Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý thu BHXH – BHYT bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý thu BHXH – BHYT bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG THU VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG 3
I. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG 3
1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương 3
2. Vị trí và chức năng của Bảo hiển xã hội tỉnh Hải Dương 4
3. Nhiệm vụ quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương 5
4. Chế độ quản lý 6
5. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dương 6
6. Công tác CNTT tại BHXH tỉnh Hải Dương 9
II. PHÒNG CNTT 9
1. Cơ cấu tổ chức 9
2. Chức năng 9
3. Nhiệm vụ và quyền hạn 9
III. PHÒNG THU 10
1. Cơ cấu tổ chức phòng thu 10
2. Chức năng 10
3. Nhiệm vụ và quyền hạn. 10
IV. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 12
1. Lý do chọn đề tài 12
2. Mục đích của đề tài 12
3. Nội dung giải quyết của đề tài 13
V. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ THU BHXH, BHYT BẮT BUỘC 13
1. Đối tượng 13
1.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc 13
1.1.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc 13
1.1.2. Quân nhân, công an nhân dân 14
1.1.3. Cán bộ xã, phường, thị trấn 15
1.1.4. Người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 15
1.1.5. Đối tượng tự đóng BHXH 15
1.2 Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc 15
1.2.1 Người lao động Việt Nam 15
1.2.2. Cán bộ công chức 15
1.2.3. Đại biểu hội đồng nhân dân đương nhiệm 15
1.2.4. Người có công với cách mạng 16
1.2.5. Thân nhân sĩ quan tại ngũ 16
1.2.6. Lưu học sinh nước ngoài học 16
1.2.7. Các đối tượng bảo trợ xã hội 16
1.2.8. Người nghèo được hưởng chế độ KCB 16
1.2.9. Người đang hưởng chế độ trợ cấp BHXH 16
2. Mức đóng 16
2.1 Mức đóng BHXH 16
2.2 Mức đóng BHYT 17
2.2.1. Mức 3% tiền lương hàng tháng 17
2.2.2. Mức 3% tiền lương tối thiểu hiện hành 17
2.2.3. Mức 3% suất học bổng được cấp hàng tháng 17
2.2.4. Mức đóng của đối tượng tại tiết 1.2.7 và 1.2.7 17
2.2.5. Mức 3% tiền lương hưu, trợ cấp hàng tháng 17
2.3 Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT 17
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ăn cứ vào mục đích phục vụ của thông tin đầu ra mà người ta chia thành các loại hệ thống thông tin khác nhau: Hệ thống thông tin xử lý giao dịch, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thông tin trợ giúp ra quyết định, hệ chuyên gia và hệ tăng cường khả năng. Chúng ta chỉ tập chung xem xét tới hệ thống thông tin quản lý trong khuôn khổ chuyên đề thực tập tốt nghiệp lần này.
Các hệ thống thông tin quản lý trợ giúp cho các hoạt động quản lý của tổ chức chúng dựa chủ yếu vào các cơ sở dữ liệu được tạo bởi các hệ xử lý giao dịch cũng như nguồn dữ liệu ngoài tổ chức. Nói chung chúng tạo ra các báo cáo cho những nhà quản lý, các báo cáo này tóm lược tình hình về một mặt đặc biệt nào đó. Vì các hệ thống thông tin quản lý phần lớn dựa vào các dữ liệu sản sinh từ các hệ xử lý giao dịch do đó chất lượng thông tin mà chúng sản sinh ra phụ thuộc rất nhiều vào việc vận hành của hệ xử lý giao dịch.
2. Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin
Mỗi ngưòi trong tổ chức mô tả hệ thống thông tin theo một mô hình khác nhau. Khái niệm mô hình này rất quan trọng, nó tạo ra một trong những nền tảng của phương pháp phân tích thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin. Có 3 mô hình được đề cập tới để mô tả cùng một hệ thống thông tin: mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong.
Mô hình logic mô tả hệ thống làm gì: dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà nó thu thập, xử lý mà nó phải thực hiện, các kho để chứa kết quả hay dữ liệu để lấy cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh ra. Mô hình này trả lời câu hỏi “Cái gì?” và “Để làm gì”. Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này thì mô hình logic chính là các yêu cầu về việc xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản trị.
Mô hình vật lý ngoài phản ánh hệ thống thông tin dưới góc độ của ngưòi sử dụng trực tiếp hệ thống. Nó thể hiện về cái nhìn thấy được bên ngoài của hệ thống như: phương tiện nhập dữ liệu và thao tác với chương trình, các vật mang thông tin đầu ra, các hoạt động xử lý và những đối tượng tham gia vào hoạt động. Mô hình vật lý ngoài có độ ổn định trung bình, nó ít ổn định hơn so với mô hình logic nhưng lại ổn định hơn so với mô hình vật lý trong. Trong chyên đề thực tập này mô hình vật lý ngoài là các mẫu form để nhập liệu và các mẫu báo cáo theo yêu cầu người sử dụng.
Mô hình vật lý trong phản ánh hệ thống thông tin dưới góc độ của nhân viên kỹ thuật. Nó thể hiện những yếu tố cấu hình về phần cứng, các thiết bị để thực hiện hệ thống, tốc độ xử lý của các thiết bị. Mô hình này có độ ổn định thấp nhất trong 3 mô hình. Trong chuyên đề thực tập này mô hình vật lý trong chính là máy tính của người dùng và máy in để in báo cáo.
