Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của tảo Nanochloropsis oculata và thử nghiệm nuôi sinh khối - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Vài nét về đặc điểm sinh học của tảo Nannochloropsis oculata 4
1.1.1. Vị trí phân loại 4
1.1.2. Đặc điểm cấu tạo 4
1.1.3. Đặc điểm sinh thái 6
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 10
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 17
1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng tảo trong sản xuất giống động vật thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam 19
1.2.1. Trên thế giới 19
1.2.2. Việt Nam 21
1.3. Các hình thức nuôi tảo hiện nay 24
1.3.1. Nuôi thu sinh khối toàn bộ (batch culture) 24
1.3.2. Nuôi bán liên tục (semi – continuous cultrure) 24
1.3.3. Nuôi tảo thuần sạch khuẩn (axenic culture) 25
1.4. Các hệ thống nuôi 25
1.4.1. Nuôi trong hệ thống hở 25
1.4.2. Các hệ thống nuôi kín Photobioreactors 26
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 28
2.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu 29
2.4.1. Sơ đồ khối nghiên cứu 29
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 31
2.4.3. Phương pháp xác định mật độ tảo 34
2.4.4. Phương pháp điều chỉnh độ mặn 34
2.4.5. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường 35
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 35
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự phát triển của tảo Nannochloropsis oculata 36
3.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển của tảo Nannochloropsis oculata..40
3.3. Ảnh hưởng của mật độ ban đầu đến sự phát triển của tảo Nannochloropsis oculata 43
3.4. Thử nghiệm nuôi sinh khối tảo Nannochloropsis oculata 47
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 52
Kết luận 52
Đề xuất ý kiến 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

Thức ăn tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong ương nuôi nhiều loài động vật thuỷ sản, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng. Các đối tượng chủ yếu hiện nay đang được quan tâm nghiên cứu, sử dụng làm thức ăn cho thuỷ sản nuôi là vi tảo, luân trùng, Artemia, Copepoda… trong đó vi tảo là nguồn thức ăn tự nhiên có ý nghĩa rất lớn. Tảo là thức ăn không thể thay thế cho giai đoạn ấu trùng và trong suốt giai đoạn trưởng thành của động vật thân mềm. Sở dĩ vi tảo có vai trò quan trọng đặc biệt như vậy là do giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại và kích thước phù hợp với vật nuôi. Bên cạnh đó vi tảo có vai trò trong việc ổn định chất lượng môi trường nước, dinh dưỡng của ấu trùng và kiểm soát vi khuẩn trong bể ương ấu trùng.
Vi tảo là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, tính theo khối lượng khô có hàm lượng protein dao động từ 29 – 57%, lipid 7 – 25%, carbohydrate 5 – 32%, các khoáng chất khác 6 – 39% [14].
Thành phần các amino acid của tảo gần giống với thành phần amino acid của trứng nên dễ tiêu hoá và có giá trị dinh dưỡng cao [4]. Ở hầu hết các loài vi tảo biển, hàm lượng các amino acid không thay thế tương đương hay cao hơn hàm lượng của chúng trong ấu trùng một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế. Điều này khẳng định thêm giá trị dinh dưỡng vi tảo biển.
Vi tảo biển là nguồn cung cấp các acid béo cần thiết cho hệ động vật biển. Đặc biệt là các acid béo không no rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng ở giai đoạn ấu trùng và con non của động vật biển như là EPA và DHA. Tỷ lệ giữa hai loại acid béo này quyết định sự hình thành sắc tố của một số loài ấu trùng cá. Theo Pohl (1982), Olssen (1989), quá trình tổng hợp các acid béo chưa no nhiều nối đôi (n – 3 PUFA) chỉ xảy ra ở các tế bào thực vật, còn các loại acid béo không no (3 – n PUFA) mạch dài chỉ thấy có hàm lượng cao ở các loài tảo biển [16].
Hàm lượng các vitamin trong vi tảo biển nhiều, phong phú: những vitamin chính thường gặp trong tảo nuôi gồm Thiamin (B1), Riboflavin (B2), Pyridoxine (B6), Cyanocobalamin (B12), Biotin, Ascorbic acid (C), Nicotinic acid, Pantothenic acid, Choline, Inositol, Tocopherol (E) và β carotene (Provitamin A) [7]. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi và con nguời như: Ca, P, K, Zn, Fe,…
Hiện nay, trên thế giới chỉ khoảng 40 loài vi tảo được sử dụng phổ biến trong NTTS (Couteau,1996) như: Isochrysis galbana, Tetraselmis suecica, Platymonas sp, Nannochloris atomus, Nannochloropsis oculata.
Nannochloropsis oculata là một loài tảo đơn bào có kích thước 2 ÷ 4 µm, sống ở biển, chứa một hàm lượng Eicosapentaenoic acid – EPA (20:53) rất cao (chiếm khoảng 28% tổng số các acid béo). Loài tảo này còn có hàm lượng vitamin C và riboflavin cao đạt giá trị tương ứng là 8 mg/g và 50 µg/g khối lượng khô [4]. Với giá trị dinh dưỡng cao, Nannochloropsis oculata được ứng dụng nuôi thu sinh khối trong các trại sản xuất giống hải sản với mục đích là: (1) làm thức ăn chính hay bổ sung cho sản xuất rotifer, (2) để làm giàu rotifer, (3) tạo “hiệu ứng nước xanh” trong bể nuôi ấu trùng cá, giáp xác [23].
Nhằm tìm hiểu một số đặc điểm về môi trường dinh dưỡng để nuôi tảo, độ mặn, mật độ nuôi ban đầu cũng như khả năng nuôi sinh khối của loài tảo Nannochloropsis oculata chúng tui tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của tảo Nannochloropsis oculata và thử nghiệm nuôi thu sinh khối tảo”.



6eRCHx5F393kG91
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status