Vai trò của ngân hàng trung ương trong các chế độ tỷ giá - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

I. CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ
Tỷ giá có ý nghĩa quan trọng đối với mọi chủ thể tham gia vào các giao dịch đối ngoại cho dù đó là các thương gia hay các nhà đầu tư. Tỷ giá cũng đóng vai trò trung tâm trong chính sách tiền tệ, sự thay đổi của tỷ giá có ảnh hưởng đến hầu như toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Mức độ can thiệp của các nhà nước khác nhau đến tỷ giá đã tạo nên những khác nhau về cơ chế, nguyên tắc điều hành tỷ giá và các chính sách liên quan giữa các quốc gia. Nhưng tựu chung lại có ba chế độ tỷ giá cơ bản đó là chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn và chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Ngay trong mỗi quốc gia, trong những thời kỳ khác nhau cũng có sự lựa chọn khác nhau về mức độ cố định, thả nổi hay có sự trung hoà nào đó giữa hai chế độ này... Từ tháng 4/1978, IMF đã quy định quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên về sự lựa chọn chế độ tỷ giá như sau: “Mỗi thành viên phải có nghĩa vụ thông báo cho IMF về tỷ giá của mình, được tự do lựa chọn chế độ tỷ giá theo ý muốn như chế độ tỷ giá cố định với SDR (quyền rút vốn đặc biệt) hay cố định với chế độ tỷ giá thả nổi tập thể hay bất cứ chế độ tỷ giá nào khác mà quốc gia chọn. Chỉ có một điều mà các thành viên không được làm, đó là không được gắn cố định đồng tiền của mình với vàng”.
Theo số liệu thống kê của IMF đến tháng 06/1997, các chế độ tỷ giá được các nước áp dụng như sau:




Bảng 1: Tổng hợp các chế độ tỷ giá

Tỷ giá được neo cố định với USD 21 nước
FRF 15 nước
SRD 2 nước
Đồng tiền khác 9 nước
Hỗn hợp các đồng tiền 18 nước
Thả nổi hạn chế Từng đồng tiền 4 nước
Thả nổi tập thể 12 nước
Thả nổi Hoàn toàn 51 nước
Có điều tiết 49 nước
Tổng cộng 181 nước

1. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Chính phủ tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình thường, nghĩa là chính phủ có thể mua vào hay bán ra một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của chính phủ chứ không nhằm mục đích can thiệp ảnh hưởng lên tỷ giá hay để cố định tỷ giá.
Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn có tác động tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế:
*/ Tác động tích cực:


Vbyr6N494hX378E
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status