Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tiêm an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tiêm an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2014
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tiêm là một trong các biện pháp đưa thuốc vào cơ thể nhằm mục đích điều
trị và dự phòng, nó là kỹ thuật cơ bản và phổ biến, đóng vai trò trong điều trị bệnh
nhân. Tuy nhiên, tiêm không an toàn có thể gây nhiễm nhiều tác nhân gây bệnh
như vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, đặc biệt là nguy cơ lây truyền bệnh
đường máu như vi rút viêm gan B, C và vi rút HIV cho cả người bệnh, nhân viên y
tế và cộng đồng . Tiêm không an toàn cũng có thể gây các biến chứng nguy hiểm
như áp-xe, teo cơ và sốc phản vệ. Nhận thức tầm quan trọng của TAT, năm 2000
Bộ Y tế đã phối hợp với Hội ĐD Việt Nam phát động phong trào “Tiêm an toàn”
trong toàn quốc trong đó có Đồng Tháp.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng và định tính
được tiến hành từ tháng 12 / 2013 đến tháng 6/ 2014, tại các khoa lâm sàng BVĐK
Đồng Tháp. Đối tượng nghiên cứu là 200 ĐD đang công tác tại các khoa lâm sàng.
ĐD thực hiện số mũi tiêm trong ngày là > 20 mũi chiếm 44,5%. ĐD có kiến thức tốt
về TAT chiếm 91,5%. Tuy nhiên, còn một số yếu tố đạt tỷ lệ thấp: sát khuẩn vị trí
tiêm đường kính 10 cm đạt 74,5% ;Yếu tố luôn đóng lại nắp kim tiêm cẩn thận rồi
bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn đạt 83,5%; Yêu cầu cơ bản của mũi tiêm không gây
nguy cơ phơi nhiễm cho người tiêm đạt 26,5% và nguyên tắc sắp xếp xe tiêm đạt
31%. Tỷ lệ thực hành chung về TAT là 17,5%. ĐD thực hiện theo từng tiêu chuẩn,
lưu ý tiêu chuẩn rửa tay, sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc đạt 38,5%;
Rửa tay, sát khuẩn tay nhanh trước khi đâm kim qua da đạt 68,5%; Mang găng khi
tiêm đạt 9%; Không dùng hai tay đậy nắp kim đạt 66,5%; Cô lập ngay bơm kim
tiêm đã nhiễm khuẩn trong hộp an toàn đạt 75%.
Nghiên cứu tìm ra được một số YTLQ giữa thực hành về TAT với số mũi
tiêm trong ngày có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) và thực hành về TAT có liên quan
với kiến thức của đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Từ kết quả nghiên cứu, chúng tui đã đề xuất các khuyến nghị tới Ban giám đốc, phòng ĐD và
các khoa lâm sàng nhằm nâng cao hiệu quả tiêm an toàn của BVĐK Đồng Tháp.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tiêm an toàn là một trong những vấn đề quan tâm ở nhiều nước
đang phát triển. Mỗi năm có 16 tỷ mũi tiêm được thực hiện, trong đó 90-95% mũi
tiêm nhằm mục đích điều trị, còn lại 5- 10% mũi tiêm dành cho dự phòng bao gồm
tiêm chủng và các loại khác. Theo WHO, mũi tiêm an toàn là mũi tiêm không gây
nguy hại cho người nhận mũi tiêm, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi
tiêm đối với các nguy cơ có khả năng tránh được và không để lại chất thải nguy hại
cho cộng đồng [17].
Tiêm không an toàn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác
nhau như vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, đặc biệt là nguy cơ lây truyền tác
nhân gây bệnh đường máu như vi rút viêm gan B, C và vi rút HIV làm nguy hại đến
cuộc sống của con người [19]. Tiêm không an toàn cũng có thể gây các biến chứng
khác như áp-xe, teo cơ và phản ứng nhiễm độc, sốc phản vệ.
Theo CDC (trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ) trên 80% tổn thương do
kim tiêm có thể ngăn ngừa được bằng cách sử dụng công cụ tiêm an toàn và trên
90% tổn thương có thể ngăn chặn được nếu kết hợp dụng cụ. Tiêm an toàn với
công tác giáo dục, đào tạo cán bộ và kiểm soát thực hiện.
Tại Việt Nam từ năm 2001 đến nay được sự quan tâm của Bộ Y tế, hội điều
dưỡng Việt Nam đã phát động phong trào “tiêm an toàn” trong toàn quốc đồng thời
tiến hành những khảo sát về thực trạng tiêm an toàn vào những năm 2002; 2005;
2008 và 2009. Kết quả khảo sát cho thấy: 55% nhân viên y tế còn chưa cập nhật
thông tin về an toàn liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn; tỷ lệ người bệnh được kê
đơn sử dụng thuốc tiêm cao (71,5%); phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình
kỹ thuật và các thao tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành tiêm (vệ sinh tay,
mang găng, sử dụng pen, phân loại và thu gom vật sắc nhọn sau tiêm, dùng tay để
đậy nắp kim sau tiêm…), chưa báo cáo và theo dõi rủi ro do vật sắc nhọn (87,7%)
[6], cũng như xử lý an toàn chất thải phát sinh từ các hoạt động tiêm, truyền.


IT61riUD48Oc5uf

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status