So sánh Pháp luật La Mã và Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 về Các quy định chung trong phần Nghĩa vụ - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A. Đặt vấn đề:
Trong hệ thống các chế định của pháp luật Dân sự, chế định “Nghĩa vụ” là
một trong những chế định cơ bản, quan trọng nhất. Tìm hiểu sâu hơn về chế định
này là một nhiệm vụ cấp bách đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay Quốc hội vừa
thông qua Dự thảo Bộ luật dân sự mới với nhiều thay đổi chỉnh lý bổ sung trên cơ
sở áp dụng học thuyết Vật quyền – trái quyền kinh điển của họ luật Civil law. Để
hiểu sâu hơn về chế định Nghĩa Vụ không gì hơn là đi vào tìm hiểu nguồn cội,
nơi khởi nguồn của chính học thuyết về vật quyền trái quyền – Pháp luật La Mã
cổ đại. Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng em sẽ đi vào so sánh đối chiếu
những điểm giống và khác nhau giữa Pháp luật La Mã và Bộ luật dân sự Việt
Nam 2005 về Các quy định chung trong phần Nghĩa vụ.
B. Nội dung:
I. So sánh quy định chung về nghĩa vụ của Luật La Mã và Bộ luật dân sự
Việt Nam 2005.
1. Về khái niệm “Nghĩa vụ” và đối tượng của nghĩa vụ:
Tư pháp La Mã đưa ra khái niệm “nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý, theo
đó chúng ta buộc phải làm gì đó theo quy định của pháp luật nhà nước La Mã”.
Mục XIII Cuốn III Institutes of Justinian.
“Bản chất của quan hệ nghĩa vụ không phải mang lại cho chúng ta một vật
nhất định nào đó hay một dịch quyền (servitude) nào đó, mà là để ràng buộc một
người khác với chúng ta, buộc người đó phải làm công việc gì đó hay phải
chuyển giao một cái gì đó cho chúng ta.”
Nghĩa vụ là một mối liên hệ pháp lý, theo đó một người buộc phải làm một
việc nhất định, phù hợp với nội dung của một quyền mà người khác được hưởng.
Nội dung chủ yếu của nghĩa vụ là việc một người ở trong tình trạng có trách
nhiệm đối với một người khác trong việc chuyển giao một vật hay thực hiện một
công việc gì đó.
Điều 280 Bộ luật dân sự 2005 quy định khái niệm “Nghĩa vụ dân sự là việc
mà theo đó, một hay nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả
tiền hay giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hay không được thực hiện
công việc nhất định vì lợi ích của một hay nhiều chủ thể khác”.
Điểm giống nhau:
- Nghĩa vụ được phát sinh từ một sự kiện làm hình thành một quan hệ và quan hệ
này chịu sự tác động của pháp luật, trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên chủ
thể được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện.


iXMf0R4jzVWNB4Q
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status