Phát triển Logistics ở một số nước Đông Nam Á - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Tính cấp thiết của đề tài
Logistics là hoạt động tối ưu hóa việc lưu trữ, vận chuyển hai chiều các tài
nguyên (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa), tài chính, thông
tin... từ nơi cung cấp đến kho chứa, qua các khâu của quá trình sản xuất, các nhà
xưởng, các xí nghiệp, kho bãi, người bán buôn, người bán lẻ và đến người tiêu
dùng. Thực chất logistics là các hoạt động phục vụ cho quá trình sản xuất vàlưu
thông hàng hóa, ra đời và gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp từ
hàng trăm năm nay. Logisticsngày càng phát triển với trình độ cao hơn, gồm nhiều
hoạt động đa dạng hơn, phức tạp hơn, được chuyên môn hóa thành một ngành dịch
vụ độc lập và nổi lên như là một vấn đề mới của nền kinh tế thế giới thu hút sự
quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp và các chính phủ từ những thập kỷ cuối
của thế kỷ XX cho đến nay.
Đối với nền kinh tế quốc dân, logistics đóng một vai trò quan trọng không
thể thiếu trong sản xuất, lưu thông và phân phối. Các nghiên cứu gần đây cho thấy,
chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm 10% - 15% GDP ở hầu hết các nước tại
châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương. Vì vậy, cải thiện hiệu quả hoạt
động logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia.
Phát triển hệ thống logistics sẽ đảm bảo giải quyết hợp lý các vấn đề về giao thông
vận tải, dịch vụ kho bãi, trung chuyển, hệ thống kiểm soát giá cả và tăng khả năng
cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế.
Đối với doanh nghiệp, logistics giúp các nhà sản xuất tối ưu hóa mọi thao
tác để tiết kiệm nguồn lực, chi phí và thời gian. Hơn nữa, trong quá trình cạnh
tranh giữa những người sản xuất, khi máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất đạt đến
một trình độ nhất định và phổ cập, người có chi phí cho hoạt động logistics thấp
nhất và thỏa mãn được nhu cầu khách hàng nhanh nhất sẽ là người chiếm ưu thế
trong cạnh tranh. Đặc biệt, trong quá trình toàn cầu hóa, việc sản xuất, kinh doanh
và tiêu thụ sản phẩm có liên quan đến nhiều quốc gia xa cách về không gian và
thời gian đã làm cho quá trình sản xuất và sự vận động của hàng hóa trở nên phong
phú và phức tạp hơn thì hoạt động logistics càng trở nên quan trọng, nó trở thành
mối liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu.Vì thế, các nhà quản lý coi
logistics như là một công cụ, phương tiện để kết nối hiệu quả các lĩnh vực khác
khau trong chiến lược của doanh nghiệp.
Từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã chủ
động và tích cực từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam
nhưng nó cũng tạo ra rất nhiều thách thức. Với áp lực cạnh tranh ngày cànggay
gắt, không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn ngay cả trên sân nhà. Vì vậy, để nâng
cao hiệu quả kinh tế, cắt giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh, Việt Nam
cần khai thác và phát triển logistics.
Tuy nhiên, logistics còn là lĩnh vực khá mới mẻ đối với Việt Nam: những
công ty có tên gọi Logistics mới chỉ xuất hiện vào năm 2007 và ngay cả cách hiểu
về logistics vẫn còn chưa thống nhất. Hoạt động logistics chưa hiệu quả, nhiều bất
cập và dịch vụ logistics mới phát triển ở trình độ thấp. Trong khi chi phí logistics
so với GDP của Mỹ chỉ là 7,7%; của Singapore là 8%; các nước châu Âu khoảng
10%; Nhật – 11%; Trung Quốc – 18%, thì của Việt Nam chiếm tới 25% GDP
[14,tr.86], là một tỉ lệ quá cao. Chi phí logistics cao là một nguyên nhân quan trọng
làm giảm sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nói riêng và
cản trở tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam, nói chung. Bởi vậy, nếu không chú
trọng phát triển logistics, Việt Nam sẽ không chỉ tổn thất về lợi ích kinh tế mà các
ngành sản xuất trong nước còn có nguy cơ khó có thể tồn tại, phát triển khi sản
phẩm trong nước không thể cạnh tranh với sản phẩm của các công ty nước ngoài.
Vì vậy, bài toán xây dựng và phát triển hệ thống logistics ở Việt Nam thực sự cần
có lời giải đáp. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này,
do đó, lời giải cho bài toán này dường như vẫn còn bỏ ngỏ.
Muốn có giải pháp xác đáng, tối ưu cho bài toán trên, ngoài việc nghiên cứu
thực trạng phát triển của logistics ở Việt Nam, tìm ra những hạn chế, những vấn đề
còn tồn tại để khắc phục, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm phát triển
logistics của những nước đi trước, đặc biệt là các nước trong khu vực ASEAN- là
những quốc gia không chỉ có nhiều nét tương đồng mà còn có mối liên hệ chặt chẽ
với quá trình phát triển logistics ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế khu vực và toàn cầu. Đề tài lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm phát triển logistics
ở Singapore, Malaysia và Thái Lan, là những nước có sự phát triển logistics khá đa

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status