3) Cơ sở dữ liệu
Những nhà quản lý luôn phải lưu trữ dữ liệu và xử lý dữ liệu phục vụ cho công việc quản lý kinh doanh của mình. Trong tổ chức, dữ liệu được lưu trữ trong những cơ sở dữ liệu có dung lượng lớn thiếu nó thì tổ chức sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Nói rằng: “Dữ liệu của một tổ chức có vai trò sống còn” là điều khẳng định không hề quá một chút nào.
Ngày nay người ta sử dụng máy tính và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu để giao tác với các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
3.1 Một số khái niêm cơ sở
Thực thể là một đối tượng nào đó mà nhà quản lý muốn lưu trữ thông tin về nó.
Trường dữ liệu dùng để lưu trữ thông tin về từng thực thể người ta thiết lập cho nó một bộ thuộc tính để ghi giá trị cho các thuộc tính đó. Mỗi thuộc tính là một trường. Nó chứa một mẩu tin về thực thể cụ thể. Nhà quản lý kết hợp với các chuyên viên HTTT để xâydựng nên những bộ thuộc tính như vậy cho các thực thể.
Bản ghi là tập hợp bộ giá trị của các trường của một thực thể cụ thể làm thành một bản ghi.
Bảng là toàn bộ các bản ghi lưu trữ thông tin cho một thực thể tạo ra một bảng mà mỗi dòng là một bản ghi và mỗi cột là một trường.
Cơ sở dữ liệu được hiểu là tập hợp các bảng có liên quan với nhau được tổ chức và lưu trữ trên các thiết bị hiện đại của tin học, chịu sự quản lý của hệ thống chương trình máy tính, nhằm cung cấp thông tin cho nhiều người sử dụng khác nhau, với các mục đích khác nhau.
3.2 Những hoạt động chính của cơ sở dữ liệu
Cập nhật dữ liệu: dữ liệu được nhập vào cơ sở dữ liệu qua việc nhập dữ liệu. Dữ liệu có thể đến từ cuộc gọi điện thoại, từ phiếu in sẵn có điền các mục, từ những bản ghi lịch sử, từ các tệp tin máy tính hay từ những thiết bị mang tin khác. Ngày nay, phần lớn những phần mềm ứng dụng cho phép chúng ta sử dụng giao diện đồ hoạ GUI bằng hình thức các form để biểu diễn bản ghi của cơ sở dữ liệu với những ô trắng để ngưòi sử dụng nhập thông tin hay đánh dấu các mục được chọn.
Truy vấn cơ sở dữ liệu là làm thế nào để lấy được dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Để thực hiện nhiệm vụ này ta phải có một cách thức nào đó để giao tác với cơ sở dữ liệu. Thông thường là thông qua một dạng ngôn ngữ truy vấn. Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL là ngôn ngữ phổ dụng nhất được dùng để truy vấn các cơ sở dữ liệu hiện nay.
Lập báo cáo từ cơ sở dữ liệu: báo cáo là những dữ liệu kết xuất ra từ cơ sở dữ liệu theo yêu cầu của người dùng, được tổ chức sắp xếp và đưa ra dưới dạng in ấn. Tuy nhiên báo cáo cũng vẫn được thể hiện trên màn hình. Lập báo cáo là một bộ phận đặc biệt của hệ quản trị cơ sở dữ liệu được dùng để xử lý và đưa cho người sử dụng theo một thể thức xác định được.
Cấu trúc tệp và mô hình dữ liệu: Dữ liệu cần được tổ chức theo một cách nào đó để không dư thừa và dễ dàng tìm kiếm, phân tích và tìm hiểu được chúng. Vì vậy cơ sở dữ liệu cần được cấu trúc lại. Đối với thực thể cần xác định tên gọi, xác định trường, độ rộng các trường, loại của từng trường. Toàn bộ cấu trúc đó được gọi là cấu trúc của tệp. Để lưu trữ dữ liệu chúng ta cần có cơ chế để gắn kết các thực thể mà giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường sử dụng 3 mô hình sau để chế ngự các mối quan hệ đó: mô hình phân cấp, mô hình mạng lưới, mô hình quan hệ. Trong đó mô hình quan hệ là mô hình được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Trong mô hình này thì hệ quản trị cơ sở dữ liệu xem xét và thể hiện các thực thể như một bảng hai chiều với bản ghi là hàng còn các trường là cột. Có một cột đóng vai trò là trường định danh, mỗi giá trị của nó xác định một bản ghi duy nhất. Cấu trúc như vậy có rất nhiều thuận lợi cho việc thao tác với dữ liệu trên bảng.
II. Phân tích, thiết kế và cài đặt một hệ thống thông tin
1. Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin
1.1. Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một hệ thống thông tin
Những yêu cầu mới của quản lý dẫn đến sự cần thiết của một dự án phát triển hệ thống thông tin mới. Các hành động của doanh nghiệp cạnh tranh cũng có tác động mạnh buộc doanh nghiệp phải có những hành động đáp ứng. Việc xuất hiện các công ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status