Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2003-2010, đánh giá thành tựu và hạn chế về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó để sự điều chỉnh thích hợp. Đề xuất phương hướng, giải pháp từng bước xây dựng cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với tỉnh Điện Biên trong thời gian tới tạo cơ sơ cho tăng trưởng bền vững đưa tỉnh ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1.1. Cơ cấu ngành kinh tế
1.1.1. khái niệm
1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế
1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những nhân tố ảnh
hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế
1.3. Một số mô hình lý thuyết vế chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.3.1. cách thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành - Mô hình
Rostow
1.3.2. Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis
1.3.3. Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển
1.3.4. Mô hình hai khu vực của Harry T. Oshima
1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Lai Châu và bài học kinh
nghiệm cho tỉnh Điện Biên
1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Lai Châu
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Điên Biên
Chương 2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH
ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2010
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu kinh
tế ở tỉnh Điện Biên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên
2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế của tỉnh Điện Biên
2.2. Tổng quan quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh
Điện Biên
2.2.1. Tóm lược quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai
đoạn 1986-2003
2.2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn
2003-2010
2.2.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế
2.2.4. Cơ cấu hàng xuất khẩu
2.2.5. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Điện Biên
2.3. Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu và hạn chế trong
quá trình chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2003- 2010
2.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chương 3. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2015
3.1. Bối cảnh tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở
tỉnh Điện Biên
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
3.1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam
trong thời gian tới
3.2. Quan điểm và mục tiêu về chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế
đến 2015 ở tỉnh Điện Biên
3.2.1. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
3.2.2. Mục tiêu phát triển
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
tỉnh Điện Biên
3.3.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
3.3.2. Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư
3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.3.4. Phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật
3.3.5. Giải pháp phát triển ngành
KẾT LUẬN CHUNG
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cơ cấu kinh tế hay cấu trúc của nền kinh tế là yếu tố ảnh hưởng quyết
định đến sự tăng trưởng nhanh và bền vững của một nền kinh tế. Cơ cấu kinh
tế luôn vận động hay chuyển dịch và chịu tác động của các yếu tố kinh tế - xã
hội. Xu hướng vận động cơ cấu kinh tế mà nước ta hướng tới là một cơ cấu
kinh tế của một nước công nghiệp, tức có tỷ trọng ngành công nghiệp trong
cơ cấu ngành kinh tế là chiếm ưu thế. Một cơ cấu kinh tế hợp lí phù hợp với
giai đoạn, điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể sẽ phát huy hiệu quả tối đa các
nguồn lực hiện có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Xét trên
bình diện tổng thể đó thì chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã được nghiên
cứu tương đối toàn diện, đầy đủ. Tuy nhiên, khi mà ranh giới hay sự tách biệt
giữa các thị trường địa phương, thị trường dân tộc vẫn còn lớn thì mỗi vùng
đều có cơ cấu kinh tế riêng. Hơn nữa, mỗi cấu trúc riêng đó lại phụ thuộc vào
các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các vùng đó. Xét ở phương diện đó,
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu
cụ thể hơn.
Điện Biên là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Bắc điều kiện kinh
tế, xã hội còn rất nhiều khó khăn. Điện Biên không có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế như một số tỉnh khác trong cả nước. Nhưng Điện Biên
cũng có những điều kiện riêng nếu phát huy hiệu quả có thể thoát khỏi tình
trạng khó khăn trở thành một tỉnh có kinh tế phát triển.
Vậy tại sao tỉnh Điện Biên cần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế? Mô
hình cơ cấu ngành kinh tế như thể nào để phát huy được các điều kiện, tiềm
năng của Điện Biên? Những yếu tố gì tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế của tỉnh Điện Biên? Cơ cấu ngành kinh tế của Điện Biên có điểm khác
biệt gì so với mục tiêu cơ cấu ngành kinh tế tổng thể của đất nước là ngành
công nghiệp chiếm ưu thế hơn hẳn các ngành khác không? Và Điện Biên cần
đưa ra những quan điểm, biện pháp gì để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế tới sự hợp lí đó?
Trên cơ sở những lí do đã phân tích ở trên, tác giả lựa chọn vấn đề
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Điện Biên làm đề tài luận văn thạc sỹ
chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế nói riêng đã có nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu như:
- Đỗ Hoài Nam “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển những
ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” Nxb Khoa học-xã hội Hà Nội 1996.
