Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông trung học hiện nay. Nghiên cứu trường hợp Trường PTTH Yên Hòa, quận Cầu Giấy, trường PTTH Nguyễn Văn cừ, huyện Gia Lâm, Hà Nội - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trên cơ sở khảo sát học sinh thuộc lứa tuổi phổ thông Trung học (PTTH) của hai trường là Trường PTTH Yên Hòa, quận Cầu Giấy, trường PTTH Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, tiến hành khảo sát nhận thức của học sinh PHTH Hà Nội về Sức khỏe sinh sản vị thành niên, tìm hiểu nhu cầu của học sinh PTTH Hà Nội về giáo dục Sức khỏe sinh sản vị thành niên bao gồm: nhu cầu về các nội dung kiến thức Sức khỏe sinh sản vị thành niên, nhu cầu được tiếp nhận các kênh thông tin có liên quan đến Sức khỏe sinh sản vị thành niên, nhu cầu về sự hỗ trợ của xã hội, tìm hiểu thái độ cộng đồng (các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh) về giáo dục Sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh PTTH Hà Nội hiện nay. Đề xuất một số giải pháp cần thiết để đáp ứng được nhu cầu giáo dục Sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh PTTH
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ năm 1987, vấn đề SKSS và SKSSVTN bắt đầu được đề cập đến.
Tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển của Liên hiệp quốc, Cairô,
tháng 4 năm 1994 (Hội nghị Cairô), vấn đề SKSS và SKSSVTN đã trở
thành vấn đề được đặc biệt quan tâm và được cụ thể hoá thành 10 nội dung
trọng tâm.
SKSSVTN đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong tất cả các
mục tiêu, chương trình về SKSS ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đã có
nhiều nước xây dựng được một chương trình riêng tương đối hoàn chỉnh về
GD, chăm sóc, hỗ trợ tăng cường cho SKSSVTN. Vì vậy, nhiều nước đã
thu được những kết quả khả quan và những tiến bộ nhất định về chăm sóc,
hỗ trợ tăng cường SKSS.
Theo con số thống kê vào năm 2003, nước ta có khoảng hơn 15,13
triệu trẻ VTN (từ 10 đến 19 tuổi) và chiếm khoảng 23,1% dân số. Như vậy,
VTN ở Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất cao trong cơ cấu dân số, và đây là
một tỷ lệ rất cao trên thế giới. Có thể nói rằng, VTN là một nhóm xã hội
đặc biệt, thời kỳ VTN là một giai đoạn có nhiều biến đổi và có tính chất
quyết định trong việc hình thành nhân cách của con người. Tuy nhiên, "cho
đến nay, các dịch vụ về SKSS đều bỏ qua nhu cầu của nhóm người ở tuổi
VTN. Xã hội cần đáp ứng nhu cầu này bằng cách cung cấp thông tin giúp
họ đạt đến sự chín chắn cần thiết để họ có thể quyết định đúng đắn và có
trách nhiệm. Đặc biệt phải giúp họ hiểu biết về bản năng tình dục của mình
và tăng cường khả năng tự bảo vệ, tránh những nguy cơ như mang thai
ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (nhất là HIV/AIDS),
nạo phá thai, sinh con sớm, vô sinh..." [11]. Ở Việt Nam, thời gian qua, việc trang bị kiến thức về SKSS lứa tuổi
VTN còn ít được quan tâm. Hiểu biết của VTN về SKSS nhìn chung còn
hạn chế, do vậy đã xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Tỷ lệ VTN và các
thanh niên nam, nữ có quan hệ tình dục trước hôn nhân đang có chiều
hướng gia tăng, việc sống thử, sống gấp, thái độ, hành vi dễ dãi trong tình
yêu của thanh thiếu niên, nhất là ở khu vực đô thị có xu hướng trở nên phổ
biến. Theo thống kê của Hội kế hoạch hoá gia đình, thì Việt Nam là một
trong ba nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới (mỗi năm ước tính có
từ 1,2 - 1,6 triệu ca nạo hút thai), trong đó VTN chiếm khoảng 20%. Ở Hà
Nội, 15% VTN trong tuổi từ 15 đến 19 đã sinh hoạt tình dục, cả nước có
5% nữ sinh con trước tuổi 18… Bên cạnh đó, hiện tượng lây nhiễm
HIV/AIDS ở lứa tuổi VTN cũng đang ở mức báo động. Theo thống kê của
Bộ Y tế, có tới 14% số người là trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV/AIDS [52].
