Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI .9
1.1 Các khái niệm ...................................................................................................9
1.1.1 Lao động....................................................................................................9
1.1.2 Điều kiện lao động.....................................................................................9
1.1.3 Sức khỏe...................................................................................................10
1.1.4 Tai nạn lao động......................................................................................12
1.1.5 Bệnh nghề nghiệp. ...................................................................................13
1.1.6 An toàn lao động. ....................................................................................13
1.1.7 Bảo hộ lao động.......................................................................................14
1.2 Vai trò và nội dung của an toàn lao động. ......................................................16
1.2.1 Vai trò của an toàn lao động...................................................................16
1.2.2 Nội dung của an toàn lao động ...............................................................17
1.3 Quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động và nội dung của quản lý nhà nƣớc về
an toàn lao động đối với công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. ...........26
1.3.1 Quản lý nhà nước về an toàn lao động ...................................................26
1.3.2 Nguyên tắc của quản lý nhà nước về an toàn lao động đối với các công
trinh xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài. .......................................................28
1.3.3 Nội dung của quản lý nhà nước về an toàn lao động đối với các công
trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài. .......................................................29
1.4 Công cụ quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đối với công trình xây dựng có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. .........................................................................................31
1.4.1 Pháp luật..................................................................................................31
1.4.2 Cơ chế chính sách....................................................................................32
1.4.3 Bộ máy. ....................................................................................................33
1.4.4 Hạ tầng kỹ thuật. .....................................................................................33
1.5 Nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động......................33
1.5.1 Nhân tố chủ quan.....................................................................................33
1.5.2 Nhân tố khách quan.................................................................................34
1.6 Tiêu chí đánh giá chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động .............34
1.6.1 Tiêu chí định lượng..................................................................................34
1.6.2. Tiêu chí định tính....................................................................................35
CHƢƠNG 2: QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI 2 CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÙNG ĐỘNG BẮC BỘ
GIAI ĐOẠN 2009-2012 ...........................................................................................37
2.1 Tổng quan về 2 công trình xây dựng Nhà máy nhiệt điện Mông dƣơng II và
nhà máy Samsung giai đoạn II..............................................................................37
2.1.1 Dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông dương II.............................................37
2.1.2 Dự án xây dựng tổ hợp nhà máy số 4, nhà máy điện thoại di động
Samsung giai đoạn II, khu công nghiệp Yên phong, Bắc ninh.........................39
2.2 Thực trạng an toàn lao động tại 2 công trình..................................................40
2.2.1 An toàn xây dựng.....................................................................................40
2.2.2 An toàn cơ khí..........................................................................................44
2.2.3 An toàn điện.............................................................................................44
2.2.4 An toàn cháy nổ. ......................................................................................45
2.2.5 An toàn hoá chất......................................................................................46
2.3 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại 2 công trình. ...............46
2.3.1 Các nội dung quản lý nhà nước về an toàn lao động tại 2 công trình....46
2.3.2 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn lao động tại hai công
trình...................................................................................................................52
2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại 2 công
trình.......................................................................................................................76
2.4.1 Nhân tố chủ quan.....................................................................................76
2.4.2 Nhân tố khách quan.................................................................................78
2.5 Đánh giá tình hình quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại 2 công trình....79
2.5.1 Tích cực ...................................................................................................79
2.5.2 Hạn chế bất cập.......................................................................................82
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế bất cập...........................................................85
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI 2 CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI ĐẾN NĂM 2020 ........87
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh
lao động.................................................................................................................87
3.2 Bối cảnh tác động đến quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động .......................91
3.2.1 Bối cảnh quốc tế ......................................................................................91
3.2.2 Bối cảnh trong nước ................................................................................92
3.3 Quan điểm định hƣớng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đến năm 2020. ..95
3.3.1 An toàn lao động gắn với mục tiêu xác định tính mạng, sức khỏe của
người lao động là trên hết. ...............................................................................95
3.3.2 An toàn lao động gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp và sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước......................................................................96
3.3.3 An toàn, vệ sinh lao động phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn
diện từ trung ương đến địa phương..................................................................97
3.3.4 Đảm bảo sự tham gia của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ
sinh lao động. Đảm bảo và nâng cao cao năng lực đội ngũ thanh tra an toàn
vệ sinh lao động................................................................................................97
3.3.5 Nhà nước thống nhất quản lý an toàn - vệ sinh lao động .......................98
3.4 Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý an toàn lao động tại hai công trình trên
giai đoạn 2013-2020. ............................................................................................98
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế với mục tiêu „đến năm 2020 đƣa Việt nam cơ bản trở thành một nƣớc công
nghiệp.‟ Doanh nghiệp Việt nam đang đối mặt với nhiều thách thức có tính sống
còn. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phải đƣợc đặt ra song
hành với việc đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh. Thời gian gần
đây, vấn đề tai nạn trong sản xuất kinh doanh có chiều hƣớng gia tăng.
