Xuất khẩu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động, làm rõ sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động của tỉnh Phú Thọ, có so sánh với các tỉnh khác trong vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và cả nước; làm rõ những mô hình hay làm cơ sở cho việc dự báo khả năng (xuất khẩu lao động) XKLĐ của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020. Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch, định hướng xuất khẩu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020. Kiến nghị những biện pháp trước, trong và sau khi XKLĐ đối với tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; pháp hiệu quả để quản lý người lao động và sử dụng họ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương sau khi hết hạn hợp đồng về nước
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, còn được gọi là xuất
khẩu lao động (XKLĐ) là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt
Nam. Đại hội VI của Đảng đã xác định “mở rộng việc đưa lao động ra nước ngoài
bằng nhiều hình thức thích hợp, coi đó là một bộ phận hữu cơ của Chương trình
lao động”. Mở đầu Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị cũng đã
chỉ rõ: "xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp
phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao
trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước,...”.
Đặc biệt, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam,
XKLĐ còn có vai trò quan trọng là góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình
độ chuyên môn cao, có ngoại ngữ, có kỷ luật làm việc và tác phong công nghiệp,...
để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Cùng với chính sách mở cửa, phát triển hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế
thế giới của đất nước, từ Đại hội VI của Đảng đến nay, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về XKLĐ liên tục được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp, tạo
hành lang pháp lý thông thoáng cho phát triển công tác này. Nhìn chung, thời gian
qua, nhờ nỗ lực của các cấp, các ngành, hoạt động XKLĐ đã đạt được những kết
quả khả quan: chỉ tính riêng 5 năm (2006 - 2010), bình quân mỗi năm chúng ta đưa
được khoảng gần 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài; mỗi năm người lao
động gửi về cho gia đình khoảng 1,6 - 2 tỉ đôla Mỹ. Một số địa phương có đóng
góp tích cực cho thành tích xuất khẩu lao động của cả nước, điển hình như: Nghệ
An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hà Nội và Phú Thọ.
Với lợi thế nằm gần thủ đô Hà Nội, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50
km về phía Bắc, những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã khai thác tối đa tiềm năng thế
mạnh, triển khai đồng bộ các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội,
tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định cuộc sống,
xóa đói giảm cùng kiệt cho nhân dân... Đặc biệt, xuất khẩu lao động được coi là
hướng đi đúng để giải quyết việc làm, xóa đói giảm cùng kiệt nên được các cấp chính
quyền quan tâm, chỉ đạo thực hiện với các biện pháp đồng bộ như: đẩy mạnh tuyên
truyền phổ biến các chế độ, chính sách, quyền lợi đến người lao động; tổ chức bộ
máy làm công tác xuất khẩu lao động ở địa phương, tăng cường sự phối hợp giữa
doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong tuyển chọn, huấn luyện người lao
động,... Nhờ đó, số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng trưởng
theo hướng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo ra những chuyển biến lớn cho thu
nhập của người lao động; theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2006 - 2010, toàn tỉnh đã đưa được trên 14 ngàn lao động
đi làm việc ở nước ngoài, chiếm trên 18% tổng số tạo việc làm toàn tỉnh. Tuy
nhiên, theo đánh giá của địa phương, hoạt động XKLĐ chưa phát triển tương xứng
với tiềm năng; nhất là chưa đáp ứng được yêu cầu về xây dựng đội ngũ lao động
cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong bối cảnh đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra, trong những năm qua đã xuất hiện những
tồn tại, hạn chế, bất cập trong xuất khẩu lao động ở Phú Thọ như: doanh nghiệp
gặp khó khăn trong tuyển chọn lao động, chất lượng nguồn nhân lực thấp, thị
trường xuất khẩu lao động còn hạn hẹp, chủ yếu là Malaysia và Trung Đông và
một số lượng không nhiều đi thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Nguyên
nhân chủ yếu là do nhận thức chưa thống nhất, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các
cơ quan từ trung ương đến địa phương; việc tuyển chọn, dạy nghề, ngoại ngữ, giáo
dục định hướng cho người lao động làm chưa tốt, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức,
trình độ kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài hạn chế...
Để hoạt động XKLĐ đạt hiệu quả, trong thời gian tới tỉnh Phú Thọ xác định tập
trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của đảng và nhà nước về XKLĐ đến tận xã,
phường và người dân; làm tốt tất cả các khâu trong quy trình xuất khẩu lao động,
trong đó chú trọng tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật để nâng dần tỷ
trọng lao động có chất lượng cao trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài;
hướng tới thị trường có nhu cầu lao động trình độ cao để đảm bảo người lao động
có thu nhập cao, đồng thời mở ra cơ hội học tập, tiếp thu kiến thức, trình độ kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao trình độ tay nghề, đảm bảo phục vụ
tốt hơn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, của địa
phương nói riêng khi những lao động này hết hạn hợp đồng, về nước làm việc.
