TÌM HIỂU NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI H’MÔNG - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI H’MÔNG
1
VĂN HOÁ DÂN TỘC TÂY BẮC
Những giá trị văn hoá của con người là thước đo trình độ phát triển và thể
hiện những đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các cách sử dụng.
Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó chính là văn hoá. Chính vì vậy nghiên cứu
văn hoá, nghiên cứu đời sống đối với mỗi dân tộc là nghiên cứu toàn bộ những
sáng toạ và phát minh đó của các dân tộc trong lịch sư, xã hội. Qua đó tìm ra
được những đặc sắc tinh tuý trong hệ thống giá trị truyền thống văn hoá của dân
tộc để tôn vinh, phát huy lên tầm cao mới để không ngừng phục vụ tốt hơn cho
cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau”. Văn hoá là bộ phận quan trọng để
xác nhận tôi, anh hay chị là dân tộc gì? hay nói cách khác mỗi dân tộc người có
gia tài riêng của mình ấy là văn hoá. Việt Nam có 54 dân tộc - 54 bông hoa rực
rỡ sắc màu trong rừng hoa văn hoá đạm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Sự đa
dạng về điều kiện tự nhiên, đời sống cũng như nguồn gốc xuất xứ của từng dân
tộc dẫn đến sự đa sắc về văn hoá của các dân tộc.
Người H’mông vùng Tây bắc có 473,514 người, chiếm 60,12% tổng số
người H’mông cư trú toàn quốc. Tỉnh có số người H’mông cư trú đông nhất là
Lai Châu (170.460 người), tiếp đến là Lào Cai (123.771), Sơn la (114.578
người). Yên Bái (6.073), Hoà Bình (2.027 người). Địa bàn cư trú của người
H’mông là các dãy núi cao nhất nước ta.
Người H’mông có các tên gọi khác nhau: H’mông Đỏ (H’mông trắng)
H’mông lềnh (H’mông hoa), H’mông Sí (H’mông đỏ), H’mông súa (H’mông
mán).
Người H’mông ở vùng Tây Bắc là một dân tộc có truyền thống văn hoá,
có tính sáng tạo với nhiều thành tựu đạt đến đỉnh cao:
+ 273 hộ dân người H’mông có nền kinh tế khá giầu.
+ 1019 hộ có nhà ở xây dựng kiên cố.
2
+ Một số con em dân tộc H’mông được đào tạo đảm nhận những trách
nhiệm quan trọng trong các ngành chuyên môn cấp uỷ và chính quyền địa
phương.
+ 2101 học sinh, sinh viên là người dân tộc H’mông đang học tại các
trường đại học, cao đẳng.
+ 82 phòng học được xây dựng.
+ Các xã đều có trạm y tế.
+ 14/44 thôn bản có hệ thống điện lưới quốc gia.
+ Các xã có đồng bào H’mông sinh sống có các địa điểm bưu điện.
+ Có hệ thống các cầu bê tông.
+ Có 3 trạm phát hình ở các xã: Pù Nhi, Trung Lý, Tam Trung.
+ Các phong trào văn hoá, văn nghệ TDTT phát triển.
Trong kinh tế truyền thống thuy ở vùng cao, điều kiện tự nhiên khó khăn
nhưng người H’mông đã sáng tạo và xác lập mô hình canh tác nương rẫy thích
hợp với từng tiểu vung khác nhau.
Người H’mông cư trú ở bất cứ môi trường nào đều tạo ra khả năng thích
nghi một cách linh hoạt.
Một số huyện ở lai Châu, Sơn La người H’mông còn sáng tạo ra loại hình
canh tác trên ruộng bậc thang.
Người H’mông ở Mộc Châu hiện có bộ giống lúa gồm 7 loại với nhiều ưu
điểm; có sức chịu hạn cao, ít đầu tư phân bvón, nảy mầm và sinh trưởng ban đầu
cũng nhanh, đủ để cạnh tranh với cỏ dại.
Người H’mông khai phá và canh tác nương rẫy trên mỗi loại địa hình
khác nhau theo kiểu cách khác nhau, bộ công cụ làm đất độc đáo thích hợp với
mọi loại địa hình.
Người H’mông áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tổng hợp để kéo dài tuổi
thọ của nương đó là các biện pháp làm đất thích hợp với từng loại địa hình, thâm
canh kết hợp với xen canh, luân canh chống xói mòn.
Người H’mông còn sáng tạo một số nghề thủ công tinh xảo đạt đến đỉnh
cao của ngành nghề thủ công các dân tộc miền núi như nghề: rèn dúc, nghề
3
trông lanh, dệt vải, nghề mộc, nghề đúc gang, làm đạn, súng kíp các cỡ, tự chế
lấy thuốc súng và giấy dùng trong lễ hội, phong tục.
