Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty may Chiến Thắng - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty may Chiến Thắng



 
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 5
1.1/ Khái niệm và tầm quan trọng của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 5
1.1.1. Khái niệm: 5
1.1.2 Tầm quan trọng của hiệu quả kinh tế: 6
1.2/ Những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả kinh tế . 7
1.3/ Những yếu tố xác định hiệu quả kinh tế. 10
1.3.1 Chỉ tiêu khái quát (hay còn gọi là chỉ tiêu tổng quát): 10
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cụ thể: 11
CHƯƠNG 2 : HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG 15
2.1/ Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty: 15
2.2/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: 20
2.3/ Các nguồn lực Công ty: 23
2.3.1. Vốn: 23
2.3.2. Tình hình lao động của Công ty : 25
2.3.3. Công nghệ sản xuất : 27
2.3.4. Nguyên vật liệu : 29
2.4/ Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm(1999-2001) 30
2.4.1 Hoạt động sản xuất 30
2.4.2. Tình hình tiêu thụ 33
2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 38
2.6. Hiệu quả kinh tế của Công ty qua các năm 40
2.6.1 Các chỉ tiêu tổng quát: 40
2.6.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: 41
2.6.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: 41
2.6.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động : 42
2.6.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 43
2.6.2.4. Các chỉ tiêu về tài chính của Công ty : 45
CHƯƠNG 3: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA CÔNG TY ( TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 ) 50
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh của Công ty 50
3.1.1.Thuận lợi: 50
3.1.2. Khó khăn: 51
3.2. Những phương hướng hoạt động của Công ty từ nay đến năm 2010: 57
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty may Chiến Thắng giai đoạn (2002- 2010). 59
3.3.1 Giải pháp về chất lượng: 59
3.3.2. Giải pháp về chiến lược: 60
3.3.3. Giải pháp thu hút sử dụng vốn đầu tư. 61
3.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu. 61
3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


về giá cả, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì thế, với Công ty May Chiến Thắng lao động cũng được xem như một trong những yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty luôn có xu hướng không ngừng tăng mức sống của của người lao động để họ đảm bảo được đời sống bản thân và gia đình họ.
Với mục đích như vậy, Công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng nguồn lao động về cả số lượng cũng như chất lượng được thể hiện ở Bảng 2
Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Tổng số lao động
2658
100
2467
100
2981
100
LĐ ngành công nghiệp
2434
91
2420
98
2828
95
Lao động nữ
2263
85
2084
84,4
2532
84,9
Lao động hợp đồng
2654
99,8
2462
99,8
2975
99,8
LĐ làm công tác quản lý
160
6
160
6,4
200
6,7
LĐ bình quân trong kỳ
2562
96
2276
92
2548
85
Trình độ chuyên môn ( Từ ĐH hay CĐ trở lên)
83
3,1
84
3,4
96
3,2
Nguồn : Công ty May Chiến Thắng
Qua bảng trên cho thấy số lượng cán bộ công nhân viên có xu hướng tăng lên do một số nguyên nhân như : do việc sản xuất những năm gần đây tăng, số lượng ký kết hợp đồng với một số nước Tây Âu, Châu Mỹ tăng lên giúp cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về lao động mỗi khi số lượng mặt hàng sản xuất tăng.
Biểu đồ 2: Tình hình lao động của Công ty qua các năm
Đơn vị tính : Người
1999 2000 2001
Công ty có những chính sách mới nhằm tuyển thêm lao động đưa vào dây chuyền sản xuất như sau :
Loại lao động có tay nghề : Công ty sẽ mở lớp đào tạo thời gian 5 tháng, sau khi đào tạo xong công nhân sẽ có bậc thợ là 1/6 và được đưa vào sản xuất theo dây truyền của Công ty.
Loại lao động mới vào nghề : được bố trí vào sản xuất thử nếu đạt yêu cầu thì được làm việc ngay, còn nếu không đạt sẽ được chuyển qua đào tạo với số công nhân chưa có tay nghề
Với những chính sách đào tạo quản lý lao động phù hợp, Công ty luôn có sự quan tâm tạo điều kiện nâng tay nghề công nhân lao động có những chế độ xã hội : bảo hiểm y tế, thăm hỏi khi ốm đau, đặc biệt áp dụng hình thức bảo hiểm lao động với cả lao động làm theo hợp đồng ngắn hạn tạo điều kiện để họ sản xuất an toàn, có hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, các đặc điểm về cơ cấu lao động thì phải kể đến máy móc thiết bị sản xuất của Công ty đã đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất.
2.3.3. Công nghệ sản xuất :
Đây là một phần tài sản cố định của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học.... Hơn thế nữa là vấn đề cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm.
Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp với nhiều chủng loại máy móc phục vụ cho sản xuất hàng may mặc trong những năm qua. Thể hiện qua bảng sau :
Bảng 3: Máy móc thiết bị chủ yếu đến nay
STT
Tên thiết bị
Số lượng (Chiếc)
Nước sản xuất
Máy 1 kim
1188
Nhật, Đức, Nga
Máy 2 kim
211
Nhật
Máy trần diễu
7
Nhật, Hàn Quốc
Máy Ziczắc 1 bước
25
Nhật, Minerna
Máy Ziczắc 3 bước
15
Nhật
Máy vắt sổ 3 chỉ
17
Textima, Nhật
Máy vắt sổ 5 chỉ
72
Nhật
Máy thùa bằng
24
Nhật
Máy thùa tròn
21
Minerna, Nhật
Máy đính cúc
20
Nhật
Máy đính bọc
23
Nhật
Máy cuốn ống
01
Nhật
Máy chun
03
Nhật
Mắt vắt gấu
16
Nga, Hung, Nhật
Máy là ép
05
Nhật
Máy cắt cố định
06
Nhật, Việt Nam
Máy cắt tay
20
Nhật
Máy lộn cổ
02
Hồng Kông
Máy dò kim
03
Nhật
Nồi hơi
01
Nhật
Bàn hút chân không
05
Nhật, HQ, TQ
Máy làm băng thêu
01
Nhật
Máy thêu
04
Nhật
Tổng số
1680
Nguồn : Công ty May Chiến Thắng
(Bảng kiểm kê tài sản Công ty)
Với nguồn vốn được ngân sách cấp ban đầu, vốn tự có và vốn vay tín dụng. Công ty đã mua sắm các loại thiết bị phục vụ cho việc thiết kế mẫu mã, sản xuất các mặt hàng, đóng gói, bốc dỡ sản phẩm. Cùng với sự phát triểncủa công nghệ kỹ thuật, Công ty đã thay thế hàng loạt máy móc thiết bị cũ bằng các máy móc thiết bị hiện đại của Nhật, Hồng Kông, Mỹ.....Đồng thời, Công ty mua sắm các máy móc chuyên dùng như: thiết bị là cần, là hơi, máy may hai kim, máy thêu tự động, máy ép mix....... để đa dạng hoá việc sản xuất sản phẩm, tăng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Cùng với việc thực hiện mục tiêu của Đảng đã đề ra: Phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt may da giầy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đầu tư hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Chuyển dần việc nhận gia công hàng dệt may sang mua nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, coi trọng công tác năng lực tiếp thị nhằm mở rộng thị trường.
Để thực hiện mục tiêu cụ thể trên, Công ty đã đặt ra những chỉ tiêu cụ thể nhằm tiến tới kinh doanh sản phẩm do tự mình sản xuất, giảm bớt các đơn đặt hàng gia công. Đây vẫn còn là vấn đề đang được quan tâm của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
2.3.4. Nguyên vật liệu :
Công ty đã sử dụng chủ yếu là nguyên vật liệu ngoại nhập. Các nguồn nguyên vật liệu này chủ yếu được nhập từ các nước như: Hàn Quốc, Nhật, EU, Đài Loan, các nước ASEAN....Nhờ cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, đạt chất lượng cao nên đã tạo điều kiện giúp Công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất, nâng cao năng suất lao động tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, thực hiện đúng hợp đồng với bạn hàng. Từ đây, Công ty có chỗ đứng trên thị trường, sản phẩm được khách hàng ưa chuộng.
Bảng 4: Mức nhập khẩu một số vật tư chủ yếu
Danh mục
ĐVT
1999
2000
2001
Số lượng
Trị giá (USD)
Số lượng
Trị giá
(USD)
Số lượng
Trị giá
(USD)
1. Vải các loại
M
3.739.160
7.492.552
2.478.954
4.065.234
4.287.404
7.427.668
2. Vải giả da
m
35.667
722.011.
44.986
839.844
37.012
622.946
3. Phụ liệu các loại
USD
3.309.640
3.005.629
3.202175
4. Da thuộc
SF
1.106.138
2.334.140
1.258.616
2.903.289
1.020.822
2.390.297
Nguồn : Báo cáo nhập khẩu của Công ty (1999- 2001)
Việc các Công ty nhập khẩu hàng loạt nguyên vật liệu nước ngoài làm cho mức tiêu thụ vật liệu trong nước giảm. Mặt khác, doanh nghiệp sản xuất phải chi phí mức sản xuất cao, làm giảm doanh thu, ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố còn bị hạn chế, hiện nay tại các đơn vị sản xuất, việc buộc phải chấp nhận những hợp đồng gia công sản xuất có lãi hay lãi rất ít để duy trì hoạt động sản xuất, tăng giảm công nhân lao động bất thường. Vấn đề đặt ra tại sao chúng ta không sử dụng nguồn nguyên vật liệu trong nước? Đây là vấn đề đang còn có nhiều luồng ý kiến mà một trong những nguyên nhân quan trọng là nguồn nguyên vật liệu trong nước còn có nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, chất lượng mà các khách đặt hàng yêu cầu.
Vì vậy, chắc chắn chúng ta phải chờ đợi một thời gian dài nũa thì mới có thì nguồn nguyên vật liệu trong nước mới đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất.
2.4/ Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm(1999-2001)
2.4.1 Hoạt động sản xuất
Do sự mở rộng hoạt động với các nước, sự cạnh tranh trên thị trong nước và quốc tế diễn ra kh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status