nam,
trong khoá luận này chúng tui tiến hành đề tài “Định lượng artesunat khi có
mặt dihydroartemisinin và (hoặc) acid succinic bằng phương pháp sắc ký lỏng
hiệu năng cao (HPLC)” với những mục tiêu sau:
• Xây dựng quy trình kỹ thuật để định lượng artesunat bằng phương pháp
HPLC.
• Đánh giá phương pháp đã xây dụng, đặc biệt chú ý tới tính đặc hiệu
của phương pháp định lượng artesunat bằng HPLC.
*
PHẦNI
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan vê cây thanh hao hoa vàng và các hoạt chất của nó
1.1.1. Cây thanh hao hoa vàng
Thanh hao hoa vàng là cây thuốc cổ truyền của Trung Quốc đã được sử
dụng lâu đời, trong các tài liệu Y học cổ truyền của Trung Quốc có nói đến
cây Quinghao là cây đã được ghi chép sớm nhất chữa được tới 52 loại bệnh,
trong đó có bệnh sốt rét. Từ đời Hán, những năm 168 trước Công Nguyên,
người ta đã dùng cây Quinghao để chữa bệnh, người Trung Quốc đã đề xuất
cách hạ sốt như sau: dùng một nắm lá Quinghao ngâm trong một lít nước, lọc
lấy nước uống. Sau đó, Lý Thời Trân đã viết trong: “Bản thảo cương mục”
năm 1595 là dùng các chế phẩm của cây Quinghao để chữa các cơn lạnh và
cơn sốt rét chính là cây Thanh hao hoa vàng và tên khoa học là: Artemisia
annua L. Asteraceae.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Trung Quốc và Mỹ có khoảng 40
loài thực vật thuộc chi artemisia nhưng chỉ có vài loài: artemisia annua L. là
chứa hoạt chất có tác dụng chữa sốt rét. ờ Việt Nam đã biết có 15 loài, trong
đó có 4 loài rất dễ nhầm lẫn với nhau là: Artemisia capillaris, Artemisia
campestris, Artemisia apiaceae và Artemisia annua L; 3 loài Artemisia
capillaris, Artemisia campestris, Artemisia apiaceae Hance không chứa
artemisinin [11].
• Đặc điểm hình thái của cây Thanh hao hoa vàng
Thanh hao hoa vàng là loại cây thảo sống lâu năm, mọc hoang thành
từng đám ở vùng đồi núi ven suối, ven sông. Cây cao từ 1,5 - 2m, lá xẻ lông
chim hai lần, thành phiếm hẹp, phủ lông mềm, có mùi thơm, cụm hoa hình
cầu hợp thành một chùm kép, lá bắc tổng bao hình trứng hay hình bầu dục.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status