Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Phù Cừ, Hưng Yên - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay quản trị rủi ro ngày càng đƣợc quan tâm và tăng cƣờng ở các
ngân hàng trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
mạnh mẽ cùng với những biến đổi nhanh chóng và khó đoán trƣớc ở cả trong
và ngoài nƣớc, quản trị rủi ro vừa là yêu cầu khách quan vừa là đòi hỏi nội tại
của mỗi ngân hàng. Năm 2014 vừa qua là năm mà hệ thống ngân hàng đánh
dấu sự thay đổi và đang trong quá trình phục hồi. Tuy nhiên vẫn tồn tại những
vụ việc gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng nhƣ lừa đảo, vi
phạm quy định cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy
định pháp luật,… nguyên nhân chính là do việc quản trị rủi ro chƣa đƣợc chặt
chẽ, các cá nhân có thể tận dụng các kẽ hở để chiếm đoạt tiền của Ngân hàng.
Cũng trong tình trạng đó, năm vừa qua Agribank đã đối diện với nhiều vụ
việc gây ảnh hƣởng đến uy tín cũng nhƣ tài chính của Agribank, và giải pháp
tốt nhất để Agribank tránh khỏi vấn đề này đó là tăng cƣờng quản trị rủi ro từ
cấp chi nhánh đến hội sở. Là một chi nhánh thuộc hệ thống Agribank,
Agribank – Chi nhánh huyện Phù Cừ trong những năm qua cũng đã đề cao
quản trị rủi ro tín dụng, ban lãnh đạo đã đƣa ra các chính sách về tín dụng
nghiêm túc, chặt chẽ. Tuy nhiên việc này vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu bởi
tỉ lệ nợ xấu vẫn tồn tại và đang có xu hƣớng tăng nhanh trong năm 2014. Điều
này gây ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi
nhánh huyện Phù Cừ, làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng do khoản trích dự
phòng cho nợ xấu tăng lên. Agribank – Chi nhánh huyện Phù Cừ hiện đã nắm
đƣợc các quy định liên quan đến quản trị của hệ thống Agribank; đồng thời
phát hiện đƣợc các rủi ro tín dụng. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chƣa có một đề
tài mang tính khoa học nào nghiên cứu về Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi
nhánh để tìm hiểu rõ nguyên nhân và đƣa ra những giải pháp, đề xuất để khắc

phục những tồn tại trên. Chính vì vậy tui lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh huyện Phù Cừ, Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu để đề xuất các giải
pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại đơn vị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào câu hỏi nhƣ:
(1) Đặc trƣng của hoạt động tín dụng là rủi ro, vậy rủi ro đƣợc hiểu
nhƣ thế nào ?
(2) Nguyên nhân gì dẫn tới rủi ro tín dụng?
(3) Quản trị rủi ro tín dụng là gì? Và tại sao cần quản trị rủi ro tín dụng?
(4) Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm những nhân tố nào?
(5) Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank – Chi nhánh huyện
Phù Cừ diễn ra nhƣ thế nào?
(6) Đánh giá thực trạng đó ra sao và giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi
ro cho Ngân hàng nhƣ thế nào?
Trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trên cũng chính là đạt đến mục đích
nghiên cứu cuối cùng của đề tài nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp tăng
cƣờng quản trị tủi ro tín dụng tại Agribank – Chi nhánh huyện Phù Cừ trên cơ
sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của
Ngân hàng Thƣơng Mại; Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản
trị rủi ro tín dụng tại Agribank – Chi nhánh huyện Phù Cừ.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng
của ngân hàng thƣơng mại.
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng
tại Agribank – Chi nhánh huyện Phù Cừ; Nêu rõ những kết quả, hạn chế và
nguyên nhân.
Đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank – Chi nhánh huyện Phù Cừ
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng mà đề tài nghiên cứu là “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh huyện Phù Cừ”
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tại Agribank – Chi nhánh huyện Phù Cừ
trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, đề tài đƣợc nghiên cứu trên giác
độ Ngân hàng Thƣơng mại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
4.2. Phƣơng pháp thống kê
4.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo , Luận
văn đƣợc kết cấu 04 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về Quản trị
rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank – Chi
nhánh huyện Phù Cừ
Chƣơng 4: Giải pháp tăng cƣờng Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank–
Chi nhánh huyện Phù Cừ


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status