Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tế hiện nay cho thấy, vấn đề con ngƣời và quản lý con ngƣời là một
vấn đề không những Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm mà còn là một vấn đề các tổ
chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh cũng
phải đặc biệt quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, công tác quản lý nguồn lực con
ngƣời muốn đạt đƣợc hiệu quả đòi hỏi ngƣời quản lý phải có sự hiểu biết về con
ngƣời ở nhiều khía cạnh và lấy con ngƣời là yếu tố trung tâm cho sự phát triển.
Ngành giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong giáo dục, đội
ngũ giảng viên (ĐNGV) là một trong các nhân tố chính đóng vai trò quan trọng,
quyết định đến chất lƣợng đào tạo. Do vậy, việc nâng cao chất lƣợng ĐNGV là một
sự đòi hỏi tất yếu khách quan. Và chế độ, chính sách cho giảng viên đƣợc coi là một
trong các yếu tố quyết định đến chất lƣợng ĐNGV.
Trƣờng Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (ĐH TC – QTKD) là cơ sở
giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Tài chính (trụ sở đóng tại huyện Văn Lâm,
tỉnh Hƣng Yên), có 49 năm lịch sử hình thành và phát triển. Nhà trƣờng luôn nỗ lực
không ngừng trong việc phát triển và nâng cao vị thế của mình và đã đạt đƣợc những
thành tích đáng ghi nhận. Để đạt đƣợc sự phát triển đó nhà trƣờng đã và đang thực hiện
nhiều giải pháp tạo động lực cho cán bộ giảng viên nhằm mục đích nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động. Tuy nhiên, công tác tạo động lực cho ĐNGV vẫn còn những mặt tồn
tại và bất cập. Với ý nghĩa đó tác giả đã chọn đề tài : “Hoàn thiện chính sách đãi
ngộ nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường Đại học Tài
chính – Quản trị kinh doanh.” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ (ThS) của
mình.
Đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Các chính sách đãi ngộ (CSĐN) đang đƣợc áp dụng tại trƣờng ĐH TC –
QTKD hiện nay nhƣ thế nào?
- Ảnh hƣởng của việc áp dụng các CSĐN tới động lực làm việc của ĐNGV
trƣờng ĐH TC – QTKD ra sao?
- cần làm gì để tạo động lực làm việc cho giảng viên trƣờng ĐH TC –
QTKD thông qua CSĐN đạt hiệu quả?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu ảnh hƣởng của CSĐN đối với động lực làm việc của giảng viên
trƣờng ĐH TC – QTKD, từ đó đƣa ra các đề xuất, kiến nghị, biện pháp hoàn thiện
CSĐN của Nhà trƣờng để tạo đƣợc động lực làm việc cho ĐNGV.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu lý luận chung về tạo động lực cho ngƣời lao động và CSĐN
cùng ảnh hƣởng của nó đến động lực làm việc của giảng viên.
+ Đánh giá thực trạng của CSĐN tại trƣờng ĐH TC – QTKD và ảnh hƣởng
của nó đến động lực làm việc của giảng viên.
+ Đề xuất các biện pháp hoàn thiện CSĐN của trƣờng ĐH TC – QTKD để
tạo đƣợc động lực làm việc cho ĐNGV.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là CSĐN tại trƣờng ĐH TC – QTKD và sự
ảnh hƣởng của nó đến động lực làm việc của giảng viên.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: trƣờng ĐH TC – QTKD.
+ Phạm vi về thời gian: giai đoạn 2010 đến năm 2013.
+ Đối tƣợng thu thập thông tin: giảng viên đang làm việc tại trƣờng ĐH TC –
QTKD tại Trƣng Trắc – Văn Lâm, Hƣng Yên.
+ Phạm vi nghiên cứu CSĐN tập trung chủ yếu trên các vấn đề: tiền lƣơng,
tiền thƣởng, phụ cấp, bản thân công việc và môi trƣờng làm việc.
4. Bố cục và kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc
chia làm 4 chƣơng cụ thể nhƣ sau :
- Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu, cơ sở lý luận về động lực làm việc
và CSĐN của giảng viên
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3 : Thực trạng CSĐN và ảnh hƣởng của nó đến động lực làm việc của
giảng viên trƣờng ĐH TC – QTKD.
- Chƣơng 4 : Giải pháp hoàn thiện CSĐN nhằm tạo động lực làm việc cho
ĐNGV trƣờng ĐH TC – QTKD.
5. Những đóng góp của luận văn
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát về công tác thực hiên
CSĐN đối với giảng viên tại trƣờng ĐH TC – QTKD.
- Nghiên cứu cũng sẽ cho thấy tác động của CSĐN đối với động lực làm việc
của ĐNGV hiện nay ra sao.
- Đồng thời nghiên cứu này cũng chỉ ra thành tựu đã đạt đƣợc cũng nhƣ
những hạn chế đối với việc tạo động lực cho giảng viên từ đó giúp các cấp quản lý
của Nhà trƣờng sẽ có kế hoạch, chính sách phù hợp nhằm hoàn thiện CSĐN góp
phần tạo động lực, thu hút và giữ chân ĐNGV tại trƣờng ĐH TC – QTKD.


qaJL7A3MfKdeA2c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status