Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Kinh tế Chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Trình bày lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Solow và phương pháp đánh giá vai trò của các nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế. Nêu các chỉ tiêu đánh giá nguồn lực tăng trưởng kinh tế và vận dụng vào Việt Nam, đó là các chỉ tiêu về thu nhập bình quân đầu người, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - hệ số ICOR và năng suất nhân tố tổng hợp - TFP. Phân tích vai trò của các nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, qua tìm hiểu về tác động của Khoa học và công nghệ và đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế; từ đó đánh giá vai trò của nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, TFP và các yếu tố đầu ra đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đưa ra những quan điểm định hướng, các giải pháp vĩ mô và vi mô phát huy các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế đối với Việt Nam trong thời gian tới
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các biểu ii
LỜI MỞ ĐẦU 01
CHƢƠNG 1
LÝ THUYẾT TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA SOLOW VÀ
PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC NGUỒN
LỰC ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
08
1.1. Lý thuyết tăng trƣởng kinh tế của Solow và phƣơng pháp
hạch toán tăng trƣởng
08
1.1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Solow 08
1.1.1.1. Hàm sản xuất và những nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế 09
1.1.1.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và sự tăng trưởng của vốn 10
1.1.2. Phương pháp hạch toán tăng trưởng 15
1.2.Các chỉ tiêu đánh giá nguồn lực tăng trƣởng kinh tế và vận
dụng vào Việt Nam
19
1.2.1. Thu nhập bình quân đầu người 19
1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động – Năng suất lao
động
19
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - Hệ số ICOR 19
1.2.4 . Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) 20
CHƢƠNG 2
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC NGUỒN LỰC ĐỐI VỚI TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
24
2.1. Các nguồn tăng trƣởng kinh tế Việt Nam 24
2.1.1.Vốn đầu tư 24
2.1.2. Nguồn lực con người 25
2.1.2.1. Năng suất lao động và việc áp dụng tính toán ở Việt Nam 27
2.1.2.1.1. Phân tích năng suất lao động chung toàn nền kinh tế giai
đoạn 2001 – 2008
29
2.1.2.1.2. Phân tích năng suất lao động theo khu vực kinh tế 31
2.1.2.1.3. Phân tích năng suất lao động theo ngành kinh tế 33
2.1.3. Khoa học công nghệ 39
2.1.4. Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế 41
2.1.5. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế 43
2.2. Phân tích vai trò của các nguồn lực đối với tăng trƣởng kinh
tế Việt Nam
46
2.2.1.Tác động của Khoa học &Công Nghệ đối với Tăng trưởng kinh
tế
48
2.2.2. Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế 49
2.3. Đánh giá vai trò của các nguồn lực đối với tăng trƣởng kinh tế
Việt Nam
51
2.3.1. Đánh giá vai trò của nguồn vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh
tế Việt Nam
51
2.3.2. Đánh giá vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế
Việt Nam
54
2.3.3. Đánh giá vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng
kinh tế Việt Nam
55
2.3.4. Đánh giá vai trò của TFP đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam 58
2.3.5. Đánh giá vai trò của các yếu tố đầu ra đối với tăng trưởng kinh
tế Việt Nam
59
CHƢƠNG 3
QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC
NGUỒN LỰC CHO TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ĐỐI VỚI VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
64
3.1. Triển vọng và quan điểm tăng trƣởng kinh tế Việt Nam 64
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 64
3.1.2. Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới 65
3.2. Các giải pháp pháp huy các nguồn lực tăng trƣởng kinh tế
Việt Nam
69
3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 69
3.2.1.1.Cải cách toàn diện nền kinh tế 69
3.2.1.2. Từ bỏ cơ cấu kinh tế theo đuôi, tìm lối đi riêng dựa vào những
điểm Việt Nam có lợi thế
73
3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô 75
3.2.2.1. Tăng việc làm, tạo nguồn việc làm mới để tăng GDP 75
3.2.2.2. Đầu tư cho công nghệ 76
3.2.3. Một số giải pháp khác 78
3.2.3.1. Giảm chi phí trung gian là biện pháp quan trọng để thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế bền vững
78
3.2.3.2. Phát huy và sử dụng mọi tiềm năng vốn có của lực lượng sản
xuất
79
3.2.3.3. Đổi mới công nghệ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trong hoạt
động của doanh nghiệp
80
3.2.3.4. Nhận thức đúng vai trò của tín dụng, ngân hàng trong việc
phân phối và tối ưu hoá nguồn vốn xã hội
82
3.2.3.5. Phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho nền kinh
tế
84
3.3. Gợi ý giải pháp phát triển các nguồn lực tăng trƣởng kinh tế
Việt Nam trong thời gian tới
86
3.3.1. Tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) để nâng cao chất
lượng tăng trưởng
86
3.3.2. Khuyến khích phát triển một số lĩnh vực 87

3.3.2.1. Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư 87
3.3.2.2. Khuyến khích đầu tư từ nước ngoài 87
3.3.2.3. Khuyến khích giáo dục 88
3.3.2.4. Bảo vệ quyền sở hữu và duy trì ổn định chính trị 88
3.3.2.5. Khuyến khích thương mại tự do 88
3.3.2.6. Kiểm soát tăng trưởng dân số 89
3.3.2.7. Khuyến khích nghiên cứu và triển khai 89
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 93

1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc là mong ước của mọi người. Bàn luận về
điều này thật có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với sự phát triển của nhân loại,
những nghiên cứu về các vần đề kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường đã làm
tốn không biết bao thời gian, công sức, trí tuệ mà vẫn là chưa đủ.