Trong nhóm VTN, học sinh PTTH chiếm một tỷ lệ đáng kể có độ
tuổi phần lớn từ 16 đến 18 tuổi (từ lớp 10 đến lớp 12). Tính đến học kỳ I
năm 2006 - 2007, cả nước ta có 16,36 triệu học sinh phổ thông, trong đó
cấp PTTH là 2,99 triệu [4]. Năm 2005, số học sinh PTTH của Thành phố
Hà Nội là 108.096 em [49]. Hoạt động chủ đạo hàng ngày của nhóm VTN
này là học tập, sống phụ thuộc gia đình, chưa có vị trí kinh tế độc lập, đa số
chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người công dân về mặt pháp luật.
Đối với các em học sinh PTTH, tình yêu học trò cũng có điều kiện về thời
gian để hình thành và xuất hiện, nhất là những năm cuối của PTTH. Một số
mối tình học đường đã dẫn đến quan hệ tình dục trước hôn nhân trong khi
các em chưa có đủ kiến thức để tự vệ, gây nên những hậu quả đáng tiếc;
không những dẫn đến có thai ngoài ý muốn khiến các em phải bỏ học, lấy
chồng sớm hay nạo phá thai lén lút mà còn ảnh hưởng sức khoẻ, y tế, xã
hội, rạn nứt tình cảm gia đình, góp phần gia tăng dân số và cũng tác động
không nhỏ đến kinh tế - xã hội của đất nuớc. Theo tài liệu của Trường cán bộ quản lý GD - Đào tạo, trước năm
1994, mục tiêu GD dân số trong các trường phổ thông tại Việt Nam được
tập trung vào các nội dung phát triển. Sau năm 1994, GD dân số được tập
trung ưu tiên vào các nội dung về SKSSVTN. Công tác GD dân số/ SKSS
trong các trường phổ thông đã từng bước được đổi mới và nâng cao chất
lượng cả về nội dung và phương pháp; tuy nhiên cũng còn gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt là thiếu sự đồng thuận của dư luận xã hội và rất thiếu nguồn
lực (nhân lực, vật lực, tài chính) đảm bảo cho việc triển khai công tác GD
dân số/ SKSS trong nhà trường phổ thông.
Một vấn đề tồn tại đang gây nhiều tranh cãi hiện nay ở nước ta, đó là
có nên GD SKSSVTN cho VTN hay không? Thực tế cho thấy, so với các
thế hệ trước, VTN hiện nay bước vào tuổi dậy thì sớm hơn một tuổi. Bên
cạnh đó, quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, sự thay đổi về lối sống, sự
du nhập tràn lan chưa kiểm soát được các văn hóa phẩm từ các nước
phương Tây và khu vực... đã góp phần thúc đẩy làm đảo lộn về chuẩn mực
giá trị và chuẩn mực đạo đức trong bước chuyển đổi nên VTN đang chịu
những tác động cũng như những áp lực hết sức mạnh mẽ từ môi trường xã
hội. Từ phía bản thân VTN, các em thật sự có nhu cầu về GD SKSSVTN.
Bởi lẽ, đa số VTN hiện nay còn thiếu hiểu biết về các nội dung của
SKSSVTN. Chỉ một dẫn chứng là 76% các em gái dưới 18 tuổi phá thai
nói rằng đã không biết có thai đã chứng minh nhận định này [34]. Vì thế,
việc GD SKSSVTN và trang bị những kiến thức cho VTN nói chung, học
sinh PTTH nói riêng có một vai trò đặc biệt quan trọng. Trong khi đó, công
tác GD SKSSVTN hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định; do
vẫn còn quan niệm cho rằng vấn đề tình dục, tình yêu là những vấn đề kín
đáo, tế nhị, tránh đề cập đến ở phạm vi công cộng, thậm chí ngay cả ở
trong gia đình nên đã cản trở việc cung cấp kiến thức về SKSS cho VTN.
Rõ ràng là VTN - lớp người tương lai của đất nước rất cần được trang bị
những kiến thức cần thiết để bảo vệ SKSS, cụ thể là về giới tính, tình yêu, tình dục, các biện pháp phòng tránh thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền
qua đường tình dục, nhất là HIV/AIDS.
