Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG & CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.Tín dụng ngân hàng 3
1.1.1. Khái niêm tín dụng Ngân hàng 3
1.1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng 4
1.1.3. Các hình thức tín dụng Ngân hàng 9
1.2. Chất lượng tín dụng Ngân hàng 11
1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng 11
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 12
1.3.Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng 14
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng 15
1.4.1. Nhân tố khách quan. 15
1.4.2. Nhân tố chủ quan. 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA. 19
2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 19
2.1.1. Lịch sử hình thành chi nhánh Nam Hà Nội 19
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 21
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Nam Hà Nội 30
2.2.1. Tình hình cho vay và thu nợ tại Chi nhánh Nam Hà Nội 30
2.2.2. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn 33
2.2.3. Phân tích vòng quay vốn tín dụng 33
2.2.4. Thực trạng nợ quá hạn tại chi nhánh Nam Hà Nội 35
2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng của Chi nhánh Nam HN 41
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Nam hà Nội 42
2.3.1. Những kết quả đạt được 42
2.3.2. Những mặt còn hạn chế 44
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên 45
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 50
3.1. Định hướng chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh. 50
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh 50
3.2.1. Đối với công tác cho vay và thu nợ. 50
3.3. Một số kiến nghị 59
3.3.1. Đối với NHNN 59
3.3.2. Đối với NHNo &PTNT Việt Nam 60
3.3.3. Đối với NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


động vốn của chi nhánh.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội.
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
I.Phân theo TP KT
1.Tiền gửi các tổ chức kinh tế
2.Tiền gửi dân cư
- Tiền gửi tiết kiệm
- Phát hành công cụ nợ
643.216
1.194.309
1.152.186
42.123
35%
65%
62,7%
2,3%
645.759
1.316.919
1.157.099
159.820
32,9%
67,1%
59%
8,1%
686.109
1.408.347
1.196.438
211.909
32,8%
67,2%
57,1%
10,1%
II.Phân theo nội tệ và ngoại tệ
1. Tiền gửi VNĐ
2. Tiền gửi ngoại tệ
1.366.381
471.144
74,4%
25,6%
1.507.793
454.885
76,8%
23,2%
1.738.053
356.403
83%
17%
Tổng nguồn vốn huy động
1.837.525
100
1.962.678
100
2.094.456
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2002 đến năm 2004, tổng nguồn vốn huy động qua các năm tăng: 1.837.525 triệu đồng (2002), 1.962.678 triệu đồng (2003), 2.094.456 triệu đồng (2004).
Như vậy năm 2004 nguồn vốn huy động tăng 131.778 triệu đồng so với năm 2003 và đạt 99,5% kế hoạch đề ra.
Bên cạnh đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng liên tục tăng: 643.216 triệu đồng (2002), 645.759 triệu đồng (2003), 686.109 triệu đồng (2004). Năm 2004 tăng 40350 triệu đồng so với năm 2003. Đây là nguồn vốn có lãi bình quân thấp mang lại hiệu quả kinh doanh nhưng cũng tiềm ẩn khả năng rủi ro trong thanh toán nếu Ngân hàng không bố trí kịp thời nguồn vốn thanh khoản. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động là nguồn tiền gửi dân cư 1.194.309 triệu đồng (2002) chiếm 65% tỷ trọng nguồn vốn huy động: Năm 2003 là 1.316.919 triệu đồng tăng 122.610 triệu đồng so với năm 2002 và chiếm tỷ trọng 67,1% trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2004 đạt 1.408.347 triệu đồng, tăng 91.428 triệu đồng chiếm tỷ trọng 67,2% trên tổng nguồn vốn huy động
Kết quả trên cho thấy khả năng huy động vốn tăng lên một cách đáng kể qua từng năm, phản ánh được việc thực hiện áp dụng các chính sách tại Ngân hàng đạt hiệu quả cao. Nguồn vốn này quyết định đến quy mô, quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nguồn vốn càng dồi dào thì tạo điều kiện đảm bảo khả năng thanh toán, từ đó tạo uy tín cho Ngân hàng trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh. Nguồn vốn dồi dào tạo điều kiện để thực thi chính sách tiền tệ, từ đó đảm bảo sự ổn định của tiền tệ, góp phần làm ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
Mỗi hình thức huy động vốn có ý nghĩa và vị trí trong tổng nguốn vốn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của NHTM.
Vì vậy các hình thức huy động vốn cần được nghiên cứu để giúp Ngân hàng ra quyết định chính xác góp phần điều hành kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí đến mức hợp lý. Việc phân tích sự biến động của các hình thức tiền gửi tại chi nhánh Nam Hà Nội thấy rõ hơn tình hình huy động vốn tại Ngân hàng.