Trong lời tựa cuốn sách nhan đề "Vì chất lượng cuộc sống tốt hơn", được coi
là tài liệu xác định Chiến lược Phát triển bền vững của Chính phủ Vương quốc
Anh, Thủ tướng Tony Blair viết: “Tiến bộ thực sự không thể đo bằng tiền. Chúng
ta phải bảo đảm rằng tăng trưởng kinh tế đóng góp cho chất lượng cuộc sống của
chúng ta, chứ không phải là làm cho nó xấu đi... Tăng trưởng vừa phải ổn định, vừa
phải bền vững về mặt môi trường. Điều có ý nghĩa quan trọng ở đây là chất lượng
của tăng trưởng, chứ không chỉ là số lượng.” [17, tr 7]
Còn trong phần Tổng quan mở đầu cuốn sách "Chất lượng tăng trưởng", do
Ngân hàng Thế giới tổ chức biên soạn và xuất bản, có đoạn viết: “Thập niên cuối
cùng của thế kỷ 20 đã chứng kiến bước tiến bộ đáng kể tại nhiều khu vực trên thế
giới, đồng thời cũng chứng kiến sự trì trệ và những bước thụt lùi, thậm chí ở cả
những quốc gia trước đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại nhanh
nhất. Những khác biệt đang tiếp tục gia tăng và những đảo lộn ghê gớm này cho ta
hiểu nhiều điều về những gì là yếu tố đóng góp cho phát triển. Đứng ở vị trí trung
tâm là tăng trưởng kinh tế, nhưng không chỉ là tốc độ tăng (về số lượng) của nó, mà
cũng quan trọng như vậy là cả chất lượng của tăng trưởng”[18, tr 16]
Đến đây, chúng ta có thể nói rằng, các phạm trù - phát triển và phát triển bền
vững, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng - có mối quan hệ gần gũi với nhau,
nhưng không trùng lặp, mà bổ sung lẫn cho nhau. Mỗi phạm trù đều có nội hàm
riêng, thể hiện quá trình phát triển của tư duy, nhận thức của con người về tự nhiên,
về xã hội và về bản thân cuộc sống của mình.
Có thể thấy, phạm vi của khái niệm "chất lượng tăng trưởng" là khá rộng và
các tiêu chí định lượng để đánh giá nó vẫn còn trong quá trình tiếp tục được nghiên
cứu, xác định. Cho đến nay, vì nhiều lý do, trong đó có việc cho phép so sánh quốc
tế, GDP (GNP) và GDP (GNP) bình quân đầu người (cả số tuyệt đối và số tương
đối) vẫn là hai tiêu chí được cả thế giới thừa nhận và sử dụng để đo lường, đánh giá
mức độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng, cũng từ lâu trong kinh tế học, cả lý thuyết và
thực hành, người ta đã lưu ý về những điểm hạn chế, điểm không phù hợp của các
thước đo này, nhất là liên quan đến phúc lợi và chất lượng cuộc sống và trong
những khía cạnh xã hội của quá trình phát triển. Với sự phân biệt ngày càng chi tiết
và sâu sắc giữa "tăng trưởng" và "phát triển", đặc biệt là trong quá trình xây dựng
các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, các học giả kiến nghị rằng thước đo về phát
triển phải bao gồm không chỉ tốc độ tăng trưởng, mà cả các khía cạnh về chất
lượng như cơ cấu, sự phân bổ và tính bền vững của tăng trưởng. Từ đó, trong hoạt
động thực tiễn ở nhiều quốc gia, một số tiêu chí và đại lượng đã lần lượt được áp
dụng. Trong đó yếu tố năng suất được đặc biệt chú ý.
