Tìm hiểu Các chuẩn nén MPEG - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Các chuẩn nén MPEG:
Công nghệ MPEG là một chuẩn nén, được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống truyền hình như: mặt đất, cáp, vệ tinh. MPEG là chữ viết tắt của Moving Picture Experts Group, là một hiệp hội công nghiệp chuyên nghiên cứu và phát triển các chuẩn nén thích hợp cho việc truyền tải video. Nhóm này được tạo ra bởi Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc tế (ISO) và Ủy Ban Kỹ Sư Quốc Tế (IEC). Từ khi được thành lập, MPEG đã đưa ra các chuẩn nén như: MPEG-1, MPEG-2, MPEG-4(Part 2 và Part 10), MPEG-7, và MPEG-21. Trong các chuẩn này, MPEG-2 và MPEG-4 Part 10 được sử dụng rộng rãi trong IPTV.
Bảng tóm tắt các định dạng MPEG
Định dạng MPEG Mô tả
MPEG-1 Định dạng MPEG-1 đượcphát triển đầu tiên vào năm 1988 và được sử dụng chính để nén video tại tốc độ bit là 1.5Mbps. Nội dung MPEG-1 được sử dụng cho dịch vụ như phát thanh số(DAB). MPEG-1 là định dạng cơ bản của chuẩn MP3, được sử dụng rộng rãi cho nhạc trên Internet.
MPEG-2 MPEG-2 được xây dựng trên khả năng nén mạnh mẽ của chuẩn MPEG-1. MPEG-2 được sử dụng rộng rãi trong truyền tải của truyền hình quảng bá chất lượng và lưu trữ nội dung video trên các đĩa DVD. Một số các chuẩn truyền hình quốc tế dựa vào định dạng nén này.
MPEG-4 Part 2 MPEG-4 là định dạng thiết kế chính thức của ISO/IEC vào tháng 10/1998 và trở thà nh chuẩn quốc tế vào năm 2000. Chuẩn Part 2 thì được chia vào trong một số thông tin mà địa chỉ yêu cầu của một số ứng dụng video trong điện thoại di động đến các máy camera theo dõi.
MPEG-4 Part 10 MPEG-4 Part 10 hay còn gọi là H.264/AVC được thiết kế để truyền video quảng bá và video chất lượng DVD tại tốc độ dữ liệu thấp nhất.

Chuẩn nén video.

Tuy có những đột phá về giao thức truyền nhưng việc truyền video trực tuyến sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không có những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật mã hóa, nén và giải nén dữ liệu video. Các tập tin nội dung video gốc hay chưa nén thường rất lớn, có thể làm tắc nghẽn bất kỳ đường truyền nào, vì vậy việc nén nhỏ dữ liệu để giảm yêu cầu băng thông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với kỹ thuật streaming.

Có một số cách để giảm yêu cầu băng thông của dòng dữ liệu truyền dẫn. Ví dụ đối với video, người ta có thể giảm tần suất khung hình (chỉ dùng 15 khung hình/giây thay cho 30 khung hình/giây) và độ phân giải (ví dụ giảm độ phân giải từ 640x480 pixels xuống còn 320x240 pixels). Tuy nhiên, những phương pháp này làm giảm nhiều chất lượng hình ảnh và vẫn chưa đủ để giúp giảm băng thông truyền dẫn như mong muốn. Vì vậy người ta còn phải sử dụng các kỹ thuật mã hóa nén nội dung gốc, sau đó giải mã ở máy thu client.

Hiện có nhiều kỹ thuật mã hóa nén dữ liệu audio và video, nhưng tựu trung có thể phân theo 2 kỹ thuật cơ bản. Một là tìm cách thể hiện hiệu quả thông tin dư thừa trong nội dung, theo cách này, khi được tái tạo lại dữ liệu kết quả giống từng bit với nội dung gốc. Tuy nhiên, cách thức nén không tổn thất này chỉ giúp giảm số bit không đáng kể. Đa phần kỹ thuật mã hóa và nén video sử dụng trên mạng Internet hiện nay sử dụng kỹ thuật có tổn thất, tức là người ta sẽ lược bỏ bớt đi một số thông tin mà các cơ quan tri giác con người (tai và mắt) không nhận biết được. Các kỹ thuật này cũng cho phép mã hóa nén với nhiều tỉ lệ bit khác nhau một cách linh hoạt, có thể cho phép truyền tải tùy theo băng thông kết nối khác nhau và khi đó, trên máy thu client cũng phải có công cụ giải mã tương ứng giúp giải mã nội dung thì mới có thể hiển thị được. Đây thường là các công cụ giải mã được cung cấp miễn phí, khách hàng có thể tải về từ các máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ video online trên mạng như Windows Media (wmv, wma, avi và asf), Realplayer (rm, ram), QuickTime (mov) và MPEG-4 (ISO, DivX)...

Bảng 1: Một số chuẩn nén và giải mã dòng video phổ biến trên mạng Internet hiện nay.


eXx5uUHX924tljo
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status