Tác giả đã trình bày những vấn đề lí luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và cơ cấu ngành kinh tế trên cơ sở đó soi xét nền kinh tế Việt Nam. Nghiên
cứu mối quan hệ giữa cơ cấu ngành kinh tế với có cấu vùng kinh tế gắn
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
của Việt Nam.
- Bùi Tất Thắng “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam” Nxb Khoa học-xã
hội Hà Nội 1997. Tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt nhấn mạnh đến nhân tố khoa học công nghệ.
- Lê Du Phong-Nguyễn Thành Độ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
điều kiện hội nhập khu vực và thế giới” Nxb Chính trị quốc gia 1999. Tác giả
nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế thế
giới.
- Bùi Tất Thắng “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” Nxb
Khoa học xã hội Hà Nội 2006. Tác giả tập trung phân tích những vấn đề lí luận và thực tiện về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong bối
cảnh mới về kinh tế quốc tế và trong nước, từ đó đưa ra những giải pháp cơ
bản nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Tóm lại, các tác giả đã tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế trong điều kiện kinh tế xã hội mới; phân tích những nhân tố tác động
đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; phân tích sư tương tác giữa cơ
cấu ngành kinh tế và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Mỗi
tác giả nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một góc độ khác nhau
và đây là nguồn tư liệu quan trọng làm tài liệu tham khảo cho luận văn. Tuy
nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế trong điều kiện cụ thể của tỉnh Điện Biên- một tỉnh đặc thù miên núi
vừa tách tỉnh còn nhiếu khó khăn. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế ở Điện Biên làm đề tài nghiên cứu của mình.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2003-2010 từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sao cho khai thác hiệu quả tối đa các nguồn
lực kinh tế tạo mức tăng trưởng cao và bền vững.
- Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm
vụ cụ thể sau:
+ Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về cơ cấu ngành kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
+ Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2003-2010, đánh giá thành tựu và hạn chế về chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế; chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó để
sự điều chỉnh thích hợp. + Đề xuất phương hướng, giải pháp từng bước xây dựng cơ cấu ngành
kinh tế phù hợp với tỉnh Điện Biên trong thời gian tới tạo cơ sơ cho tăng
trưởng bền vững đưa tỉnh ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: đề tài nghiên cứu các nội dung cơ bản của chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên
+ Về thời gian: trong giai đoạn 2003-2010 hướng tới năm 2015
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp loại bỏ khỏi quá
trình và hiện tượng được nghiên cứu những cái đơn nhất, ngẫu nhiên và tạm thời,
hay tạm gác lại những nhân tố nào đó để tách ra những quá trình và hiện tượng
vững chắc, ổn định, điển hình trong các quá trình và hiện tượng đó, nhờ vậy mà
nắm được bản chất của quá trình và hiện tượng đó. Ví dụ khi nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác giả chỉ đề cập tới
những nhân tố cơ bản nhất (không phân tích tác động của tất cả các nhân tố) loại bỏ
những nhân tố ít tác động, những nhân tố mang tính chất tạm thời.
- Phương pháp lôgic kết hợp với phương pháp lịch sử là phương pháp
căn cứ vào tiến trình lịch sử kết hợp với tư duy và suy luận lôgic để vạch ra
những quy luật tác động chi phối. Ví dụ khi đánh giá xu hướng chuyển dịch
cơ cấu GDP qua các năm tác giả căn cứ vào số liệu thống kê qua các năm, các
sự kiện tác động tới xu hướng đó để phân tích để đưa ra kết luận về xu hướng
chuyển dịch đó là do cái gì chi phối chủ yếu. - Phương pháp phân tích: trên cơ sở những số liệu thống kê, tài liệu về
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác giả phân tích, đánh giá xu hướng chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế qua các năm và trả lời tại sao nó lại chuyển dịch như thế.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh tốc độ tăng tỷ trọng
trong GDP của các ngành kinh tế qua các năm…
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác
như phương pháp tổng hợp…
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế ở tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2003- 2010, chỉ ra những mặt được
và mặt hạn chế và nguyên nhân của những thành tưu và hạn chế đó.
- Trên cơ sở những đánh giá trên và bối cảnh về kinh tế đề xuất quan
điểm và những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách
hợp lí phát huy tối đa tiềm năng của tỉnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một
cách bền vững.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế
- Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Điện
Biên từ năm 2003 đến 2010
- Chương 3: Những quan điểm và giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên đến năm 2015

ig9lgy2ZVqrIz3n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status