Ngày nay, năng suất có quan hệ nhiều mặt của nền kinh tế - xã hội, liên quan
đến sản xuất và đời sống của dân cư. Nó trở thành nội lực phát triển của các công
ty, ngành và nền kinh tế. Hơn nữa, nó còn là cơ sở đảm bảo cho đời sống của dân
cư ngày càng tốt hơn. Lấy một thí dụ để thấy sự quan trọng của hiệu suất. Các nền
kinh tế ở Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan từ giữa thập niên 1960 và
Trung Quốc từ thập niên 1980 đã cho thấy một sự phát triển kỳ diệu. Tuy nhiên nếu
so với thời đại phát triển thần kỳ của Nhật (1950-1973) thì Nhật hiệu suất hơn
nhiều. Nhật dùng lượng tư bản ít hơn và phát triển với tốc độ cao hơn. Chẳng hạn,
trường hợp Hàn Quốc trong giai đoạn 1960-1994, kinh tế tăng trưởng bình quân
năm là 8,3%, trong đó tư bản đóng góp 4,3%, lao động 2,5% và hiệu suất 1,5%,
trong khi Nhật trong giai đoạn 1950-1973, kinh tế tăng trưởng tới 9,2% nhưng tư
bản chỉ đóng góp 3,4% (nhỏ hơn Hàn Quốc) vì hiệu suất đóng góp tới 3,6%. Chính
vì vậy, luận văn này sẽ nghiên cư ́ u cá c cá ch tiếp cận mới về bản chất năng suất ,
tô ̉ ng hơ ̣ p và phân tí ch cơ sở cu ̉ a việc đo lường năng suấ t . Trên cơ sở đó, sẽ trình
bày phương pháp phân tích biến động năng suất, tô ̉ ng hơ ̣ p và tì m hiể u cá c nghiên
cư ́ u về lượng hoá vai trò cu ̃ ng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tô ́ cu ̉ a tăng
trươ ̉ ng đến sự biến động đó. Đồng thời xem xét ảnh hưởng của năng suất đến các
chỉ tiêu kinh tế xã hội khác. Trong đó, chú trọng đến phân tích chỉ tiêu năng suất
nhân tố tổng hợp (TFP), tư ̀ đo ́ đánh giá đươ ̣ c vai trò của của các nguồn lực đối với
tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế (theo nghĩa nguyên gốc, gắn với GDP) bắt nguồn từ ba
yếu tố đầu vào là vốn, lao động và tiến bộ công nghệ (bao quát công nghệ sản xuất,
kỹ năng quản lý và một số khía cạnh liên quan khác). Để đánh giá ba yếu tố này,
lâu nay, người ta sử dụng các tiêu chí ICOR, năng suất lao động và năng suất nhân
tố tổng hợp - TFP. TFP là chữ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh "Total Factor
Productivity" (có tác giả dịch là "tổng năng suất nhân tố sản xuất").
Trong tăng trưởng GDP có sự đóng góp của vốn và lao động (là hai trong ba
nhân tố sản xuất cơ bản cùng với đất đai). Ở trên chúng ta đã nói về đóng góp của
vốn và lâu nay ta đã quen thuộc với khái niệm năng suất lao động. Nhưng nhiều khi
chúng ta muốn biết hiệu quả của các đầu vào tính gộp chung, chứ không chỉ riêng
từng đầu vào. Về cơ bản, khái niệm năng suất nhân tố tổng hợp - TFP là một cách
đo lường đồng thời năng suất của cả vốn lẫn lao động trong một hoạt động cụ thể
hay cho cả nền kinh tế. Cách tiếp cận được sử dụng ở đây là thông qua "hàm sản
xuất" có dạng: GDP = A × f(K, L), thể hiện quan hệ giữa GDP và các đầu vào - vốn
K và lao động L, trong đó A thay mặt cho năng suất nhân tố tổng hợp.
Có thể nói, TFP là thước đo phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng vốn và
lao động; Song, với cách tiếp cận tổng thể này, ta có thể bổ sung các yếu tố khác.
Trong các yếu tố bổ sung, người ta quan tâm nhiều đến tiến bộ công nghệ và các
biện pháp quản lý, điều hành, cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Nhiều nghiên cứu đã được
các học giả trên thế giới tiến hành về vai trò của TFP đối với tăng trưởng. Đối với
một quốc gia, vốn và lao động là những đại lượng hữu hạn, vì thế các học giả

atwvcH0UjA441Qp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status