đề cương luật so sánh - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Câu 1: Luật so sánh là gì? Phân tích các đối tượng của luật so sánh.
Trả lời:
- Luật so sánh là một môn khoa học pháp lý tổng quát sử dụng phương pháp so sánh làm
trọng yếu để các vấn đề pháp luật thuộc các hệt thống pháp luật khác nhau, nghiên cứu hệ
thống pháp luật các nước một cách riêng biệt, và nghiên cứu việc sử dụng cũng như hiệu
quả của phương pháp so sánh pháp luật.
- Các đối tượng của luật so sánh:
+ Pháp luật nước ngoài: Do mỗi nước, mỗi khu vực có nền tảng kinh tế-xã hội-lịch sử rất
khác nhau dẫn đến mỗi hệ thống pháp luật ở các nước đều có sự khác biệt lơn. Pháp luật
nước ngoài là đối tượng nghiên cứu quan trọng của luật so sánh, nhằm rút ra những điểm
tương đồng và khác biệt giữa pháp luật các nước.
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp chủ yếu được dùng để nghiên cứu luật so sánh, có
nhiều mức độ so sánh để rút ra các giải pháp cho luật thực định.
Câu 2:So sánh vĩ mô và so sánh vi mô là gì? Chúng có gì khác nhau và có mối liên hệ với
nhau như thế nào?
Trả lời:
- So sánh vĩ mô: so sánh các hệ thống pháp luật về tinh thần, phong cách, tư duy pháp lý,
thủ tục Cụ thể là thủ tục pháp lý, kỹ thuật lập pháp, giải thích pháp luật, quan điểm về tư
pháp, cách thức giải quyết xung đột
- So sánh vi mô: So sánh các vấn đề pháp lý cụ thể và các giải pháp giải quyết chúng, ví
dụ như chế định hợp đồng, nghĩa vụ
Như vậy so sánh vĩ mô là so sánh cái chung của các hệ thống pháp luật, so sánh vi mô là
đi vào cái riêng cụ thể. Trên thực tế, hai phương pháp này luôn được áp dụng cùng lúc, so
sánh vĩ mô sẽ tạo tiền đề để so sánh vi mô được hiệu quả.
Câu 3: Nêu và phân tích các yêu cầu của phương pháp so sánh chức năng. Phương pháp
luận chủ yếu của phương pháp này là gì và tại sao?
Trả lời: Các yêu cầu của phương pháp so sánh chức năng :
- xuất phát từ bản thân hệ thống pháp luật nước ngoài; phải phát hiện ra và tập trung vào
các chức năng; phân tích các giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh;
- phải chú ý tới tất cả các loại nguồn của pháp luật theo quan niệm của hệ thống pháp luật
đang nghiên cứu,
- phải am hiểu ngành khoa học có liên quan.
Phương pháp luận của phương pháp này là (vấn đề chức năng) các chế định pháp luật nẩy
sinh từ nhu cầu điều chỉnh xã hội, nên cách giải quyết chúng sẽ có những điểm khác nhau
tuỳ theo từng hệ thống pháp luật. So sánh về chức năng sẽ có hiệu quả vì các chế định tuy
có tên gọi và cách diễn đạt khác nhau vẫn có một mẫu số chung là chức năng làm mốc để
so sánh. Khi so sánh cần chú ý đến nguồn của hệ thống pháp luật. Phương pháp này đòi
hỏi hiểu biết sâu rộng về các hệ thống pháp luật và các khoa học liên quan.
Câu 4: Nêu và phân tích chức năng và mục đích của luật so sánh? Luật so sánh có ý nghĩa
như thế nào với Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
Chức năng của luật so sánh:
- So sánh các hệ thống pháp luật trên thế giới nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt.
- Đánh giá, so sánh các giải pháp của luật pháp các nước.
- Phân nhóm pháp luật
- Nghiên cứu sự hiệu quả của phương pháp so sánh trong nghiên cứu luật so sánh.
Mục đích của luật so sánh:
- Nâng cao hiểu biết về các hệ thống pháp luật trên thế giới.
- Hỗ trợ cải cách pháp luật quốc gia.
- Tìm ra các giải pháp cho luật thực định


g7k2UHG27X54k03
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status