Thực trạng và giải pháp việc chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong Tổng công ty thép Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp việc chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong Tổng công ty thép Việt Nam



Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề chung về cơ cấu sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước. Vì sao phải chuyển đổi và chuyển đổi như thế nào? 4
1. Cơ cấu sở hữu 4
2. Vai trò của cơ cấu sở hữu. 5
3. Các loại hình cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. 5
4. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Nguyên nhân phải chuyển đổi. 6
5. cách chuyển đổi. 13
5.1. CPH là gì? 16
5.2. Vai trò của CPH. 17
5.3. Quy trình CPH. 19
4. Hoàn tất Phương án CPH: 20
4.1. Lập phương án CPH: 20
4.2. Hoàn thiện phương án cổ phần hoá. 21
4.3. Phê duyệt phương án cổ phần hoá. 22
Chương II: Thực trạng việc chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong Tổng Công ty Thép Việt Nam. 25
1. Giới thiệu về Tổng công ty Thép Việt Nam. 25
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TCTy Thép Việt Nam. 25
1.2. Cơ cấu ngành nghề và phạm vi hoạt động của TCTy thép Việt Nam 26
1.3. Khái quát chung về thị trường thép Việt Nam- Mục tiêu hoạt động của Tổng công ty thép Việt Nam. 30
1.3.1. Cơ cấu sản phẩm thép tiêu thụ theo vùng lãnh thổ. 30
1.3.2. Phân bổ các đơn vị lưu thông và sử dụng thép theo vùng lãnh thổ. 30
1.4. Kết quả hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn 2001- 2004. 33
1.4.1. Kiểm điểm 4 năm 2001- 2004 thực hiện nhiệm vụ kế hoạch theo Nghị quyết đại hội Đảng IX. 33
1.4.2. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ công tác của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2004. 39
1.4.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2004 48
2. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu sở hữu trong tổng Công ty thép Việt Nam. những vấn đề bất cập, nguyên nhân phải chuyển đổi 50
2.1. Cơ cấu tổ chức, cơ cấu sở hữu trong Tổng Công ty Thép Việt Nam hiện nay 50
2.1.1. Cơ cấu tổ chức 50
2.1.2.Cơ cấu sở hữu trong Tổng Công ty Thép Việt Nam 53
2.2. Nguyên nhân phải chuyển đổi. 53
2.3. Đối tượng được thực hiện CPH trong Tổng Công ty Thép Việt Nam. 55
2.4 Quy trình CPH của Tổng công ty thép Việt Nam. 56
2.5. Kết quả thực hiện các mục tiêu cổ phần hoá: 58
3. Nhiệm vụ của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2005 và những năm tiếp theo. 60
3.1. Nhiệm vụ của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2005. 60
3.2. Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2005- 2010. 62
Chương III: bài học kinh nghiệm và Giải pháp cho Tổng công ty Thép Việt Nam trong quá trình chuyển đổi. 66
1. Bài học kinh nghiệm của một số doanh nghiệp Nhà nước sau khi tiến hành cổ phần hoá. 66
2. Những mặt thuận lợi và khó khăn của Tổng công ty Thép Việt Nam khi tiến hành CPH. 67
2.1. Những mặt thuận lợi 67
2.2. Những khó khăn và nguyên nhân. 68
3. Giải pháp cho Tổng công ty Thép Việt Nam để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá. 71
Kết luận 83
Tài liệu tham khảo 84
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tại Việt Nam, thêm vào đó đội ngũ công nhân lao động đông do lịch sử để lại làm giảm năng suất cạnh tranh của hàng hoá.
Thị trường Thép trên thế giới trong những năm qua không ổn định, có biến động lớn, giá thép tăng giảm đột biến và mức độ ảnh hưởng rộng lớn trên quy mô toàn cầu. Từ cuối năm 2002, giá thép thế giới tăng, giảm liên tục với chu kỳ ngắn, biên độ lớn làm cho việc dự báo thị trường trở nên khó khăn. Sản xuất thép trong nước chủ yếu vẫn phụ thuộc vào phôi thép nhập khẩu nên hiệu quả thấp và thiếu ổn định.
