Thuế tiêu thụ đặc biệt và một số vấn đề liên quan - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 3
I. KHÁI NIỆM 3
1. Thuế TTĐB là gì? 3
2. Quá trình hình thành và phát triển của thuế TTĐB 3
3. Đặc điểm thuế TTĐB 4
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 5
1. Đối tượng chịu thuế TTĐB 5
2. Đối tượng không chịu thuế 6
3. Người nộp thuế TTĐB 7
4. Căn cứ tính thuế 8
5. Hoàn thuế, khấu trừ, giảm thuế TTĐB 15
6. Thủ tục đăng kí kê khai, nộp quyết toán tiêu thụ TTĐB 18
III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 20
1. Vai trò 20
2. Tác động của thuế tiêu đặc biệt đến doanh nghiệp 20
CHƯƠNG 2 - MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH KÊ KHAI, TÍNH VÀ NỘP THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 22
I. THỰC TRẠNG THU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TẠI VIỆT NAM 22
II. NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ BẤT CẬP THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT HIỆN NAY 23
1. Về mức độ linh hoạt của thuế TTĐB 23
2. Về đối tượng chịu thuế 23
3. Về thuế suất 24
4. Về vấn đề miễn giảm thuế 24
5. Về giá tính thuế 25
6. Về công tác quản lý thu nộp thuế TTĐB 25
7. Trốn thuế 26
III. THỰC TRẠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI MỘT VÀI MẶT HÀNG TIÊU BIỂU 26
1. Ô tô 26
2. Bia 28
3. Điều hoà 29
4. Xăng và chế phẩm của xăng 29
CHƯƠNG III - THỰC TRẠNG GIAN LẬN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 31
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRÁNH THUẾ VÀ TRỐN THUẾ 32
II. CÁC HÌNH THỨC TRỐN, TRÁNH THUẾ TTĐB 33
1. Trốn thuế, tránh thuế TTĐB thông qua hình thức chuyển giá 33
2. Nhập khẩu ô tô – thủ đoạn trốn thuế của doanh nghiệp 38
III. NGUYÊN NHÂN CỦA HÀNH VI TRỐN THUẾ 43
1. Nguyên nhân khách quan 43
2. Nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp 44
IV. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐÓNG THUẾ ÍT NHẤT? 45
CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM 47
I. CÁC GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN LUẬT THUẾ TTĐB 47
II. CÁC GIẢI PHÁP CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THUẾ 49
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC 52
1. Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn thuế 52
2. Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân bằng cách tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng tới tất cả các tầng lớp 53

- CHƯƠNG 1 -
TỔNG QUAN VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
I. KHÁI NIỆM
1. Thuế TTĐB là gì?
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
Các hàng hóa dịch vụ được lựa chọn để thu thuế có các tính chất sau:
- Xa xỉ phẩm như: ô tô, tàu bay, du thuyền, kinh doanh casino, kinh doanh golf,…
- Tạo ra ngoại ứng tiêu cực, gây chi phí cho bên thứ ba không phải người mua người bán như: thuốc lá, vũ trường, kinh doanh karaoke, rượu bia,…
- Sản xuất trong nước còn thiếu như: xăng, chế phẩm xăng,…

