Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm và độc tính của chế phẩm Tecan trên thực nghiệm - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm là quá trình bệnh lý phổ biến, có nhiều yếu tố cụ thể có thể gây
viêm, bất cứ cơ quan nào và mô nào cũng có thể bị viêm. Viêm vừa là một phản
ứng bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố gây bệnh, vừa là phản ứng bệnh lý. Quá
trình viêm gây ra tổn thương, hoại tử, rối loạn chức năng cơ quan… Phản ứng
viêm vì thế gây nhiều ảnh hưởng đến cơ thể. Viêm nặng và cấp tính gây đau
đớn, khiến bệnh nhân giảm ngon miệng, mất ngủ và ảnh hường xấu đến toàn
trạng. Vậy nên, bên cạnh việc điều trị nguyên nhân gây viêm, cần điều trị
làm giảm các triệu chứng viêm nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhân [8].
Hai nhóm thuốc kháng viêm chính hiện nay đang được sử dụng nhiều là
thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc chống viêm steroid
(glucocorticoid). Cả hai nhóm thuốc này đều có những tác dụng phụ thường
gặp như gây loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa… Sự ra đời của các
NSAID ức chế đặc hiệu cyclooxygenase-2 tưởng như là một giải pháp mới
trong điều trị viêm nhưng sau đó lần lượt rofecoxib, valdecoxib bị cấm lưu
hành do gây tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch [2]. Vì vậy việc tìm kiếm những
loại thuốc giảm đau, chống viêm mới hiệu quả và an toàn hơn vẫn là vấn đề của
Y học hiện nay. Bên cạnh việc phát minh những thuốc tân dược mới, tìm kiếm
thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên dựa trên kinh nghiệm điều trị của Y học cổ
truyền cũng luôn được các nhà khoa học đào sâu nghiên cứu. Flavonoid là hợp
chất tự nhiên đã được biết đến với các tác dụng dược lý đáng chú ý như tác
dụng chống khối u, tác dụng chống xơ vữa động mạch, chống viêm, chống dị
ứng, chống oxy hóa…[5] Thân rễ loài Xạ can (Belamcanda chinensis Lem.) chứa
nhiều loại isoflavonoid như irigenin, tectoridin, tectorigenin, belamcanidin,
methylirisolidon, iristectoriginin A [12]. Trong đó tecroridin phân lập từ dịch
chiết thân rễ Xạ can đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm in vitro do
ức chế tổng hợp chất hóa học trung gian gây viêm prostaglandin E2 [31]. Tuy
nhiên chúng tui chưa tìm thấy nghiên cứu nào đánh giá tác dụng chống viêm
của tectoridin cũng như về tác dụng giảm đau và độc tính của tectoridin ở in
vivo. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với những mục tiêu sau:
- Đánh giá tác dụng chống viêm của Tecan trên mô hình gây viêm bàn
chân chuột bằng carageenin.
- Đánh giá tác dụng giảm đau của Tecan trên mô hình gây đau quặn
Kostler.
- Đánh giá độc tính cấp tính và độc tính bán trường diễn của Tecan trên
thực nghiệm.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM
1.1.1. Khái niệm viêm
Viêm là một phản ứng không đặc hiệu của mô do bị các yếu tố hóa học,
vật lý hay sinh học tấn công [8]. Biểu hiện bên ngoài của viêm ở da và niêm
mạc đã được Celcus mô tả từ cách đây 2000 năm với 4 dấu hiệu điển hình gồm:
Sưng, nóng, đỏ và đau [28]. Viêm vừa là một phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại
yếu tố gây bệnh vừa là phản ứng bệnh lý vì quá trình viêm gây ra tổn thương,
hoại tử, rối loạn chức năng cơ quan…Phản ứng viêm có thể xuất hiện với nhiều
mức độ khác nhau thậm chí rất nặng nề và nguy hiểm đến tính mạng [8].
1.1.2. Nguyên nhân gây viêm
Có thể xếp nguyên nhân gây viêm thành 2 nhóm lớn là nguyên nhân ngoại
sinh và nguyên nhân nội sinh [8]:
1.1.2.1.Nguyên nhân ngoại sinh
Các nguyên nhân ngoại sinh gây viêm thường gặp như:
- Tác nhân cơ học: Từ xây sát nhẹ tới chấn thương nặng đều có thể gây
phá hủy tế bào và mô, làm giải phóng ra những chất gây viêm nội sinh.
- Tác nhân vật lý: Nhiệt độ quá cao hay quá thấp làm thoái hóa protid tế
bào gây tổn thương enzym. Tia xạ (UV, tia X) do tạo ra các gốc oxy tự do gây
phá hủy một số enzym oxy hóa đều dẫn đến phản ứng viêm. Ngoài ra tia xạ còn
gây tổn thương ADN của tế bào.
- Tác nhân hóa học: Các acid mạnh, kiềm mạnh và các chất hóa học khác
như thuốc trừ sâu, các độc tố… gây hủy hoại tế bào hay phong bế các hệ
enzym trong cơ thể.
- Tác nhân sinh học: Là nguyên nhân phổ biến nhất, gồm virus, vi khuẩn,
ký sinh trùng đơn bào, đa bào hay nấm…
1.1.2.2.Nguyên nhân nội sinh
Thiếu oxy tại chỗ, hoại tử mô, xuất huyết, rối loạn thần kinh dinh dưỡng
(tắc mạch) là các nguyên nhân gây viêm thường gặp. Ngoài ra, viêm có thể do
phản ứng kết hợp giữa kháng nguyên – kháng thể (như khi viêm cầu thận, viêm
trong hiện tượng Arthus).