Năm 2004 là năm đánh dấu một bước ngoặt đối với thị trường Thép Việt Nam. Giá thị trường thế giới tăng cao nên giá phôi thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam bình quân tăng 35- 37% so với năm 2003. Giá thép phế nhập khẩu bình quân tăng 49%. Giá bán thép cán trên thị trường nội địa tăng bình quân 35- 38% so với năm 2003. Đây là mức tăng đột biến và kỷ lục từ trước đến nay. Chính phủ đã nhiều lần sử dụng công cụ vĩ mô,bằng chính sách thuế để điều tiết thị trường; có thời điểm thuế suất phôi thép và một số mặt hàng thép giảm xuống còn 0%.
Trước những khó khăn, thách thức và thuận lợi cơ bản trong 4 năm qua, Tổng công ty thép Việt Nam đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng IX, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm của Nhà nước, xây dựng chương trình hành động cụ thể, đoàn kết nhất trí, phát huy nội lực và được sự chỉ đạo, hỗ trợ có hiệu quả của Chính phủ, Bộ Công Nghiệp và các cơ quan quản lý cấp trên, Tổng công ty đã phấn đấu thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001- 2005.
Tổng công ty Thép Việt Nam tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cao bình quân 4 năm là 18,1%/ năm, góp phần cùng ngành thép cả nước hoàn thành sớm 2 năm về chỉ tiêu sản lượng thép cán các loại( 2,8 triệu tấn) do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra. Tổng công ty đã thực hiện tốt vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong ngành Thép, tham gia đảm bảo cung cấp đủ thép cho nền kinh tế, tham gia bình ổn thị trường, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sau đây là kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của Tổng công ty Thép Việt Nam trong 4 năm 2001- 2004.
b/ Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và đầu tư phát triển 4 năm 2001- 2004.
Về sản xuất kinh doanh.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trong 4 năm là 18,1%( năm 2001 tăng 24%, năm 2002 tăng 14,8%, năm 2003 tăng14,1% và năm 2004 tăng 19,7%), cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp( 16%).
Sản lượng thép cán trong 4 năm đạt 3,3 triệu tấn( không kể liên doanh 3,3 triệu tấn), tốc độ tăng sản lượng bình quân 4 năm là 18,5%( kế hoạch 5 năm là 18%); trong đó năm 2001 tăng 23,8%, năm 2002 tăng 15,5%, năm 2003 tăng 14,9% và năm 2004 tăng 20%.
Sản lượng phôi thép trong 4 năm đạt 1,93 triệu tấn, tốc độ tăng sản lượng phôi thép bình quân 4 năm là 21,5% (năm 2001 tăng 4,1%, năm 2002 tăng 28,2%, năm 2003 tăng 23% và năm 2004 tăng 21%) đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sản xuất thép cán của Tổng công ty, đây là một cố gắng lớn trong điều kiện khó khăn của thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vẫn đạt thấp hơn mục tiêu 5 năm đề ra (30%/năm).
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 4 năm 2001-2004 đạt 38,2 triệu USD, tôc độ tăng giá trị xuất khẩu bình quân 4 năm là 46,5% (2001 tăng 40%, 2002 tăng 47%, 2003 tăng 46,4% và năm 2004 tăng 52,8%).
Tổng doanh thu tăng bình quân trong 4 năm 2001-2004 là 22,3% ( năm 2001 tăng 21%, năm 2002 tăng 8,7%, năm 2003 tăng 20,8% và năm 2004 tăng 38,6%).
Nộp ngân sách nhà nước trong 4 năm 2001-2004 đạt 1727 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 4 năm là 30,4% (năm 2001 tăng 66,5%, năm 2002 27,5%, năm 2003 tăng 9,7% và năm 2004 tăng 18,5%).