Việc GD SKSSVTN cho VTN hiện nay, trong đó có nhóm VTN
trong độ tuổi học sinh PTTH có ý nghĩa quan trọng quyết định đến nhận
thức, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân người học, góp phần xây dựng lối
sống lành mạnh, tích cực trong giới trẻ để bảo vệ sức khoẻ, nòi giống dân
tộc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Từ những lý do trên, chúng tui thực hiện đề tài nghiên cứu Nhu cầu
giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông trung học
hiện nay, nghiên cứu học sinh hai trường PTTH ở thành phố Hà Nội:
trường PTTH Yên Hòa, quận Cầu Giấy và trường PTTH Nguyễn Văn Cừ,
huyện Gia Lâm; đồng thời tìm hiểu thái độ của cộng đồng đối với việc GD
SKSSVTN của học sinh PTTH, với mong muốn góp phần xây dựng một
chương trình GD SKSSVTN thích hợp cho các em trong giai đoạn hiện
nay.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu nhu cầu GD SKSSVTN của học sinh PTTH hiện nay có
một ý nghĩa khoa học nhất định. Những kết quả nghiên cứu đem lại là cơ
sở khoa học cho việc hoạch định và hoàn thiện những chính sách của Nhà
nước về SKSSVTN nói chung, chính sách GD SKSSVTN cho VTN, trong
đó có học sinh PTTH nói riêng.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp cho chúng ta một bức tranh khái
quát về nhu cầu GD SKSSVTN của học sinh PTTH hiện nay dưới góc nhìn
của nhóm các em học sinh ở ba khối lớp 10, lớp 11, lớp 12 thay mặt cho học
sinh nội thành và ngoại thành Hà Nội; nhóm các thầy cô giáo tham gia
công tác quản lý và giảng dạy các nội dung có liên quan đến SKSSVTN;
nhóm cha mẹ các em học sinh…; đồng thời cũng cho thấy được những nguyên nhân, yếu tố tác động đến nhu cầu của học sinh PTTH về
SKSSVTN. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra những khuyến
nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu của của công tác GD SKSSVTN cho
học sinh PTTH hiện nay.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nhận thức của học sinh PTTH tại Hà
Nội về SKSSVTN và nhu cầu của các em về GD SKSSVTN, đồng thời tìm
hiểu thái độ của cộng đồng về GD SKSSVTN cho học sinh PTTH; từ đó có
những phân tích đánh giá và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường việc đáp
ứng được nhu cầu GD SKSSVTN của học sinh PTTH.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Khảo sát nhận thức của học sinh PTTH Hà Nội (từ 16 đến 18 tuổi) về
SKSSVTN.
4.2. Tìm hiểu nhu cầu của học sinh PTTH Hà Nội về GD SKSSVTN (bao
gồm: nhu cầu về các nội dung kiến thức SKSSVTN, nhu cầu được tiếp
nhận các kênh thông tin có liên quan đến SKSSVTN, nhu cầu về sự hỗ trợ
của xã hội).
4.3. Tìm hiểu thái độ cộng đồng (thầy, cô giáo và các bậc phụ huynh) về
GD SKSSVTN cho học sinh PTTH Hà Nội hiện nay.
4.4. Đề xuất một số giải pháp cần thiết để đáp ứng được nhu cầu GD
SKSSVTN của học sinh PTTH.
5. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ, GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu GD SKSSVTN của học sinh PTTH
hiện nay.
5.2. Khách thể nghiên cứu: học sinh PTTH (từ 16 đến 18 tuổi).
5.3. Đối tượng khảo sát: học sinh Trường PTTH Yên Hòa, quận Cầu Giấy;
Trường PTTH Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm (Hà Nội). 5.4. Phạm vi nghiên cứu:
 Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu nhận thức
của học sinh PTTH tại Hà Nội về một số nội dung chính của
SKSSVTN, nhu cầu GD SKSSVTN của các em và thái độ của cộng
đồng (bao gồm: thầy, cô giáo, cha mẹ học sinh PTTH) về GD
SKSSVTN của học sinh PTTH hiện nay.
 Không gian nghiên cứu: Trường PTTH Yên Hòa, quận Cầu Giấy
và Trường PTTH Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
 Thời gian nghiên cứu: Tháng 9 - 10, năm 2006.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp quan sát: chúng tui nhiều lần thực hiện quan sát không
tham gia (trong tháng 9 - 10, năm 2006) về một số yếu tố liên quan đến nhu
cầu GD SKSSVTN của học sinh PTTH tại trường PTTH Yên Hòa, quận
Cầu Giấy và Trường PTTH Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
6.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: được chúng tui sử dụng đối
với các em học sinh PTTH nhằm tìm hiểu nhận thức của các em về một số
nội dung chính của SKSSVTN và nhu cầu của các em về GD SKSSVTN.
Đối tượng được khảo sát là học sinh cấp 3 của trường PTTH Yên
Hòa, quận Cầu Giấy ( thay mặt cho khu vực nội thành Hà Nội) và Trường
PTTH Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm ( thay mặt cho khu vực ngoại thành
Hà Nội), bao gồm các em học sinh đang học tập hệ chính quy tại trường;
được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo cơ cấu
khối học.
Tổng số phiếu phát ra là 330 phiếu, số phiếu thu vào và xử lý là 328
phiếu, được phân bổ cho hai trường như sau:
- Trường PTTH Yên Hoà: 161/328 phiếu (49,1%),
- Trường PTTH Nguyễn Văn Cừ: 167/328 phiếu (50,1%).
Giới tính của đối tượng được khảo sát:
- Nam: 169/328 học sinh (51,5%);


3wrijekZwVHPhtM

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status