Phân tích tình hình sử dụng thuốc an thần kinh trong điều trị tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Khảo sát một số đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân TTPL được nghiên cứu tại Bệnh viện Tâm thần TW 1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ATK trong điều trị TTPL tại BV TTTW1. Phân tích tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc ATK trong điều trị bệnh TTPL tại Bệnh viện TTTW 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) là một trong những bệnh tâm thần đặt ra
nhiều vấn đề nan giải trong y học, không những vì bệnh căn chưa rõ ràng, thường
tiến triển mạn tính, hay tái phát, dẫn đến “tàn phế” mất khả năng lao động, học
tập, mà còn có những hành vi nguy hại đến bản thân và người xung quanh. Tỷ lệ
mắc bệnh TTPL ở nhiều nước trên thế giới chiếm 0,5%- 1,5% [3], [19], [22], [27].
Ở Việt Nam, khoảng 0,5-1% dân số mắc bệnh này [19], [22].
Để điều trị bệnh TTPL cần kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau như: Liệu
pháp tâm lý, liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội, liệu pháp hóa dược và liệu
pháp sốc điện. Trong đó liệu pháp hóa dược đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc
biệt là trong giai đoạn cấp tính [26], [27]. Năm 1952, clopromazin là thuốc an thần
kinh (ATK) lần đầu tiên được sử dụng trong lâm sàng tâm thần cho kết quả tốt và
làm thay đổi nhanh chóng ngành dược lý tâm thần. Sau đó, sự ra đời của hàng loạt
thuốc chống loạn thần khác như haloperidol, levomepromazin, risperidon…, mở
ra niềm hi vọng lớn lao và sự lựa chọn mới cho việc điều trị bệnh TTPL trên bệnh
nhân [10], [29]. Các thuốc ATK là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất tại các
bệnh viện chuyên khoa tâm thần. Theo thống kê tại khoa dược của bệnh viện, số
lượng thuốc ATK sử dụng hàng năm tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 chiếm
hơn 65% trong tổng số các thuốc chuyên khoa tâm thần. Hiện nay, các thuốc ATK
thế hệ mới được khuyến cáo là nên được dùng thay thế các ATK cổ điển trong
điều trị nhưng giá thành cho một đợt điều trị bằng ATK mới cao hơn nhiều lần so
với ATK cổ điển [26].
Theo bảng phân loại bệnh lần thứ 10 của tổ chức y tế thế giới về rối loạn
tâm thần và hành vi (ICD-10), bệnh TTPL được chia ra làm 8 thể (từ F20.0 đến
F20.8) [20]. Bệnh cần được điều trị sớm, thường phải dùng thuốc ATK trong một
thời gian dài, phần lớn các trường hợp là phải điều trị suốt đời. Theo khuyến cáo
của Hiệp hội tâm thần Hoa kỳ 2012 [31], liệu pháp được ưu tiên trong điều trị
bệnh TTPL là đơn trị liệu bằng thuốc ATK, tuy nhiên, số liệu thực tế cấp phát
thuốc tại khoa dược Bệnh viện TTTW1 cho thấy, có nhiều đơn thuốc vẫn thường
hay kết hợp 2 hay 3 thuốc ATK với nhau trong điều trị bệnh TTPL, điều này được
giải thích là dựa vào kinh nghiệm điều trị lâu năm của các bạn sĩ chuyên khoa tâm
thần. Mặc dù vậy, theo nghiên cứu gần đây nhất, Rajiv Tandon và Wolfgang
Fleischhacker (2005) cho rằng liệu pháp kết hợp này vẫn còn nhiều tranh cãi về
hiệu quả điều trị và độ an toàn khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị bệnh
nhân TTPL [35].
Với mong muốn phân tích được tình hình thực tế sử dụng thuốc ATK trong
điều trị bệnh TTPL tại bệnh viện TTTW1, cung cấp thêm thông tin cho Hội đồng
thuốc và điều trị, các bạn sĩ lâm sàng, dược sĩ bệnh viện về các liệu pháp điều trị
bệnh TTPL bằng các thuốc ATK và tính an toàn khi sử dụng phối hợp, góp phần
vào việc xây dựng hướng dẫn điều trị bệnh TTPL tại Bệnh viện TTTW1 trong thời
gian tới. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng các thuốc tâm thần cho người bệnh,
chúng tui tiến hành đề tài nghiên cứu: “Phân tích tình hình sử dụng thuốc ATK
trong điều trị TTPL tại Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1”, với ba mục tiêu
chính:
1. Khảo sát một số đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân TTPL được nghiên cứu
tại Bệnh viện TTTW1.
2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ATK trong điều trị bệnh TTPL tại Bệnh viện
TTTW1.
3. Phân tích tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc ATK trong điều trị bệnh
TTPL tại bệnh viện TTTW1.


36S4q3AaDWe4y50

xem thêm
So sánh hiệu quả của Olanzapin và Haloperidol trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần trung ương 1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status