Về đầu tư phát triển
Trong 4 năm 2001-2004 Tổng công ty thép Việt Nam đã triển khai thực hiện được 173 dự án với tổng đầu tư 5032,4 tỷ đồng (trong đó có 3 dự án nhóm A, 9 dự án nhóm B và 161 dự án nhóm C). Số dự án hoàn thành đưa vào sản xuất trong 4 năm, gồm 1 dự án nhóm A (cải tạo mở rộng Công ty Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn I), 3 dự án nhóm B và hơn 100 dự án nhóm C.
Ngoài ra còn có 5 dự án nhóm A đã và đang làm công tác chuẩn bị đầu tư để chuyển sang giai đoạn đầu tư khi điều kiện cho phép và 1 dự án liên doanh với Trung Quốc và tỉnh Lào Cai.
Huy động vốn đầu tư trong 4 năm 2001-2004 đạt 5032 tỷ đồng. Năm 2001 thực hiện 380 tỷ đồng, năm 2002 thực hiện 578 tỷ đồng, năm 2003 thực hiện 1506 tỷ đồng và năm 2004 ước thực hiện 2568 tỷ đồng.Số vốn phải thực hiện trong năm cuối của kế hoạch 5 năm 2001- 2005 là khá lớn, 2261 tỷ đồng, chưa kể các dự án mới sẽ được triển khai thực hiện.
Nhìn chung 4 năm qua, công tác đầu tư phát triển của Tổng công ty đã chú trọng đẩy mạnh cả về số lượng và chất lượng. Một số dự án trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sản xuất và bước đầu phát huy hiệu quả tốt, góp phần giữ vững nhịp độ tăng trưởng của Tổng công ty.
Tuy nhiên, công tác đầu tư phát triển còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai dự án, nhất là vốn tiến độ. Một vài dự án trọng điểm bị chậm tiến độ đã ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công tyvà bỏ lỡ thời cơ kinh doanh.
Tiến độ triển khai và hoàn thành các dự án nhóm A giai đoạn 2001- 2005 trong Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khó được thực hiện do còn nhiều khó khăn về bố trí vốn và các nguyên nhân khách quan khác. Tổng công ty cũng đã điều chỉnh tiến độ, xác định thứ tự ưu tiên đối với một số dự án nhóm A trong quy hoạch, giãn tiến độ cho phù hợp với điều kiện triển khai và đảm bảo hiệu quả kinh tế.
c/ Đánh giá chung thực hiện kế hoạch 4 năm 2001-2004
Tổng công ty đã phát huy nội lực và thế mạnh của DNNN lớn nhất trong ngành công nghiệp thép, duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, đảm bảo năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước. Mặc dù công suất thép cán chỉ chiếm 20% của Hiệp hội thép Việt Nam nhưng với quyết tâm cao, năm 2004 sản lượng thép cán của Tổng công ty chiếm khoảng 42% tổng sản lượng của Hiệp hội.
Công tác đầu tư phát triển của Tổng công ty đã được đẩy mạnh, triển khai đầu tư xây dựng hàng loạt dự án trọng điểm có qui mô lớn nhất từ trước đến nay, nhất là các dự án nhóm A, chuẩn bị nguồn lực cho phát triển bền vững trong tương lai.
Thành tựu đạt được trong 4 năm 2001-2004 của Tổng công ty Thép Việt Nam là to lớn, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện cho Tổng công ty hoàn thành kế hoạch 5 năm (2001-2005) theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng IX đề ra, chuẩn bị điều kiện hội nhập kinh tế và bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo(2006-2010).
Bảng 1: So sánh kết quả thực hiện kế hoạch 4 năm 2001-2004 của Tổng công ty.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
Tỷ lệ tăng, giảm(%)
01/00
02/01
03/02
04/03
BQ 4 năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9=5/4
10=6/5
11=7/6
12
I
TCT
1
GTSXCN
Tỷ đồng
2.667
3.063
3.496
4.180
24,0
14,8
14,1
19,7
18,1
2
SL thép cán
Nghìn tấn
650
751
863
1.033
23,8
15,5
14,9
20,0
18,5
3
SL phôi
Nghìn tấn
318,4
408,2
543
657,5
4,1
28,2
33,0
21,0
21,5
4
SL gang
Nghìn tấn
48
97,8
197
185,7
2,1
103,7 ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status