Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dương - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách đây tròn 15 năm (ngày 04/10/2002), Chính phủ đã ban hành Nghị định
78/2002/NĐ-CP về tín dụng ƣu đãi đối với ngƣời cùng kiệt và các đối tƣợng chính sách
khác; đồng thời, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nhằm huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã
hội cùng chung sức xây dựng, thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xoá đói
giảm nghèo. Trải qua 15 năm triển khai thực hiện các chƣơng trình tín dụng chính
sách, NHCSXH đã có đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của
đất nƣớc. NHCSXH là đơn vị hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhằm góp phần
thực hiện thắng lợi công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội đƣợc ra đời
cùng thời điểm đất nƣớc chuyển mạnh sang kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế.
Để một lƣợng lớn vốn tín dụng ƣu đãi đến đƣợc các vùng khó khăn và đến đƣợc
đúng đối tƣợng thụ hƣởng, thời gian qua, NHCSXH đã dày công tìm tòi xây dựng,
hoàn thiện mô hình tổ chức và phƣơng thức quản lý tín dụng, phù hợp với điều kiện
thực tiễn. NHCSXH đã chọn lọc một phƣơng pháp quản lý phù hợp, đó là thông qua
hình thức ủy thác từng phần, ủy thác một số công đoạn trong quy trình tín dụng cho
các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện bình xét công khai hộ đủ điều kiện vay vốn,
hƣớng dẫn ngƣời vay sử dụng vốn tại các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); cán bộ
ngân hàng giải ngân trực tiếp cho các hộ cùng kiệt vay vốn tại các Điểm giao dịch tại xã.
NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng cũng có hơn 14 năm hoạt động và phát triển với nhiều
thành tích trong hoạt động huy động và cho vay, giúp hỗ trợ tích cực cho công tác xóa
đói giảm cùng kiệt tại tỉnh nhà, đồng thời nâng cao sự ổn định về kinh tế, chính trị tại địa
phƣơng. Tuy nhiên, những yêu cầu mới ngày càng phức tạp về đối tƣợng vay vốn,
hình thức vay vốn và các rủi ro tồn tại trong quá trình hoạt động của ngân hàng, khả
năng huy động vốn ngày càng khó khăn, đã đặt ra những vấn đề cấp thiết trong hoạt
động quản lý tín dụng tại NHCH tỉnh.
Để có đƣợc cơ sở khoa học và thực tiễn có thể áp dụng hiệu quả trong công tác
quản lý tín dụng tại NHCS tỉnh Hải Dƣơng, thì rất cần có một hay nhiều nghiên
cứu, phân tích và đánh giá về thực trạng quản lý tín dụng tại NHCS tỉnh thông qua các
nghiên cứu, lý luận về hoạt động quản lý và quản lý tín dụng tại NHCS đã đƣợc thực
hiện trƣớc đây, nhƣng thực tế, chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện để hoàn thành
công việc này. Điều này càng cho thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu khoa học về
công tác quản lý tín dụng tại NHCS tỉnh Hải Dƣơng.
Với những yêu cầu cấp thiết về lý luận cũng nhƣ thực tiễn trên đây, tác giả lựa
chọn đề tài: “ Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải
Dương” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình, với hi vọng nghiên cứu này
sẽ mang lại kết quả hữu ích cho hoạt động quản lý tín dụng tại Ngân hàng trong thời
gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng, để đƣa ra những giải pháp,
kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính
sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng trong những năm tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thực hiện việc hệ thống, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động
tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng
- Phản ánh và phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tín dụng
tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân các
điểm yếu trong công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội
tỉnh Hải Dƣơng.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến công
tác quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng.
- Về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu ở Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải
Dƣơng.
- Về thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu liên quan đến thực trạng công tác quản
lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng trong 3 năm trở
lại đây (từ năm 2012 – 2014).
4. Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả xây dựng các câu hỏi nghiên cứu nhƣ
sau:
1. Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh
Hải Dƣơng nhƣ thế nào?
2. Giải pháp nào cho quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội
tỉnh Hải Dƣơng?
5. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng, quản
lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội nói chung và hoạt động tín
dụng của Ngân hàng chính sách xã hội cấp tỉnh nói riêng
- Phản ánh và phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng.
- Đề xuất các số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng, với mong muốn tăng cƣờng
hiệu quả quản lý và thực hiện đƣợc các mục tiêu, định hƣớng của Ngân hàng trong các
năm tiếp theo.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn có kết cấu gồm 04 chƣơng cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm về
quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã
hội tỉnh Hải Dƣơng.
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính
sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng



Q6ZZOvk6rJ9j7MC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status