Xây dựng bài tập vật lí có nội dung thực tiễn để sử dụng trong dạy học chuyển động ném - Vật lí 10 - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, chúng ta đang trong thời kỳ xây dựng, đổi mới và đẩy mạnh
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Giai đoạn này đòi hỏi năng lực sáng
tạo của con người Việt Nam cao hơn bất kỳ giai đoạn nào khác. Để đáp ứng
được nhu cầu của xã hội, ngành Giáo dục đã có sự thay đổi về mọi mặt và đặc
biệt là về PPDH.
Nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các môn học trong trường phổ thông là
phải làm sao cho khi vào đời, bắt tay tham gia vào lao động sản xuất, HS có
thể nhanh chóng tiếp thu được cái mới với trình độ hiện đại của khoa học kĩ
thuật. Do đó, trong giảng dạy các môn học trong trường phổ thông, việc áp
dụng các PPDH tích cực nhằm phát triến tư duy, năng lực sáng tạo cho học
sinh là vô cùng quan trọng.
Trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, việc giảng dạy BTVL là một
việc làm vô cùng cần thiết. Thông qua dạy học về BTVL, GV có thể giúp HS
nắm vững một cách chính xác, sâu sắc và toàn diện hơn những quy luật vật lí,
những hiện tượng vật lí, biết cách phân tích chúng và ứng dụng chúng vào các
vấn đề thực tiễn. Từ đó, giúp các em vận dụng những kiến thức đã học để giải
quyết tốt những nhiệm vụ học tập và những vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra.
BTVL chính là một trong những phương tiện rất quan trọng trong việc
rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức đã thu nhận
được để giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Có thể xây dựng được rất nhiều bài
tập có nội dung thực tiễn, trong đó yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức lí
thuyết để giải thích các hiện tượng hay đoán các hiện tượng có thể xảy ra
trong thực tiễn ở những điều kiện cho trước. Tuy nhiên, việc giải BTVL không
phải là một công việc nhẹ nhàng, nó đòi hỏi sự làm việc căng thẳng, tích cực
của HS, một sự vận dụng tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm đã có để tìm lời giải nêu ra trong bài tập. Khi giải thành công một BT nó sẽ đem đến cho HS
niềm phấn khởi, sẵn sàng đón nhận những BT mới ở mức độ cao hơn.
Tuy nhiên, không phải cứ cho HS làm BT là chúng ta đạt được ngay
các kết quả như mong muốn. BTVL chỉ phát huy tác dụng của nó trong những
điều kiện sư phạm nhất định. Kết quả rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo giải BT phụ
thuộc rất nhiều vào việc có hay không một hệ thống BT được lựa chọn và sắp
xếp phù hợp với mục đích dạy học, với yêu cầu rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho
người học. Trên thực tế đã có một số tác giả nghiên cứu về việc lựa chọn và
sử dụng hệ thống BT chương: “Động lực học chất điểm” - Vật lí 10 trong dạy
học như đề tài: “Hình thành phương pháp giải BT chương: “Động lực học
chất điểm” - Vật lí 10 THPT” của tác giả Vũ Thị Kim Phúc; đề tài: “Xây
dựng và hướng dẫn HS lớp 10 THPT giải hệ thống BT chương: “Động lực
học chất điểm” - Vật lí 10 nâng cao theo hướng phát triển năng lực giải quyết
vấn đề” của tác giả Đặng Thị Thu Thuỷ… Nhưng những đề tài này thì chưa
đề cập đến việc lựa chọn, xây dựng và sử dụng các BT có nội dung thực tiễn
trong dạy học.
Bản thân mỗi bài tập vật lí đã là một tình huống vận dụng tích cực.
Song tính tích cực của nó còn được nâng cao hơn khi nó được sử dụng như là
nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo. Do
đó, BTVL có nội dung thực tiễn thực sự là một phương tiện hữu hiệu để tích
cực hóa hoạt động phát triển tư duy của HS trong việc quan sát và giải thích
các hiện tượng thực tiễn.
Qua việc nghiên cứu các tài liệu và xuất phát từ thực tiễn chúng tôi
nhận thấy chuyển động của vật bị ném là một phần khó trong chương: “Động
lực học chất điểm” - Vật lí 10, mặc dù HS có thể dễ dàng quan sát và dễ hình
dung. Tuy nhiên kiến thức về chuyển động ném bao trùm cả các kiến thức về
chuyển động đều, chuyển động biến đổi đều, tổng hợp chuyển động, có thể

l9F9Dl834r1M4PW
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status