Để góp phần nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn cũng như đề xuất giải
pháp cần thực hiện triệt để ở cấp địa phương nhằm đẩy mạnh XKLĐ của tỉnh Phú
Thọ trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh
tế thế gới và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đề tài: “Xuất khẩu
lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020” được tác giả lựa chọn làm luận
văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua có nhiều tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước về hoạt động XKLĐ của Việt Nam, hay của từng địa
phương, dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
- “Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á kinh nghiệm và bài
học” của Nguyễn Thị Hồng Bích viết năm 2007;
- “Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động ở
Việt Nam” của Lê Hồng Huyên đăng trên số 133, tháng 7/2008, Tạp chí kinh tế và
phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân;
- “Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”của Lê Hồng Huyên đăng trong Kỷ
yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, tháng 12/2008;
- “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động” của Phan
huy Đường đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội, số 357, tháng 4/2009.
- “Thực trạng và xu hướng xuất khẩu lao động của Việt Nam” của Kanika
Angsuthanasonbat, Thái Lan.
Hầu hết các nghiên cứu, đề tài coi XKLĐ là một hướng đi giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động và tạo nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Đồng
thời đã phân tích kỹ về thực trạng công tác xuất khẩu lao động trên bình diện cả
nước, đánh giá hiệu quả kinh tế của chương trình hợp tác lao động quốc tế và
XKLĐ, phân tích một số thị trường lao động trên thế giới và trong khu vực, làm rõ
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cũng như đề ra những giải pháp để thúc đẩy
xuất khẩu lao động trong những năm tới.
Ngoài ra còn có nhiều luận văn viết về xuất khẩu lao động của các địa
phương, thậm trí đến địa bàn cấp huyện, điển hình như các luận văn dưới đây:
- “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
của tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Thị Hoan, lớp Quản lý kinh tế K45B, Trường đại
học Kinh tế quốc dân (2007).
- “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả XKLĐ ở huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc” của Hoàng Văn Tú, Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, Trường
đại học Kinh tế quốc dân (năm 2008).
Các luận văn này từ góc độ địa phương phần nào đã làm rõ được thực trạng
công tác XKLĐ ở mỗi địa phương, lợi ích của XKLĐ mang lại cho tỉnh, khó khăn,
tồn tại và kiến nghị giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của
địa phương.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu kỹ vai trò của XKLĐ đối với tỉnh
Phú Thọ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH)
của đất nước; đặc biệt, đối với Phú Thọ cũng chưa có những nghiên cứu đề cập sâu
về những mô hình hiệu quả, cách làm hay trong xuất khẩu lao động trong thời gian
qua cũng như xác định những nhiệm vụ, khâu đột phá trong giai đoạn tới. Do đó,
trong luận văn này, bên cạnh việc hệ thống hóa lý luận chung về xuất khẩu lao
động, tác giả tập trung đi sâu phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản lý
nhà nước về XKLĐ của tỉnh Phú Thọ, kết quả đạt được trong việc đưa lao động đi
làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2001 - 2010; làm rõ những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân để làm cơ sở cho việc dự báo khả năng XKLĐ của tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2011 – 2020 cũng như luận chứng các giải pháp phù hợp với điều kiện của
tỉnh, trong đó kiến nghị những nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá, để thực hiện
kế hoạch và định hướng về xuất khẩu lao động của tỉnh Phú Thọ trong thời gian
tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích: nghiên cứu lý luận về di cư lao động quốc tế và thực tiễn
hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam; phân tích thực trạng xuất khẩu lao
động của tỉnh Phú Thọ, những thành tựu đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân;
trên cơ sở đó dự báo khả năng xuất khẩu lao động của tỉnh Phú Thọ cũng như kiến
nghị giải pháp cần thực hiện để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam (giai đoạn 2011 - 2020).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động, làm rõ sự
cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc
tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động của tỉnh Phú Thọ, có so
sánh với các tỉnh khác trong vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và cả nước; làm rõ
những mô hình hay làm cơ sở cho việc dự báo khả năng XKLĐ của tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2011 - 2020.
- Đề xuất các giải thực hiện kế hoạch, định hướng xuất khẩu lao động của
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020.


95lBB4NA0cp8t6z
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status