Nghệ thuật đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với các doanh nghiệp Nhật Bản - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Nghệ thuật đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với các doanh nghiệp Nhật Bản



MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TRONG MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN 6
I. Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Nhật Bản 6
1. Sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước 6
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam 11
II. Một số nét đặc trưng của thị trường và của doanh nghiệp Nhật Bản 14
1. Những yếu tố cơ bản tác động và hình thành nên nét đặc trưng của thị trường và của doanh nghiệp Nhật Bản 14
1.1. Vị trí địa lý 14
1.2. Yếu tố kinh tế và chính trị 15
1.3. Yếu tố con người và văn hoá 18
2. Những nét đặc trưng của doanh nghiệp và của thị trường Nhật Bản 23
2.1 Đặc trưng của doanh nghiệp Nhật Bản 23
2.2 Đặc trưng của thị trường Nhật Bản 27
CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN 31
I. Khái quát chung về đàm phán 31
1. Khái niệm và đặc điểm của đàm phán trong giao dịch ngoại thương 31
2. Các hình thức và giai đoạn đàm phán trong giao dịch ngoại thương 33
2.1.Các hình thức đàm phán ngoại thương 33
2.2. Các giai đoạn đàm phán trong giao dịch ngoại thương 36
3. Một số chiến lược đàm phán trong giao dịch ngoại thương 37
3.1. Chiến lược đàm phán kiểu cứng: 38
3.2. Chiến lược đàm phán kiểu mềm: 38
3.3. Chiến lược đàm phán có nguyên tắc: 38
II. Phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản 40
1. Tôn trọng lễ nghi và trật tự thứ bậc 40
2. Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại 40
3. Tránh xung đột bằng cách thỏa hiệp 40
4. Tìm hiểu rõ đối tác trước đàm phán 40
5. Thao túng nhật trình của đối tác 41
6. Lợi dụng điểm yếu của đối thủ 41
III. Quá trình đàm phán và các kỹ năng trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với các doanh nghiệp Nhật Bản 41
1. Giai đoạn chuẩn bị đàm phán 41
1.1. Thu thập thông tin 42
1.2. Xác định hình thức và quy mô đàm phán 44
1.3. Xây dựng các mục tiêu đàm phán 45
2. Giai đoạn đàm phán 47
2.1. Giai đoạn tiếp xúc 47
2.2. Giai đoạn thương lượng 50
3. Giai đoạn kết thúc và sau đàm phán 56
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG VỚI DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN 58
I. Đánh giá tình hình đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với doanh nghiệp Nhật Bản 58
1. Những thành công đạt được 58
2. Những hạn chế trong hoạt động đàm phán ký kêt hợp đồng ngoại thương với doanh nghiệp Nhật Bản 60
2.1. Hạn chế về chiến lược ngoại thương và phát triển đối tác: 60
2.2. Hạn chế về mặt tìm hiểu đối tác Nhật Bản: 60
2.3. Hạn chế về nguồn thông tin chuẩn bị cho cuộc đàm phán 61
2.4. Hạn chế trong khâu chuẩn bị đàm phán 62
2.5. Hạn chế trong quá trình đàm phán: 62
2.6. Hạn chế trong cách lựa chọn mặt hàng: 64
2.7. Hạn chế trong sự phối hợp giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực 64
II. Phương hướng phát triển mối quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản 65
1. Dự báo về kinh tế-thương mại Nhật Bản trong những năm tới 65
2. Dự báo về kinh tế-thương mại Việt Nam trong những năm tới 69
3. Phương hướng phát triển mối quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Nhật Bản 71
3.1. Phương hướng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản 71
3.2. Phương hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản 72
III. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với các doanh nghiệp Nhật Bản 74
1. Về phía Nhà nước 74
1.1. Cải tiến cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hóa doanh nghiệp 74
1.2. Lành mạnh hóa hệ thống và môi trường tài chính, ngân hàng 75
1.3. Đồng bộ hóa các chính sách liên quan đến đầu tư, thương mại 75
1.4. Thành lập các tổ chức hỗ trợ phát triển thương mại 76
2. Về phía các Viện nghiên cứu kinh tế và các Trường Đại học 76
3. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam 77
3.1. Xác định được một chiến lược phát triển đối tác, chiến lược phát triển mặt hàng, chiến lược kinh doanh ổn định 77
3.2. Chú ý tới công tác đào tạo các chuyên gia đàm phán 78
3.3. Thu thập đủ những thông tin cần thiết 78
3.4. Cải tiến bộ máy quản lý doanh nghiệp 79
3.5. Thành lập các hiệp hội trong ngành 79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đàm phán những hợp đồng có quy mô lớn, có nhiều điều khoản phức tạp
Tuy nhiên đây cũng là hình thức đàm phán phức tạp khó khăn, và tốn kém nhất. Nó đòi hỏi người đàm phán phải chắc chắn về nghiệp vụ, nhạy bén trong giao tiếp, có khả năng nắm bắt được ý đồ, sách lược của đối phương, có thể ứng phó trong những trường hợp cần thiết hay xảy ra trong hoạt động ngoại thương. Hình thức đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp sẽ được đề cập một cách cụ thể hơn trong phần sau của khóa luận này.