Theo thông báo số 543 của Bộ Lao động thƣơng binh xã hội ngày 25 tháng 2
năm 2013 về tình hình tai nạn lao động : Năm 2011 có 5896 vụ tai nạn lao động,
năm 2012 con số này tăng thêm 14,9% tới 6777 vụ. Quy mô tăng thêm còn thể hiện
ở chỉ tiêu số nạn nhân (số ngƣời chết và số ngƣời bị thƣơng nặng). Số nạn nhân năm
2011 là 6154, năm 2012 con số này tăng thêm 13,2% (lên tới 6967 nạn nhân). Số vụ
có ngƣời chết tăng thêm 9,5% từ 504 năm 2011 vụ lên 552 vụ năm 2012. Số ngƣời
chết tăng thêm 5,6% từ 574 ngƣời năm 2011 lên 606 ngƣời năm 2012. Số ngƣời bị
thƣơng nặng cũng tăng 11,9% từ 1314 ngƣời năm 2011 lên 1470 ngƣời năm 2012
[1, tr.1-3]
Ngoài thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, miền Bắc, cụ thể là khu vực
đông bắc bộ (Hà nội, Quảng Ninh…) là khu vực có số vụ tai nạn lao động chiếm
nhiều nhất. (Hà nội có 123 vụ tai nạn lao động năm 2011 và 152 vụ năm 2012 còn
Quảng Ninh để xảy ra 484 vụ năm 2011 và 454 vụ năm 2012). Trong khi các tỉnh
còn lại nhƣ Đà Nẵng, Long An, Bình thuận, Hà Tĩnh… hầu hêt đều có số vụ TNLĐ
ở con số hàng chục. [1, tr.1-3].
Mặt khác trong các ngành nghề thì nghề xây dựng và ngành khai thác mỏ có
tỷ lệ tai nạn lao động cao nhất. Năm 2012 Có 330 vụ tai nạn lao động trong nghề
khai thác mỏ và xây dựng trong đó 24 vụ có ngƣời chết, số ngƣời chết là 50 và số
ngƣời bị thƣơng nặng là 173. Trong khi đó có những nghề có tỷ lệ TNLĐ rất thấp
nhƣ là nghề thợ cơ khí lắp ráp máy móc với 43 vụ, 15 ngƣời chết và 46 ngƣời bị
thƣơng trong cả năm 2012. [1, tr.1-3]. Nhƣ vậy nghề xây dựng là một trong những
lĩnh vực đáng đƣợc lƣu tâm nhất trong công tác quản lý an toàn lao động.
Tai nạn lao động gây ra thiệt hại về kinh tế tài chính đối với nền kinh tế, đơn
vị sử dụng lao động nói riêng và thiệt thòi lớn nhất cho bản thân và đình ngƣời lao
động. Thiệt hại này có thể đánh giá đƣợc cả về mặt định tính và định lƣợng. Xét về
định lƣợng, cũng theo báo cáo trên chi phí do tai nạn lao động xảy ra trong năm 2012
(chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thƣờng cho gia đình ngƣời chết và những ngƣời
bị thƣơng,...) là 82,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ (kể
cả nghỉ chế độ) do TNLĐ là 85.683 ngày. [1, tr.1-3]. Xét về định tính, thiệt hại do tai
nạn lao động gây ra nhƣng chƣa báo cáo nào có thể thống kê đƣợc. Một lao động chết
là mất đi một trụ cột trong gia đình, doanh nghiệp hay một công trình phải tạm dừng
công việc và kéo theo thiệt hại cho nhiều đối tƣợng liên quan.
Đông bắc bộ Việt nam là khu vực có nhiều công trình xây dựng có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài. Nhìn chung, tại các công trình này thời gian gần đây công tác quản lý
nhà nƣớc về an toàn lao động đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể song cũng bộc lộ
một số hạn chế bất cập cần có sự tập trung nghiên cứu, phân tích một cách có
bài bản để tìm ra biện pháp khắc phục. Từ đó, một số vấn đề sau đƣợc đặt ra: An
toàn lao động là gì và vai trò của nó ? Quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động là gì ?
nội dung của nó ? Công cụ của quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động là gì Tình hình
an toàn lao động và hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại các công
trình xây dựng này nhƣ thế nào ? Có những điểm tích cực và hạn chế bất cập gì ?
Nguyên nhân của hạn chế bất cập ? Vấn đề quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động
tại các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khu vực đông bắc bộ nhƣ thế
nào (mặt tích cực ? hạn chế, bất cập ?) Có thật cần thiết phải hoàn thiện quản lý nhà
nƣớc về an toàn lao động đối với các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
không ? Nếu cần thì quan điểm định hƣớng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động
đối với các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đến năm 2020 nhƣ thế
nào? Cuối cùng là biện pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đối
với các công trình này nhƣ thế nào?
Để trả lời câu hỏi trên, qua quá trình tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh
tại 2 công trình xây dựng khu vực Đông bắc bộ là công trình Nhà máy nhiệt điện
Mông dƣơng II, công trình mở rộng nhà máy Samsung giai đoạn II và quá trình học
tập nghiên cứu về an toàn lao động, tác giả lựa chọn „Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc
về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vùng
Đông bắc bộ‟ làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu.