1.1.3. Phân loại viêm
Có nhiều cách phân loại viêm như [8]:
- Theo nguyên nhân gồm viêm nhiễm khuẩn và viêm vô khuẩn.
- Theo vị trí viêm gồm viêm nông, viêm sâu (bên ngoài và bên trong).
- Theo dịch rỉ viêm gồm viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ…tùy
theo dịch viêm.
- Theo diễn biến gồm viêm cấp và viêm mạn.
- Theo tính chất viêm gồm viêm đặc hiệu và không đặc hiệu. Viêm đặc
hiệu do hậu quả xấu của phản ứng miễn dịch; còn lại là viêm không đặc hiệu.
Hai loại này chỉ khác nhau về cơ chế viêm mà không khác về bản chất.
1.1.4. Sinh lý, cơ chế quá trình viêm
1.1.4.1.Giai đoạn viêm cấp tính
Viêm cấp: Khi thời gian diễn biến viêm ngắn (vài phút – vài ngày) và có
các đặc điểm như tiết dịch, dịch tiết chứa nhiều protein huyết tương và nhiều
bạch cầu đa nhân trung tính. Trong giai đoạn cấp tính của viêm, có ba biến đổi
chủ yếu là: Rối loạn tuần hoàn, rối loạn chuyển hóa, tổn thương mô và tăng
sinh tế bào. Trên thực tế, ba quá trình này đan xen và liên quan chặt chẽ đến
nhau [8].
 Sự rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm [8]:
Rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm thường xảy ra sớm, ngay khi yếu tố gây
viêm tác động lên cơ thể. Theo Conheim, có thể quan sát thấy 4 hiện tượng của
rối loạn tuần hoàn gồm: Rối loạn vận mạch, tạo dịch rỉ viêm, bạch cầu xuyên
mạch và hiện tượng thực bào.
Rối loạn vận mạch: Ngay khi yếu tố viêm tác động, tại ổ viêm lần lượt có
các hiện tượng sau:
Hiện tượng co mạch: Xảy ra rất sớm và rất ngắn. Co mạch có tính phản xạ,
do thần kinh co mạch hưng phấn làm các tiểu động mạch co lại.
Hiện tượng sung huyết động mạch: Xảy ra ngay sau hiện tượng co mạch,
đầu tiên do cơ chế thần kinh và sau đó được duy trì và phát triển bằng cơ chế
thể dịch. Cơ chế thể dịch chính là sự giải phóng các enzym từ lysosom của tế
bào chết, các chất trung gian (như histamin, bradykinin, prostaglandin,
leucotrien…) từ tế bào mast và bạch cầu hay các sản phẩm từ hoạt động thực
bào của bạch cầu (như protease, ion H+, K+…), các cytokin, yếu tố hoại tử khối
u (TNFα), interleukin 1 (IL-1), yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF), đặc biệt là sự
có mặt của nitric oxyd (NO) do NO synthetase của các tế bào viêm bị hoạt hóa,
sinh ra. Ở giai đoạn này, động mạch vi tuần hoàn dãn rộng, tăng cả lưu lượng
lẫn áp lực máu đến ổ viêm. Ổ viêm được tưới một lượng máu lớn giàu oxy phù
hợp với yêu cầu năng lượng của các tế bào thực bào và sự chuyển hóa ái khí
của chúng. Nhờ sung huyết động mạch, bạch cầu được cung cấp oxy và glucose
để tạo ra năng lượng dùng cho quá trình thoát mạch, di chuyển và thực bào, do
vậy làm nhiệt độ tại ổ viêm tăng lên. Các tác nhân gây dãn mạch (histamin,
bradykinin, prostaglandin…) tích lại làm tăng tính thấm thành mạch và gây
thoát dịch ra ngoài lòng mạch [8].
Histamin là chất hóa học trung gian được tìm thấy đầu tiên liên quan đến
quá trình viêm. Mặc dù có một số thuốc ức chết cạnh trạnh với histamin (đối
vận H1 histamin receptor) có tác dụng trong viêm nhẹ ở giai đoạn đầu.
Bradykinin và 5-hydroxytryptamin (serotonin, 5-HT) cũng có vai trò trong
viêm, nhưng chất đối kháng của chúng chỉ có đáp ứng trong một số viêm nhất
định. Leucotrien (LT) tham gia giai đoạn tiền viêm, các chất đối kháng LT
receptor được dùng để điều trị hen. Tổng hợp prostanoid tăng rõ rệt trong viêm.
Prostaglandin E2 (PGE2) và prostacyclin (PGI2) là những prostanoid chính liên
quan đến phản ứng viêm, có tác dụng tăng lưu lượng máu ở tổ chức tổn thương,
tăng tính thấm thành mạch và tăng bạch cầu đến tổ chức tổn thương [14].
Hiện tượng sung huyết tĩnh mạch: Khi đã dọn sạch về cơ bản các tế bào
chết, các yếu tố gây viêm... (đối tượng thực bào), quá trình thực bào bắt đầu
yếu đi, sung huyết động mạch giảm dần và chuyển sang sung huyết tĩnh mạch.

LAea3SP0T5SqY74
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status