Cơ cấu kinh tế truyền thống của người H’mông gồm 3 bộ phận chính:
trồng trọt, chăn nuôi và hái lượm, tiểu thủ công nghiệp và trao đổi. Cơ cấu kinh
tế này tạo ra thế chân kiềng trong phát triển. Người H’mông xác lập được thế
cân bằng duy trì được sự bền vững tương đối ở môi trường thiên nhiên có nhiều
bất lợi cho sản xuất lương thực. Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt người H’mông
cũng xây dựng được các thiết chế xã hội linh hoạt, góp phần bảo tồn dân tộc. Sự
cố kết trong dòng họ là đặc điểm nổi bật của người H’mông, dòng họ có hai cấp
độ khác nhau: cấp độ rộng và cấp độ hẹp.
Ở cấp độ rộng dòng họ bao gồm nhiều gia đình nhưng không nhất thếit
phải cư trú gần nhau. Tuy ở xa nhưng mỗi khi các thành viên đến thăm nhau đều
được coi là anh em cùng một ông tổ sinh ra, thành viên trong dòng họ dẫu có ở
xa đến mấy cũng tuyệt đối không có quan hệ hôn nhân với nhau.
Làng người H’mông là một thiết chế xã hội cơ sở bao gồm một số nóc
nhà, tiếng H’mông gọi là “Giao” mỗ “giao” đều là một bộ máy tổ chức, cơ chế
vận hành riêng. Các “giao” đóng vai trò hết sức quan trọng về kinh tế-xã hội và
đời sống văn hoá của người H’mông.
Cấu trúc làng H’mông gồm 3 thành tố: gia đình, dòng họ và tộc người.
Thành tố dòng họ đóng vai trò quan trọng vừa tăng cường sự cố kết cấu trúc của
làng nhưng lại vừa hướng ngoại cố kết với các thành viên ở làng khác, xã khác.
Các dòng họ là những sợi dây liên hệ vượt khỏi phạm vi của làng để liên kết thắt
chặt quan hệ dòng tộc tạo thành sự cố kết dân tộc rất bền chặt để bảo tồn dân
tộc. Sự cố kết này chính là bản lĩnh, bản sắc các người H’mông. Mỗi làng
H’mông đều là một cộng đồng văn hoá có tín ngưỡng thờ cúng chung một vị
thần của làng, có các nghi lễ sinh hoạt văn hoá chung.
Các sinh hoạt văn hoá ở làng H’mông được duy trì và phát triển nhờ sự
hình thành các nhóm hoạt động theo lứa tuổi và giới tính. Các thiếu nữ H’mông
khi bước vào tuổi trưởng thành thường được người phụ nữ đi trước dạy học hát
dân ca, dậy thêu thùa… Các cô gái được trang bị các kiến thức văn hoá từ cách
4
ứng xử giao tiếp đến vốn văn nghệ truyền thống . Nam giới cũng hình thành các
nhóm như vậy.
Khi đên tuổi trung niên một số người có năng khiếu hd văn nghệ trở thành
nhóm sinh hoạt riêng về đám tang, múa khèn, họ trao đổi cách đánh trống, múa
khen, truyền dạy đọc bài cúng. Bên cạnh chức năng trao huyền thoá của mỗi gia
đình thì các nhóm , các cộng đồng nhỏ này đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vấn
đề bảo tồn di sản văn hoá dân tộc và đây chính là môi trường nuôi dưỡng vun
trồng di sản văn hoá ở các làng H’mông.
Xã hội H’mông có hệ thống tập quan pháp riêng các tập quán pháp này
người H’mông gọi là “cái lý của H’mông”. Lý của người H’mông bao gồm
những quy định bất thành văn được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đó là tập quán về quan hệ đối xử giữa người với người là những tập tục trong
sinh hoạt gia đình và xã hội.
VD: Cô dâu phải kính nể bố chồng, anh chồng, không được ngồi ăn cùng
mâm, anh trai chết em được lấy chi dâu nhưng em trai chết anh không được lấy
em dâu, người nằm trong nhà không được quay lưng vào cái cột giữa nhà. Và
cũng không được quay chân về phía nơi thờ ma nhà… Cái lý của người H’mông
là hệ thống tập quán của cả cộng đồng dân tộc người tạo nên bản sắc dân tộc.
Người H’mông còn sáng tạo ra các kho tàng văn hoá truyền thống vừa
mang tính thống nhất nhưng cũng hết sức đa dạng và phong phú văn học dân
gian người H’mông cũng rất phong phú bao gồm nhiều thể loại như thần thoại,
truyện cổ tích, dân ca, tục ngữ truyện thơ, sr thi… Dân ca H’mông có nhiều loại
như: dân ca giao duyên dân ca nghi lễ, phong tục gia đình…
Tiếng H’mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao. Ngôn ngữ của người
H’mông hàm chứa một lượng tri thức văn hoá mà nếu hiểu biết về nó người ta
sẽ có tài sản vô cùng quý giá. Chẳng hạn người ta chỉ cần quan tâm đến tục ngữ
hay thành ngữ H’mông thì trong đó đã lưu trữ những bài học dân gian phong
phú mang đậm nét sắc thái dân tộc.
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status