2.2. Các giai đoạn đàm phán trong giao dịch ngoại thương
Khác với đàm phán theo hình thức qua thư tín hay qua điện thoại thì có thể tiến hành đơn giản nhanh chóng hơn, hình thức đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp được chia thành ba giai đoạn không thể thiếu đó là:
Giai đoạn chuẩn bị đàm phán
Giai đoạn đàm phán
Giai đoạn sau đàm phán
Giai đoạn chuẩn bị đàm phán
Trong ba giai đoạn đàm phán thì đây là giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến kết quả của cuộc đàm phán vì vậy mà chúng ta cần chuẩn bị cẩn thận chu đáo về một số mặt chính sau:
Thu thập thông tin: Chúng ta phải nắm bắt được những thông tin cơ bản như đối tác làm ăn với mình, thông tin về thị trường, thông tin có liên quan tới thương vụ
Chuẩn bị chiến lược: Trước khi bước vào cuộc đàm phán ta cần xác định được tư duy chủ đạo của mình là gì, tư duy chiến lược hay tư duy ứng phó
Chuẩn bị kế hoạch: Chúng ta không thể tiến hành đàm phán khi mà chưa có kế hoạch rõ ràng cụ thể, chúng ta phải xác định được mục tiêu của cuộc đàm phán là gì, ta có thể nhượng bộ đối phương đến mức độ nào, cũng như ta sẽ đòi hỏi đối phương những gì
Giai đoạn đàm phán
Sau khi ta đã chuẩn bị kỹ sẵn sàng bước vào cuộc đàm phán thì trong giai đoạn này ta tiến hành một cách linh hoạt theo kế hoạch đã vạch ra dựa trên những nguyên tắc căn bản của đàm phán như lễ phép, lịch sự, luôn giữ được hòa khí và thiện cảm, không xa rời mục tiêu, luôn giữ thế chủ động trong quá trình đàm phánCuối cuộc đàm phán là phải đưa ra được quyết định bằng văn bản.
Giai đoạn sau đàm phán
Sau đàm phán, cần tỏ rõ thiện chí thực hiện những gì đã đạt được trong cuộc đàm phán. Tuy nhiên chúng ta cũng cần tỏ thái độ sẵn sàng xem xét lại một số thỏa thuận nào đó chứ không được có thái độ coi cuộc đàm phán như vậy là kết thúc hoàn toàn không cần quan tâm đến nữa. Không những vậy chúng ta còn phải thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện, kiểm tra, đối chiếu xem các bên thực hiện kết quả đàm phán như thế nào.
Mỗi một cuộc đàm phán dù là thành công hay thất bại thì cũng đều đem lại cho mỗi bên những bài học, những kinh nghiệm nhất định, do đó mà sau đàm không thể không có công tác đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm cho các cuộc đàm phán tiếp sau đó để nâng cao hiệu quả đàm phán.
3. Một số chiến lược đàm phán trong giao dịch ngoại thương
Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống chúng ta luôn gặp phải các tình huống cần dẫn tới đàm phán, nhất là trong kinh doanh thì càng không thể tránh khỏi. Dù các cuộc đàm phán xảy ra thường xuyên hàng ngày như vậy nhưng để có thể đạt được kết quả tốt thi quả thật không đơn giản. Trên thực tế người ta đã vạch ra rất nhiều chiến lược đàm phán trong giao dịch ngoại thương để nhằm đạt được kết quả như mong muốn nhưng tựu chung lại các chiến lược này cũng được dựa trên ba chiến lược cơ bản đó là :
Chiến lược đàm phán kiểu cứng
Chiến lược đàm phán kiểu mềm
Chiến lược đàm phán có nguyên tắc
3.1. Chiến lược đàm phán kiểu cứng:
Những người sử dụng chiến lược này thường coi bất kỳ tình huống nào cũng như một cuộc đọ sức mà ở đó kẻ mạnh sẽ chiến thắng bằng mọi cách. Họ muốn giành phần thắng nhưng điều mà họ thường nhận được cũng lại là một thái độ cứng rắn không kém của đối phương làm cho họ mệt mỏi và quan hệ giữa hai bên bị xấu đi.
