Đồ án Robot tránh chướng ngại vật + code - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Đồ án robot xử lý ảnh

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 GIỚI THIỆU VỀ ROBOT TỰ HÀNH
Robot tự hành ( mobile robot ) là một hướng phát triển của lĩnh vực robotic mà trọng tâm là nghiên cứu chuyển động của robot trong một không gian nhất định. Robot tự hành thực sự là một lĩnh vực riêng biệt kể từ cuối những năm 1960 bằng dự án Shakey tại SRI. Báo cáo của N.J.Nilsson "A Mobile Automation: An Application of Artificial Intelligence Techniques" tại IJCAI 1969 đã đưa ra các yếu tố "nhận thức", "lập bản đồ", "lập kế hoạch đường đi" và các khái niệm về kiến trúc điều khiển. Thập niên 1980 bùng nổ với các dự án về mobile robot và ngay lập tức đã cho thấy việc cần thiết để xét đến các thuộc tính của môi trường thực tế, vấn đề được bắt gặp trong các dự án thiếu thực tế, thường cho rằng robot chỉ là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo.
Ngày nay với sự phát triển của máy tính và vi xử lý cũng như là các loại cảm biến đã giúp cho robot tự hành phát triển không ngừng. Robot có thể được điều khiển bằng vi xử lý hay máy tính nhúng; một hệ thống robot có thể được kiểm soát bởi một máy tính trung tâm qua mạng không dây. Việc tương tác với môi trường bên ngoài có thể được thực hiện nhờ vào các cảm biến siêu âm, hồng ngoại hay camera. Việc định hướng robot trong không gian được thực hiện bằng GPS hay la bàn số. Các chức năng của robot tự hành rất đa dạng : robot có thể di chuyển trong môi trường độc hại, địa hình phức tạp, có thể vẽ lại bản đồ của môi trường và truyền về bộ điều khiển trung tâm. Dưới đây là hình ảnh của robot khám phá sao hỏa của NASA có khả năng định vị và dẫn hướng nhờ vào các cặp camera, phân tích thành phần vật chất bằng cách phân tích quang phổ, truyền dữ liệu về trái đất bằng sóng radio,...


Hình 1.1 Robot khám phá sao hỏa Rover với các thiết bị bên ngoài ( hình trên ) và bên trong ( hình dưới ).
Luận văn này tập trung phân tích các phương pháp tránh vật cản cho robot tự hành mà trong tâm là các phương pháp dựa trên cảm biến siêu âm. Việc phân tích sau đó được áp dụng để điều khiền robot omni tránh vật cản bằng cảm biến siêu âm.
1.2 NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Phần chương 2 sẽ phân tích một số phương pháp tránh vật cản đã được đưa ra trên thế giới dựa trên cảm biến siêu âm và camera. Các phương pháp được đưa ra là : phương pháp đi theo đường biên vật cản, phương phát phát hiện cạnh, phương pháp biểu diễn vật cản bằng sơ đồ lưới xác định, phương pháp trường thế, và phương pháp dùng optical flow. Phương pháp được lựa chọn để thực hiện đề tài là phương pháp dẫn hướng thích nghi.
Trong chương 3, mô hình robot omni được giới thiệu và so sánh với các mô hình robot tự hành khác.
Chương 4 sẽ giới thiệu các loại cảm biến trong robot tự hành và tập trung phân tích về cảm biến siêu âm.
Chương 5 giới thiệu về xử lý ảnh số, các khái niệm cơ bản và thuật toán phát hiện khuôn mặt dựa vào các thuộc tính Haar-like. Ngoài ra chương 5 còn giới thiệu sơ qua thư viện xử lý ảnh OpenCv của Intel và các hàm sử dụng trong đề tài.
Chương 6 mô tả quá trình thực hiện đề tài bao gồm phần cứng và giải thuật phần mềm.
Chương 7 tổng kết kết quả, ưu nhược điểm và phương hướng phát triển đề tài.
Chương 6
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

6.1 CƠ SỞ PHẦN CỨNG
6.1.1 Robot omni
Đây là mô hình robot omni đặt ở phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia DCSELab module điều khiển tự động do các sinh viên khóa trên thực hiện phần khung robot và mạch điều khiển. Phần thêm vào trong phạm vi luận văn của em là lắp đặt thêm ba cảm biến siêu âm vào phía trước robot, thực hiện mạch đọc cảm biến và giao tiếp với mạch điều khiển chính, lắp đặt camera vào phần đầu của robot để thực hiện việc bắt mặt người.
Cấu tạo robot gồm ba phần :
 Phần đầu : có giá đỡ để đặt camera


Hình 6.1 Phần đầu robot có giá đỡ đặt camera

 Phần thân : có 3 tầng để máy tính và mạch điều khiển



/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status