Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp hạn chế trang chấp - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae
[PHẦN I]
KHÁI NIỆM TRANH CHẤP KINH DOANH - THƯƠNG MẠI
I . KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1 . Khái niệm về tranh chấp kinh doanh thương mại.
Theo nghĩa khái quát nhất, tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng , mâu thuẫn hay
xung đột về quyền và nghĩa vụ liên quan chủ yếu đến lợi ích kinh tế, phát sinh giữa các chủ
thể trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế.
Theo nghĩa hẹp, tranh chấp kinh tế là những bất đồng, xung đột chủ yếu về lợi ích kinh
tế giữa các chủ thể có liên quan đến lĩnh vực hợp đồng thương mại hay các hoạt động kinh tế
khác được pháp luật quy định trong tranh chấp kinh tế, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan tài phán kinh tế.
Từ ngày 01/01/2005, thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Bộ Luật tố tụng dân sự, thuật
ngữ "Tranh chấp kinh doanh, thương mại" đã được sử dụng thay cho " Tranh chấp kinh tế" và
bao gồm các dạng tranh chấp cụ thể như sau:
 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức
có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức
với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
 Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;
 Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định;
Theo pháp luật hiện hành, thuật ngữ " Hoạt động thương mại" có nội hàm rất rộng, bao
gồm mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hoạt động thương mại có
thể do chủ thể có đăng ký kinh doanh hay không có đăng ký kinh doanh tiến hành. Khoản 3
Điều 2 Luật Thương mại 2005 có quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Trong khi đó, hoạt động "kinh doanh" chỉ có thể được thực hiện (hợp pháp) bởi các chủ
thể có đăng ký kinh doanh, vì theo Luật Doanh nghiệp thuật ngữ này được dùng để chỉ các
hoạt động có mục đích sinh lợi của doanh nghiệp và của hộ kinh doanh theo quy định của
Chính phủ.
Như vậy, tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
không chỉ là các tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau mà còn
bao gồm cả những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại của chủ thể
kinh doanh với các đối tượng không đăng ký kinh doanh nhưng có quyền lợi liên quan.
2. Một số dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp kinh doanh thương mại.
Thứ nhất, tranh chấp về kinh doanh, thương mại nảy sinh trực tiếp từ các quan hệ kinh
doanh và luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh. Đó là hệ quả phát sinh từ quan hệ giữa các
chủ thể kinh doanh với nhau hay giữa các bên có liên quan với chủ thể kinh doanh trong quá
trình tiến hành các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Ví dụ tranh chấp phát sinh trong hoạt
động sản xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hay tranh chấp liên quan đến đầu tư
chứng khoán, sở hữu trí tuệ,... và những hoạt động có mục đích sinh lợi khác.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại là vấn đề do các bên tranh
chấp tự định đoạt. Trên nguyên tắc, Nhà nước không được can thiệp trừ khi các tranh chấp đó
xâm phạm đến trật tự công cộng, hay khi các chủ thể không thể tự thương lượng, hòa giải
được với nhau và đã có đơn yêu cầu cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết.
Chính vì tranh chấp về kinh doanh, thương mại nảy sinh từ những quan hệ được thiết lập
trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận giữa các bên (thuộc lĩnh vực của luật tư), cho
nên các bên có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp. Họ
có quyền tự thỏa thuận với nhau để lựa chọn cách giải quyết phù hợp; được tự giải
quyết về nội dung tranh chấp; tự thương lượng và hòa giải với nhau ngay cả khi đã đưa vụ
tranh chấp ra một cơ quan tài phán giải quyết.
Thứ ba, các bên tranh chấp thường là chủ thể kinh doanh, có tư cách thương nhân hoặc
tư cách nhà kinh doanh. Đó chính là những pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh, có
năng lực hành vi và được Nhà nước công nhận quyền hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, cũng có
trường hợp một bên tranh chấp không phải chủ thể kinh doanh mà chỉ là tổ chức, cá nhân có
hoạt động liên quan đến thương mại; hay là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (Điều 2 Luật Thương mại). Là người kinh
doanh, về nguyên tắc họ thông hiểu pháp luật và tập quán kinh doanh thương mại, biết coi
trọng "chữ tín" và cũng có ý thức duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác. Do vậy, giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường "hòa bình" (thương lượng hay hòa giải)
là cách thường được các bên tranh chấp sử dụng có hiệu quả.
Thứ tư, tranh chấp kinh doanh, thương mại là những tranh chấp mang yếu tố vật chất và
thường có giá trị lớn.

Cn2Y9Fjk5fi0NlH
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status