3.2. Chiến lược đàm phán kiểu mềm:
Những người theo chiến lược này thường lảng tránh xung đột cá nhân và chuẩn bị sẵn một số nhượng bộ để đạt được thỏa thuận. Họ mong muốn giải quyết vấn đề một cách hữu nghị, nhưng sẽ phải chấp nhận một kết quả thua thiệt vì bị lợi dụng.
3.3. Chiến lược đàm phán có nguyên tắc:
Đây là chiến lược đàm phán có thể nói là sự kết hợp của cả hai chiến lược trên. Nó giúp các bên hài hòa được lợi ích chung và lợi ích đối kháng, các bên có thể đạt được kết quả mong đợi mà vẫn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp. Chiến lược này cứng rắn về giá trị còn mềm mỏng đối với con người
Chiến lược này được xác lập dựa trên bốn điểm cơ bản sau:
Con người: Tách con người ra khỏi vấn đề. Mỗi người đều có một cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, có những quan điểm khác nhau. Vì vậy trước khi giải quyết vấn đề về nội dung thì vấn đề con người cần được tách ra và phải được xử lý độc lập nếu không thì rất dễ gây tranh cãi không cần thiết và sẽ dẫn tới bế tắc trong đàm phán.
Lợi ích: Tập trung vào lợi ích, không tâp trung vào lập trường quan điểm. Trong quá trình đàm phán các bên thường hay cố gắng giữ lập trường của mình mà quên đi mục đích của cuộc đàm phán là thỏa thuận các lợi ích nằm sau các lâp trường đó.
Các phương án: Đưa ra các phương án khác nhau trước khi quyết định. Trong khi đàm phán điều tối kỵ là chúng ta đưa ra quyết định một cách vội vàng không có các phương án được chuẩn bị trước, vì vậy dù trong trường hợp nào thì chúng ta cũng nên có sự chuẩn bị đề ra các giải pháp cho các tình huống khác nhau, có như vậy thì ta mới có thể đạt được kết quả khả quan.
Tiêu chuẩn: Kết quả phải được dựa trên các tiêu chuẩn khách quan. Trong trường hợp lợi ích đối kháng nảy sinh thì cách tốt nhất là các bên dựa trên một tiêu chuẩn công bằng khách quan nào đó độc lập với ý chí chủ quan của các bên. Bằng cách đàm phán về các tiêu chuẩn này chứ không phải dựa vào điều các bên muốn hay không muốn thì sẽ không có bên nào phải chịu thua thiệt, các bên đều có thể thuận theo một giải pháp công bằng.
Trên cơ sở đó ta có thể thấy sự khác biệt về một số điểm sau giữa ba chiến lược đã đề cập ở phần trên.
Tiêu chí
CLĐP kiểu mềm
CLĐP kiểu cứng
CLĐP theo nguyên tắc
Người tham gia đàm phán
Là bạn
Là đối thủ
Là những người giải quyết vấn đề
Mục tiêu
Thỏa thuận
Chiến thắng
Đạt được mục đích có hiệu quả
Cách đàm phán
Tin đối phương
Không tin đối phương
Giải quyết không tính đến lòng tin
Dễ thay đổi lập trường
Luôn giữ lập trường
Tập trung vào lợi ích không vào lập trường
Chấp nhận thiệt hại đơn phương để đạt được thoả thuận
Đòi lợi ích đơn phương
Tạo ra các phương án cùng có lợi
Cố gắng đạt thỏa thuận
Cố gắng giữ lập trường của mình
áp dụng các tiêu chuẩn khách quan
Lùi bước trước áp lực
Gây áp lực
Lập luận và lắng nghe lập luận
II. Phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản
1. Tôn trọng lễ nghi và trật tự thứ bậc
Như chúng ta đã biết ở phần trên, xã hội Nhật Bản là một xã hội c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status