Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhật Bản tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang ngày càng trở nên “phẳng” hơn, quá trình hội nhập và phụ
thuộc lẫn nhau của các quốc gia trên thế giới cũng ngày càng trở nên sâu sắc
hơn. Trong bối cảnh đó, mỗi quốc gia đều đề cao tầm quan trọng của việc
phát triển nền kinh tế, bởi lẽ, một nền kinh tế phát triển là chìa khóa để mở ra
rất nhiều cơ hội với thế giới. Đó không chỉ là cơ hội để hợp tác, mà còn là cơ
hội để khẳng định vị thế của đất nước mình với bạn bè năm châu. Việt Nam
cũng không nằm ngoài xu thế coi trọng việc thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế đó.
Một nền kinh tế muốn phát triển phải có sự đóng góp từ rất nhiều yếu tố,
bao gồm cả chủ quan và khách quan. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài là
một yếu tố khách quan hết sức quan trọng. Có thể nói, đầu tư trực tiếp nước
ngoài vừa là nguồn đóng góp cho sự phát triển kinh tế, vừa là một yếu tố có
thể tác động tích cực hay tiêu cực tới định hướng phát triển của quốc gia.
Riêng với Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp
từ Nhật Bản càng có một vai trò quan trọng không thể thiếu vì Nhật Bản là
một trong những quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Luận văn này tập
trung nghiên cứu sâu đầu tư của Nhật Bản, giới hạn phạm vi trong lĩnh vực
đầu tư trực tiếp, tác động vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam như thế nào
trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới nay. Điều nhấn mạnh ở đây là tác giả
sẽ phân tích những tác động của đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản tới các yếu tố
của sự phát triển kinh tế. Từ đó, luận văn chỉ ra những đóng góp thiết thực mà
nguồn đầu tư này đã góp phần cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Nghiên cứu những đóng góp thiết thực của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ
Nhật Bản vào Việt Nam, tác giả muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của
Miêu tả:Tổng hợp, phân tích các lý luận chung về sự phát triển kinh tế, các yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế và tính tất yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như những tác động của nó tới sự phát triển của một nền kinh tế. Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản đến sự phát triển kinh tế Việt Nam như tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế, vấn đề việc làm, chất lượng nguồn lao động, vốn đầu tư xã hội, chuyển giao công nghệ… Đưa ra một số đề xuất, giải pháp để phát huy những tác động có hiệu quả của nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản và hạn chế những tác động tiêu cực trong thời gian tới.
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013

nguồn vốn đầu tư này tác động tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Dựa
trên những đóng góp to lớn hiện tại của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật
Bản, tác giả cũng đưa ra một số nhận định và kiến nghị chính sách cho Việt
Nam để phát huy hiệu quả, tăng cường sử dụng những tác động tích cực của
nguồn vốn đầu tư này, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực đang và sẽ có
thể xảy ra. Từ đó, Việt Nam có cơ hội để thu hút nhiều vốn đầu tư hơn nữa,
trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn không chỉ đối với Nhật Bản và các nước
trong khu vực mà còn đối với các nước khác trên toàn thế giới, hướng tới mục
tiêu phát triển kinh tế trong tương lai mà Chính phủ đã đề ra.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, cụ thể là nghiên
cứu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản, đã có rất nhiều những
nghiên cứu được thực hiện. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đi theo
hướng phân tích thực trạng tình hình đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam bằng
phương pháp định tính hay định lượng, sau đó đưa ra một số giải pháp và
nhận định để thu hút đầu tư. Rất ít những nghiên cứu đi vào phân tích cụ thể
các tác động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các yếu tố tạo nên sự phát
triển kinh tế của Việt Nam.
“Foreign Direct Investment, Trade, and Vietnam’s Interdependence in
the APEC Region” do Mai Fujita (Trung tâm nghiên cứu APEC) viết năm
1999. Bài nghiên cứu tập trung vào những lợi ích mà đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đặc biệt là từ các nước trong APEC, trong đó có Nhật Bản, có thể đóng
góp cho nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra ý kiến để Việt
Nam có thể thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiệu quả
hơn, bao gồm cả nguồn vốn từ các nước APEC. Do phạm vi phân tích bao
gồm nhiều nước trong APEC nên những số liệu và lý luận riêng về FDI của
Nhật Bản chưa được phong phú.
Nghiên cứu của Nguyễn Phi Lan, Centre for Regulation and Market
Analysis University of South Australia mang tên “Foreign direct investment
and its linkage to growth in Vietnam: A provincial level analysis” năm 2006.
Câu hỏi mà nghiên cứu này đặt ra là mối quan hệ tác động hai chiều giữa FDI
và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nghiên cứu phân tích dòng vốn FDI của
các nước đổ vào Việt Nam, đặc biệt là từ Nhật Bản và điều tra những ảnh
hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu khá chuyên sâu nhưng mới dừng ở
khía cạnh tăng trưởng, chưa phân tích liên quan tới quá trình phát triển.
“Foreign direct investment and exports: The experiences of Vietnam” do
Nguyen Thanh Xuan (The University of New South Wales) và Yuqing Xing
(University of Japan) đồng tác giả. Báo cáo đưa cái nhìn tổng quan về FDI
của nước ngoài dành cho Việt Nam và tình hình xuất khẩu, nhận định một số
chính sách và các nhân tố tác động tới FDI và xuất khẩu. Từ đó báo cáo cũng
đề xuất một số kiến nghị chính sách cho Chính phủ Việt Nam. Báo cáo cung
cấp những số liệu khá phong phú tập trung riêng về vấn đề xuất khẩu.
“Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong những năm 1990 và triển
vọng” xuất bản năm 2000 của TS.Vũ Văn Hà. Cuốn sách đưa cái nhìn tổng
quan về quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập. Đặc
biệt cuốn sách phân tích sâu về đầu tư trực tiếp và hỗ trợ phát triển của Nhật
Bản vào Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung cuốn sách mang tính tổng quát chung,
chưa phân tích sâu riêng về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tác động tới sự phát
triển kinh tế Việt Nam.
Nghiên cứu “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam” của nhóm tác giả TS.Nguyễn Thị Tuệ Anh (Trưởng
nhóm), ThS.Vũ Xuân Nguyệt Hồng, ThS.Trần Toàn Thắng và TS.Nguyễn
Mạnh Hải nằm trong chương trình “Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách
để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-
2010” của Dự án SIDA. Cuốn sách ra đời năm 2006 đề cập tới tác động của
đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nền kinh tế Việt Nam, tập trung vào phân tích
tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, về hai phương diện quan trọng nhất
là vốn đầu tư và các tác động tràn, không đi vào các tác động khác tới sự phát
triển kinh tế.
Đề tài “Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam: những vấn đề và một
số gợi ý” dưới sự chủ trì của TS.Nguyễn Xuân Thiên, Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc Gia Hà Nội năm 2003. Đề tài đánh giá những nhân tố thúc đẩy đầu
tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam, đồng thời phân tích thực
trạng đầu tư và đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao
hiệu quả nguồn vốn này. Đề tài là nguồn tham khảo đáng chú ý, nhưng trên
phạm vi thực trạng đầu tư, không có nhiều mối liên quan tới phát triển kinh tế.
“Đặc điểm chủ yếu của FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm
gần đây” (2001) là tài liệu giảng dạy được công nhận của TS.Vũ Văn Hà (Đại
học Quốc Gia Hà Nội). Tài liệu phân tích FDI theo ngành của Nhật Bản dành
cho Việt Nam tập trung cao vào lĩnh vực công nghiệp. Về hình thức đầu tư,
Nhật Bản đầu tư dưới 3 hình thức: liên doanh, 100% vốn nước ngoài và hợp
đồng hợp tác kinh doanh. Tài liệu cung cấp cái nhìn tổng quan về phân loại
các hình thức đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, không đi sâu về
vấn đề các tác động tích cực và tiêu cực.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam”
của nghiên cứu sinh Phan Văn Tâm, chuyên ngành Quản lý kinh tế, mã số
62.34.01.01 (năm 2011). Luận án nghiên cứu về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản
vào Việt Nam trên khía cạnh các nhân tố tác động tới nguồn vốn đầu tư này.
Tác giả dùng phương pháp phân tích thực nghiệm để tìm ra những tác động
tích cực cũng như tác động tiêu cực của FDI Nhật Bản đối với nền kinh tế
Việt Nam nói chung, không đi sâu vào phạm vi liên quan tới phát triển kinh tế.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan tới
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm đầu tư của Nhật Bản. Có thể nói,
các công trình nghiên cứu này đều rất có giá trị, đặc biệt là về việc cung cấp
thực tiễn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam cũng như đưa ra những
gợi ý chính sách.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu phân tích những tác động của
đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản vào sự phát triển kinh tế Việt Nam từ
năm 2000 tới nay và đưa ra những giải pháp cụ thể để phát huy hiệu quả, tăng
cường sử dụng những tác động tích cực của nguồn vốn đầu tư này, đồng thời
hạn chế những mặt tiêu cực đang và sẽ có thể xảy ra. Từ đó, Việt Nam có cơ
sở thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
+ Tổng hợp, phân tích các lý luận chung về sự phát triển kinh tế, các
yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế và tính tất yếu của đầu tư trực tiếp nước
ngoài cũng như những tác động của nó tới sự phát triển của một nền kinh tế.
+ Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước
ngoài từ Nhật Bản đến sự phát triển kinh tế Việt Nam như tăng trưởng kinh
tế, thay đổi cơ cấu kinh tế, vấn đề việc làm, chất lượng nguồn lao động, vốn
đầu tư xã hội, chuyển giao công nghệ…
+ Đưa ra một số đề xuất, giải pháp để phát huy những tác động có hiệu
quả của nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản và hạn chế những tác động
tiêu cực trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài từ Nhật Bản vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
+ Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật
Bản tác động vào sự phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 2000 tới nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Phương pháp lịch sử: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ
Nhật Bản được phân tích theo trình tự liên tục từ năm 2000 tới nay, nhằm cho
thấy rõ ràng xu hướng và những tác động thay đổi tích cực của nó tới nền
kinh tế Việt Nam.
+ Phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp các số liệu, dữ liệu liên
quan tới tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế
theo ngành, theo thành phần, chất lượng nguồn nhân lực, v.v…
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này dựa trên cơ sở đánh giá so
sánh những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản giữa các
thời kỳ có sự thay đổi như thế nào đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ của đề tài, luận văn có những đóng góp:
+ Phân tích và làm sáng tỏ những lý luận về các yếu tố đo lường sự
phát triển kinh tế và tính tất yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như tác
động của nó tới sự phát triển của một nền kinh tế.



W3sgjm0ZgZ87i0Y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status