Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty gang thép Thái Nguyên - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN I.
GIỚI THIỆU CHUNG.
CƠ SỞ LÝ LUẬN, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG BÁO CÁO
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
- Bảo hộ lao động: Mà nội dung là công tác an toàn và vệ sinh lao dộng
là các hoạt động đồng bộ trên các mặt lập pháp, tổ chức hành chính, công tác
khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn và bệnh
nghề nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Bảo
Hộ Lao Động là một yêu cầu rất khách quan để bảo vệ người lao động - yếu tố
chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất. Hoạt động BHLĐ phát triển
phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ của mỗi quốc gia,
mỗi đơn vị sản xuất.
- Điều kiện lao động: Được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã
hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các phương tiện và công cụ lao
động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp chúng trong
không gian và thời gian, sự tác động của chúng trong mối quan hệ tác động qua
lại với người lao động tại chỗ làm việc tạo nên một điều kiện nhất định cho con
người trogn quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của con người trong khi
lao động tại chỗ làm việc cũng là một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động.
- Các yếu tố nguy hiểm và có hại: Là yếu tố xuất hiện trong điều kiện lao
động có ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây ra tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các yếu tố nguy hiểm và có hại
xuất hiện trong sản xuất cũng có nhiều loại, chúng được phân chia thành 4 loại
chính sau:
+ Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm bức xạ có hại, bụi tiếng ồn...
+ Các yếu tố hoá học: Các chất độc hại, các loại hơi khí độc, bụi độc, các
chất phóng xạ...
+ Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn,
nấm mốc các loại ký sinh trùng...
+ Các yếu tố bất lợi về yếu tố lao động, không tiện nghi do không gian
nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh các yếu tố không thuận lợi về tâm lý...
- Tai nạn lao động: Là tai nạn xảy ra trong quá lao động, công tác do kết
quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài làm chết người, tổn thương hay phá
huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.
Trường hợp người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể
một lượng lớn các chất độc có thể gây chết người ngay tức khắc hay huỷ hoại
chức năng nào đó của cơ thể cũng có thể coi là tai nạn lao động. Trường hợp
người lao động bị tai nạn trong quá trình di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc
hay bị tai nạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bên ngoài theo yêu cầu của
người sử dụng lao động cũng được là tai nạn lao động.
Tai nạn lao động được phân ra: Tai nạn chết người, tai nạn lao động nặng
và tai nạn lao động nhẹ. Người ta đánh giá tình hình tai nạn lao động theo hệ số
tần suất tai nạn lao động k:
N
n
k  .1000
Trong đó:
n: Số tai nạn lao động.
N: Tổng số người lao động.
- Bệnh nghề nghiệp: Là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng
nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên kéo dài của
điều kiện lao động xấu.
2. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BHLĐ.
Mục tiêu của công tác BHLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học và
kỹ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và
có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên điều kiện lao động tiện nghi, thuận lợi
và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa TNLĐ và BNN, hạn chế ốm
đau và giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao
động, nhằm bảo đảm an toàn bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao
động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất
lao động.
Công tác BHLĐ có ý to lớn trong đời sống và sản xuất, công tác BHLĐ
chủ yếu nhằm bảo vệ con người, góp phần đảm bảo hiệu quả và sự phát triển
ổn định, bền vững của sản xuất.
3. TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC BHLĐ.
Công tác BHLĐ mang 3 tính chất:
+ Tính khoa học kỹ thuật.
+ Tính pháp luật.

65oM07ZP325sQxo
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status