2.2.2.2. Cơ cấu dư nợ tại chi nhánh
Song song với công tác huy động vốn, việc đầu tư tín dụng giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, Ngân hàng tiến hành phân phối và sử dụng nguồn vốn đó. Đối tượng cho vay là các đơn vị kinh tế nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn…Để nắm bắt tình hình sử dụng vốn của chi nhánh chúng ta sẽ tiến hành phân tích cụ thể tình hình hoạt động tín dụng và đầu tư qua bảng số liệu sau:
Bảng 3 : Cơ cấu dư nợ cho vay tại chi nhánh Nam Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
1.Phân theo TP kinh tế
- Kinh tế quốc doanh
-Kinh tế ngoài quốc doanh
824.239
767.264
56.975
100
93,1%
6,9%
903.976
844.443
59.533
100
93,4%
6,6%
920.128
860.200
59.928
100
93,5%
6,5%
2.Phân theo kỳ hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung và dài hạn
- Cho vay khác
824.239
517.358
275.430
31.451
100
62,8%
33,4%
3,8%
903.976
569.966
301.742
32.268
100
63%
33,4%
3,6%
920.128
488.439
358.462
73.227
100
53,1%
38,9%
8%
3.Phân theo nội tệ và ngoại tệ
- Cho vay bằng VNĐ
- Cho vay bằng ngoại tệ (quy đổi VNĐ)
824.239
575.957
248.282
100
69,9%
30,1%
903.976
678.502
225.474
100
75%
25%
920.128
660.480
259.648
100
71,8%
28,2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004)
Qua số liệu trên cho ta thấy tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2002 là 824.239 triệu đồng, Năm 2003 là 903.976 triệu đồng, Năm 2004 là 920.128 triệu đồng. Ta thấy được tổng dư nợ liên tục tăng đều qua các năm, để đạt được kết quả này là do chi nhánh Nam Hà Nội đã bám sát định hướng cho vay. Ngân hàng đã tập trung nâng cao chất lượng, đầu tư cho các doanh nghiệp lớn kinh doanh an toàn có hiệu quả đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì và phát triển sản xuất. Đặc biệt là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh bắt buộc phải có tài sản thế chấp khi vay vốn.
Từ số liệu trên, nếu xét cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế thì tỷ trọng cho vay đối với các khu vực kinh tế quốc doanh tăng liên tục qua các năm và dư nợ khu vực quốc doanh là chủ yếu. Năm 2002 là 767.264 triệu đồng chiếm 93,1% trên tổng dư nợ, năm 2003 là 844.443 triệu đồng chiếm 93,4% trên tổng dư nợ, năm 2004 là 860.200 triệu đồng chiếm 93,5% trên tổng dư nợ và tăng 15.757 triệu đồng so với năm 2003. Khối lượng tăng trưởng như vậy là do Ngân hàng đã đầu tư tín dụng chủ yếu cho khối kinh tế quốc doanh ở một số doanh nghiệp lớn như: Công ty dịch vụ kĩ thuật dầu khí, Công ty thực phẩm miền Bắc, Công ty xuất nhập khẩu bao bì Hà Nôị…. Ngân hàng đã thực hiện cho vay theo hạn mức tín dụng đối với từng doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng tín dụng, chú trọng đáp ứng nhu cầu lớn của khách hàng trong việc mua sắm nguyên vật liệu, duy trì sản xuất kinh doanh đều đặn tạo ra sản phẩm phục vụ trong và ngoài nước.
Đối với khối kinh tế ngoài quốc doanh, dư nợ thực hiện đến 31/12/2002 là 56.975 triệu đồng, chiếm 6,9% trên tổng dư nợ, Năm 2003 là 59.533 triệu đồng chiếm 6,6% trên tổng dư nợ, Năm 2004 là 59.928 chiếm 6,5% trên tổng dư nợ và tăng 395 triệu đồng so với năm 2003. Dư nợ cho vay đối với khối kinh tế ngoài quốc doanh ở chi nhánh có tăng nhưng chưa nhiều và vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số dư nợ, có thể được giải thích: Để thúc đẩy các thành phần trong nền kinh tế thị trường phát triển, Nhà nước ta đã ban hành các chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế ngoài quốc doanh. Sự phát triển đó dẫn tới nhu cầu lớn về vốn của khối kinh tế ngoài quốc doanh. Nhưng những năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phần nào bị chững lại. Mặc dù tư tưởng chỉ đạo của nhà nước là mở rộng cho vay không phân biệt thành phần kinh tế nhưng để đảm bảo an toàn, Ngân hàng buộc phải cân nhắc kỹ lưỡng khi cho vay đối với khu vực này.
Dư nợ cho vay ngắn hạn đến 31/12/2003 đạt 569.966 triệu đồng, chiếm 63% trong tổng dư nợ, tăng 52.608 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2002. Đến 31/12/2004, Ngân hàng đã thực hiện cho vay ngắn hạn là 488.439 triệu đồng, giảm 81.527 triệu đồng so với năm 2003. Cho vay trung và dài hạn đến 31/12/200...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status