2. Quá trình hình thành và phát triển của thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới với những tên gọi khác: ở Pháp gọi là thuế tiêu dùng đặc biệt, ở Thụy Điển gọi là thuế đặc biệt; hay thuế hàng hóa ở các nước Đông Nam Á. Ngoài ý nghĩa là một sắc thuế thu vào các hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, thì thuế TTĐB còn là công cụ quan trọng tạo nguồn thu mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, là công cụ để bảo vệ môi trường và điều tiết thu nhập.
Ở nước ta, tiền thân của thuế TTĐB hiện hành là Thuế hàng hóa được ban hành năm 1951. Luật thuế TTĐB ở Việt Nam được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1990 thay thế luật thuế hàng hóa. Thuế TTĐB áp dụng thống nhất đối với các sơ sở sản xuất thuộc kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh (kể cả đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Khi mới ban hành, đối tượng chịu thuế TTĐB gồm 6 mặt hàng: thuốc lá điếu, rượu bia, pháo, bài lá, vàng mã của các cơ sở sản xuất bán ra. Lần sửa đổi năm 1993 đã thu hẹp diện đánh thuế của thuế TTĐB còn lại 4 mặt hàng: Thuốc lá điếu, rượu, bia, pháo các loại. Thuế TTĐB trong thời kỳ 1990 -1995 không đánh vào những hàng hóa thuộc diện chịu thuế nhập khẩu vì chúng được thiết kế ngầm định trong thuế nhập khẩu. Chỉ sau lần sửa đổi năm 1995, thuế TTĐB mới đánh cả vào hàng nhập khẩu nhằm thực hiện công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Luật thuế TTĐB sửa đổi năm 1998 có hiệu lực thi hành từ 01/10/1999 đã mở rộng gồm các diện chịu thuế gồm 8 nhóm hàng hóa và 4 loại dịch vụ. Các hàng hóa chịu thuế gồm: thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, ô tô dưới 24 chỗ, xăng các loại, napta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng, điều hòa công suất dưới 90.000 BTU, bài lá, vàng mã, hàng mã. Dịch vụ chịu thuế TTĐB gồm: Kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh vé đặt cược, đua ngựa, đua xe, kinh doanh golf, bán thẻ hội viên, vé chơi golf. Một đặc trưng hết sức quan trọng của thuế TTĐB là mức thuế suất cao thể hiện rõ mục tiêu điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng. Mức thuế suất của luật thuế TTĐB ban hành năm 1990 nằm trong khung thuế suất từ 20% đến 70%. Biểu thuế suất của luật sửa đổi năm 1993, năm 1995, năm 1998 , năm 2003 và năm 2008 được quy định chi tiết hơn theo phẩm cấp của từng loại hàng hóa chịu thuế và trong khoảng từ 10% đến 75%. Biểu thuế của luật sửa đổi năm 2008 quy định mức thấp nhất là 10% và cao nhất là 70%.

3. Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt
Là một sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng, nhưng vì là thuế tiêu dùng nên ngoài tính chất là thuế gián thu, thuế TTĐB còn có các đặc điểm riêng biệt sau:
Một là, thuế TTĐB được thu một lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ. Đây là loại thuế một giai đoạn nên không gây sự trùng lặp qua các khâu của quá trình luân chuyển hàng hóa. Vì vậy, có tác dụng giảm thiểu chi phí hành thu song đòi hỏi chế độ kiểm tra, giám sát thật chặt chẽ nhằm đảm bảo hạn chế tới mức tối đa sự thất thu thuế TTĐB thông qua việc gian lận về số lượng hàng hóa sản xuất và tiêu thụ.
Hai là, thuế tiêu thụ đặc biệt thường có mức động viên cao. Thuế TTĐB có thể được xác định trên cơ sở giá trị hay trên cơ sở đơn vị đo lường khác và thường được thu với mức thuế suất cao hơn so với thuế tiêu dùng thông thường. Đặc điểm này thể hiện quan điểm điều tiết của Nhà nước thông qua thuế TTĐB. Xét ở khía cạnh quản lý, việc sản xuất và cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ được coi là đặc biệt không chỉ liên quan đến các vấn đề kinh tế , phân bổ nguồn lực mà còn lien quan đến các vấn đề xã hội. Vì vậy, để sản xuất và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ này theo định hướng của Nhà nước, thì cần thiết phải sử dụng mức thuế cao thông qua thuế TTĐB để hướng sản xuất và tiêu dùng hợp lý. Xét ở khía cạnh phân phối thu thập, đối tượng tiêu dùng phần lớn các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt này là những người có thu nhập cao. Vì vậy, thuế TTĐB cần xây dựng mức động viên cao nhằm điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội.
Ba là, danh mục hành hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không nhiều và thay đổi tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và mức sống của dân cư. Với diện thu thuế TTĐB tương đối hẹp cho nên có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng và phân phối nguồn thu nhập. Do đó, thuế TTĐB là công cụ rất có hiệu quả của các mục tiêu chính sách khác ngoài mục tiêu nguồn thu.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
1. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những loại hàng hoá, dịch vụ không thật cần thiết, có hại cho con người hay ảnh hưởng đến tiêu dùng. (Theo quy định tại điều 2 luật thuế tiêu thụ đặc biệt, điều 2 Nghị định 26).
• Hàng hóa:
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
- Rượu;
- Bia;
- Xe mô tô hai bánh, xe máy
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; ô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
- Tàu bay, du thuyền;
- Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;
- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
- Bài lá;
- Vàng mã, hàng mã.
• Dịch vụ:
- Kinh doanh vũ trường;
- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

bJmZd6iKsoORrs6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status