Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Đồng Mỏ - Huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập niên vừa qua, sự phát triển về khoa học kĩ thuật đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày càng được đẩy mạnh. Chính sự phát triển này mà môi trường sống của chúng ta đang bị đe doạ nghiêm trọng. Trong rất nhiều những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường thì rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân chính.
Thực tế cho thấy lượng rác thải tạo ra hàng ngày trong quá trình sống của con người gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế, tăng dân số, tăng mức sống của người dân. Tuy nhiên việc bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen, nếp sống của nhiều người.
Việc quản lý chất thải rắn là một trong những vấn đề cấp thiết và cần được giải quyết kịp thời để đảm bảo cho việc vệ sinh chung, cho cảnh quan đô thị, cho sức khỏe cộng đồng và đảm bảo cho việc giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường.
Tại thị trấn Đồng mỏ, huyện Chi lăng, tỉnh Lạng sơn nói chung công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt bước đầu đã được quan tâm. Tuy nhiên, do chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu, chưa có đầy đủ cơ sở khoa học nên công tác quản lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý chất thải rắn, trước thực tế khó khăn của công tác quản lý này, cùng với sự phân công của Khoa Tài nguyên và Môi trường dưới sự hướng dẫn của giảng viên Lê Văn Thơ, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Đồng Mỏ - huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn”.
1.2 Mục đích của đề tài
- Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng.
- Đề xuất những phương án quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn.
1.3 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá về khối lượng, thành phần và mức độ ảnh hưởng của CTSHR trên địa bàn thị trấn.
- Đề ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTSHR của thị trấn.
1.4 Yêu cầu của đề tài.
- Số liệu thu được phải chính xác, trung thực, khách quan.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế của thị trấn.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Đây là điều kiện giúp sinh viên tập duyệt, vận dụng những kiến thức đã học làm quen với thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Đánh giá những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý CTSHR. Từ đó giúp cho địa phương định hướng phương pháp quản lý CTSHR trong thời gian tới.

Phần 2
TỒNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học
Quản lý môi trường là tập hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực hiện giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dưng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường.(Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [9].
Nhờ sự tập trung cao độ của các nhà khoa học trên thế giới, trong thời gian từ 1960 tới nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình chuyên khoa. Trong đó có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nhiên cứu xử lý hay phòn tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Tóm lại, quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống tự nhiên, con người, xã hội đã được phát triển trên nền phất triển của các bộ môn chuyên ngành.
2.1.1.Khái niệm về chất thải
“Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra”. Chất thải là các chất hay vật liệu mà người chủ hay người tạo ra chúng hiện tại không sử dụng và chúng bị thải bỏ.
Chất thải thường được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao thong vận tải, tại hộ gia đình, các cơ quan, trường học, nhà hang, khách sạn.
2.1.2 Khái niệm về chất thải rắn
Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như vật liệu, đồ vật bị loại thải từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại.
Phần lớn chất thải là ở thể rắn và có ở khắp mọi nơi xung quanh ta như: Gạch, đá, xi măng, vôi, vữa, mảnh sành, mảnh chai, sắt vụn….
Chất thải rắn gồm những chất thải hữu cơ như: Thức ăn thừa, giấy, bìa cactong, nhựa, vải, cao su, da, lá rụng sân vườn, gỗ….và còn có chất thải vô cơ như: thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát…..(Nguyễn Đình Hương, 2003) [6].
2.1.3 Khái niệm về xử lý chất thải
Xử lý chất thải là dung các biện pháp kỹ thuật để xử lý chất thải mà không làm ảnh hưởng đến môi trường; tái tạo lại các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế. Xử lý chất thải là một công tác quyết định đến chất lượng bảo vệ môi trường.
2.1.4 Các nguồn tạo thành chất thải rắn
- Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư…): Thực phẩm thừa, cactong, nhựa, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh, lon thiếc, các kim loại khác, tro, lá cây, các chất thải đặc biệt (đồ điện, điện tử hỏng, pin, bình điện, lốp xe….) và các chất độc hại sử dụng trong gia đình.
- Thương mại (kho, quán ăn, văn phòng, chợ, khách sạn,trạm xăng dầu, gara…): Cactong, nhựa, thức ăn thừa, kim loại…,các chất độc hại…
- Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính…) giống như các chất thải của thương mại.


5wNBBC6JI7wDQ3Q
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status