Tình hình nghiên cứu trong nƣớc:
An toàn lao động và quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tuy là vấn đề đã
đƣợc đặt ra từ lâu song việc quan tâm còn chƣa đƣợc đúng mức. Số lƣợng công
trình nghiên cứu còn rất hạn chế và chỉ dừng ở mức các bài tiểu luận, khoá luận tốt
nghiệp đại học. Ví dụ:
+ Tiểu luận vấn đề an toàn lao động trong thực tế, Sinh viên Nguyễn Thế Hảo,
ngƣời hƣớng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Thanh Việt đại học Bách khoa Đà Nẵng, 2011.
+ Tiểu luận đánh giá hành vi thực hiện an toàn lao động, sinh viên Phan Thị
Huệ, ngƣời hƣớng dẫn thạc sỹ Trần thị Thúy Ngọc khoa Kinh tế đại học kinh tế Đà
Nẵng, 2008.
+ Tiểu luận, thực trạng công tác bảo hộ lao động tại tổng công ty Gang thép
Thái nguyên, Nhóm sinh viện khóa B10, đại học công đoàn, 2005.
Trong những năm gần đây chỉ có một số bài báo khoa học, công trình nghiên
cứu đề cập tới một số khía cạnh của vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với ngƣời lao
động nói chung chứ chƣa có đề tài nghiên cứu hay tài liệu nào cụ thể về công tác quản
lý nhà nƣớc về an toàn lao động. Ví dụ: "Quản lý nƣớc về lao động ở Việt Nam hiện
nay" của Vũ Minh Tiến, (2010). Luận văn thạc sĩ với đề tài "Pháp luật về an toàn lao
động, vệ sinh lao động", của Trần Trọng Đào, (2001). Số chuyên đề tháng 3/2011, sức
khỏe ngƣời lao động của Bộ Y tế phối hợp báo Sức khỏe và Đời sống.
Cục Quản lý môi trƣờng: "Tình hình và xu hƣớng bệnh nghề nghiệp trong giai đoạn
2006-2010, định hƣớng giai đoạn 2011- 2015"
Nguyên nhân của vấn đề này là :
+ Hầu hết doanh nghiệp Việt nam giao nhiệm vụ an toàn lao động cho một bộ
phận, 2,3 cán bộ thuộc phòng tổ chức lao động tiền lƣơng hay phòng tổ chức theo
dõi thực hiện dẫn đến tính chuyên nghiệp chƣa cao.
+ Công tác đào tạo an toàn lao động và quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động
tại các trƣờng đại học, viện nghiên cứu chƣa nhiều. Đây là một lĩnh vực mới phát
triển từ bộ phận của ngành quản trị nhân lực – kinh tế lao động. Cụ thể là đến nay
mới chỉ có 2 trƣờng đại học đào tạo an toàn lao động với tƣ cách là một ngành học
cấp bậc đại học đó là đại học Công đoàn Hà nội và đại học Bán công Tôn Đức
Thắng. Chỉ có một trƣờng đào tạo lĩnh vực này với tƣ cách là ngành đào tạo trình độ
thạc sỹ từ năm 2011 đó là đại học công đoàn. Chƣa có trƣờng nào đào tạo ngành
này ở cấp bậc tiến sỹ. Chỉ dừng ở mức các bài tiểu luận môn học và luận văn tốt
nghiệp đại học. [16, tr. 47], [39, khoa sau đại học].
+ Trong các trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp khác, An
toàn lao động chỉ xuất hiện với tƣ cách nhƣ là một môn học trong khối các trƣờng
đại học kĩ thuật, môn tổ chức lao động khoa học là một bộ phận trong hệ thống môn
học quản trị nguồn nhân lực trong khối các trƣờng đại học kinh tế. Chính vì vậy
chƣa có luận án tiến sỹ an toàn lao động và quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động.
+ Trong các tạp chí chuyên ngành kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh… rất
ít tác giả viết về an toàn lao động và quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động. Mà hầu
hết chỉ giới hạn là các bài báo đƣa tin tới ngƣời đọc về các vụ tai nạn lao động tại
nơi này, nơi khác.Từ năm 1991 nƣớc ta mới đề cập nội dung an toàn lao động trong
pháp lệnh về bảo hộ lao động trong khi trên thế giới vấn đề này đã có lịch sử hàng
trăm năm (Tiêu chuẩn OSHA đã có từ 1926).
Hiện nay số đầu sách về an toàn lao động còn rất khiêm tốn và hầu nhƣ
không có sách tham khảo mà chỉ có một số giáo trình của một số trƣờng đại học,
cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Ví dụ :
+ Giáo trình an toàn lao động, vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, nhà
xuất bản giáo dục, Phó Giáo sƣ tiến sĩ Nguyễn Thế Đạt.


t7y65FPTxub2eZi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status