Tổng quan về đặc tính dược động học/dược lực học và khả năng đạt mục tiêu AUC/MIC của vancomycin trên lâm sàng - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, kháng thuốc là một vấn đề rất được quan tâm trong sử dụng
kháng sinh. Trước sự bùng nổ của nhiều vi khuẩn kháng và đa kháng thuốc,
người ta phải đặt câu hỏi rằng cách sử dụng kháng sinh như trước đây liệu có
thực sự hợp lý. Sự kết hợp các thông tin dược động học (PK) mô tả thay đổi
của nồng độ thuốc trong cơ thể, và thông tin dược lực học (PD) mô tả mối
quan hệ giữa nồng độ thuốc và tác dụng dược lý có thể giúp tối ưu hóa việc sử
dụng kháng sinh. Điều đó giúp đạt được hiệu quả điều trị, hạn chế độc tính và
giảm tình trạng kháng thuốc. Các kết quả nghiên cứu đã đưa ra các chỉ số
PK/PD dự báo hiệu quả của nhiều nhóm kháng sinh, trong đó có vancomycin.
Vancomycin là lựa chọn đầu tay trong điều trị nhiễm trùng do tụ cầu
vàng kháng methicilin (MRSA) - một trong những vi khuẩn kháng thuốc hay
gặp. Sự giảm nhạy cảm của tụ cầu với vancomycin và những thất bại trong
điều trị đưa ra yêu cầu cần nhìn lại việc sử dụng vancomycin từ góc độ
PK/PD. Trong hơn hai thập kỉ qua, các nghiên cứu đã đưa ra những hiểu biết
sâu hơn về đặc điểm PK/PD của vancomycin và nhiều tác giả trên thế giới
cũng đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, với các nguồn tài liệu trong nước,
việc tiếp cận PK/PD của kháng sinh nói chung cũng như của vancomycin nói
riêng vẫn còn hạn chế.
Mặc dù có sự đồng thuận rằng AUC/MIC là chỉ số PK/PD phù hợp
nhất để tối ưu hóa việc sử dụng vancomycin, song giá trị AUC/MIC cần đạt
được trên các đối tượng có đặc điểm sinh lý, bệnh lý khác nhau chưa được
làm rõ. Chế độ liều nào giúp đảm bảo đạt được mục tiêu PK/PD đề ra và việc
áp dụng vào thực tiễn lâm sàng cũng cần tiếp tục nghiên cứu. Bên cạnh đó,
hiệu quả của vancomycin trong các trường hợp nhiễm khuẩn có nồng độ ức
chế tối thiểu (MIC) nằm ở cận trên của giới hạn nhạy cảm cũng là một vấn đề
gây nhiều tranh cãi. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu thực hiện để xác
định khả năng đạt mục tiêu AUC/MIC của các chế độ liều vancomycin trên
các đối tượng khác nhau. Việc hệ thống lại các kết quả đó một cách chính xác
và tin cậy trở thành một yêu cầu cấp thiết.
Từ những thực tế trên, đề tài này được thực hiện với mục tiêu:
- Tổng quan tài liệu về đặc tính dược động học/dược lực học của
vancomycin,
- Hệ thống hóa kết quả các nghiên cứu nhằm tìm hiểu khả năng đạt
mục tiêu AUC/MIC của các chế độ liều vancomycin trên lâm sàng.
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ ĐẶC ĐIỂM
DƯỢC ĐỘNG HỌC/DƯỢC LỰC HỌC CỦA VANCOMYCIN
1.1. Đại cương về vancomycin
1.1.1. Nguồn gốc ra đời và công thức hóa học
Vancomycin được tìm ra lần đầu tiên vào năm 1953 bởi nhà hóa học
hữu cơ E.C. Kornfeld (Công ty dược phẩm toàn cầu Eli Lilly) khi ông phân
tích mẫu đất do một nhà truyền giáo là bạn ông thu thập từ rừng rậm ở
Borneo, Indonesia. Đó là kháng sinh tự nhiên do vi khuẩn Streptomyces
orientalis phân lập được tổng hợp. Vào thời điểm đó, sự kháng penicilin của
các tụ cầu là một vấn đề nổi bật và chính khả năng hạn chế kháng thuốc của
chất này đã khiến nó được quan tâm. Ban đầu hợp chất được đặt tên dựa vào
màu sắc - “Mississippi mud”. Sau khi được tinh chế và phát triển, hợp chất
được đặt tên là vancomycin (bắt nguồn từ “vanquish”- nghĩa là chiến thắng)
[42], [55].
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của vancomycin
1.1.2. Vị trí và vai trò của vancomycin
Vancomycin là một kháng sinh glycopeptid được sử dụng trong lâm
sàng gần 50 năm như là một thuốc thay thế penicilin trong điều trị
Staphylococcus aureus sinh penicilinase. Dù được Cục quản lý Dược phẩm và

rAz3Q12qfag4rdX
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status