Kinh nghiệm phát triển công nghiệp điện tử ở Châu Á - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Thực trạng và triển vọng phát triển hàng điện tử Việt Nam
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới mà một trong những
nội dung quan trọng nhất là tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực Điện tử – Tin
học đang diễn ra như vũ bão. Thị trường thế giới đang phát triển sôi động với sự
cạnh tranh gay gắt. Trước các biến động đó tất cả các quốc gia đều hoạch định
chiến lược phát triển và đều gặp nhau ở một chính sách chung là tìm mọi cách
đưa hàng hoá của mình chiếm lĩnh thị phần, coi đây là nhân tố quyết định sự
thành công của hội nhập Quốc tế. Đất nước Việt nam ta đang tiến bước mạnh
mẽ vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX vừa qua với các
nghị quyết Trung ương 2, nghị quyết Trung ương 4 đã từng bước cụ thể hoá
nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của nước ta, trong đó đặc biệt chú trọng phát
triển kinh tế, phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát triển giáo dục và
đào tạo, thúc đẩy giao lưu quốc tế. Đảng và nhà nước coi việc phát triển điện tử
– tin học là một trong những nhiệm vụ chiến lược lâu dài nhằm tạo cho đất nước
ta có một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn có hiệu quả. Vị trí của ngành công
nghiệp điện tử – tin học trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta cần được nâng lên
cho phù hợp với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới đang
diễn ra với qui mô rộng lớn trên thế giới.
Sự cần thiết của đề tài: Cùng với những thành tựu trong sự nghiệp đổi
mới và phát triển kinh tế đất nước, thị trường hàng điện tử đã có những bước
phát triển mạnh mẽ cả về qui mô, chất lượng và ngày càng có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế nước ta: Các sản phẩm điện tử tiêu dùng trong dân cư không
ngừng tăng lên ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn; chủng loại sản phẩm trên
thị trường ngày càng phong phú, đa dạng theo các mục đích sử dụng khác nhau;
chuyển từ thị trường nhập khẩu 100% sang thị trường các sản phẩm được nội địa
hoá từng phần với sự ra đời của hàng loạt các xí nghiệp liên doanh lắp ráp và
sản xuất hàng điện tử; đã có sản phẩm điện tử xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu
tăng trong vài năm gần đây... Tuy nhiên, thị trường hàng điện tử nước ta
là thị trường trẻ, tiềm năng còn lớn cả về phương diện sản xuất, cung ứng và nhu
cầu tiêu dùng. Do đó, cần có những nghiên cứu, đánh giá xác đáng những tiềm
năng đó của thị trường hàng điện tử Việt Nam trong tương lai.
Xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và xu thế chuyển giao công
nghệ nhanh dưới sức ép của tốc độ phát triển khoa học, công nghệ hiện nay đã
tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường hàng điện tử ở mỗi quốc gia và
trên toàn thế giới. Đều này vừa tạo thuận lợi vừa gây khó khăn cho sự nghiệp
phát triển thị trường hàng điện tử của Việt Nam. Một mặt, Việt Nam có thể xây
dựng chiến lược ''đi tắt'; trong công nghệ để nhanh chóng xây dựng thị trường
hàng điện tử vững mạnh, có sức cạnh tranh trong khu vực thị trường được xem
là có tốc độ phát triển nhanh nhất về các sản phẩm điện tử. Nhưng mặt khác, thị
trường hàng điện tử Việt Nam sẽ có nguy cơ bị thao túng bởi thị trường nước
ngoài. Cụ thể là việc áp dụng lịch trình giảm thuế quan ngay để đẩy mạnh xuất
khẩu ở các nước thành viên của AFTA đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực điện
và điện tử. Việt nam có thể trở thành thị trường tiêu thụ hàng điện tử cho các
nước ASEAN. Như vậy, chiến lược phát triển thị trường hàng điện tử của Việt
Nam trong điều kiện nền kinh tế mở, cần tính đến những vấn đề của thị
trường thế giới, mà trước hết là khu vực ASEAN, khu vực Đông Á-Thái Bình
Dương thông qua những nghiên cứu cụ thể.
Mục đích nghiên cứu: Thông qua thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ
hàng điện tử ở Việt nam cũng như trên thế giới để thấy được triển vọng phát
triển hàng điện tử của Việt nam trong giai đoạn 2001 – 2010. Từ đó đưa ra các
kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển hàng điện tử Việt nam, đồng thời giúp
cho ngành công nghiệp điện tử có căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển
sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Mặt hàng điện tử rất phong phú, đa
dạng về chủng loại và mục đích sử dụng. Trong điều kiện hạn chế về thời gian
và nguồn thông tin nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nhóm sản phẩm chính
là: điện tử dân dụng, thiết bị tin học và linh kiện điện tử.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tại
văn phòng và nghiên cứu thực chứng (điều tra, khảo sát). Ngoài ra, đề tài cũng
sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến các chuyên viên ở Bộ Thương mại và Bộ
Công nghiệp cho từng nhóm sản phẩm.
Kết cấu của khoá luận gồm 3 chương:
*Chương 1: Tổng quan về hàng điện tử. Chương này đề cập một cách khái
quát về bước phát triển của ngành công nghiệp điện tử nước ta trong những năm
qua cũng như các nét đặc trưng cơ bản nhất của hàng điện tử.
*Chương 2: Thực trạng và triển vọng phát triển hàng điện tử Việt nam.
Chương này tập trung phân tích thực trạng cung ứng và tiêu thụ hàng điện tử ở
Việt nam, nêu ra những nhân tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến sự
phát triển hàng điện tử của Việt nam. Qua đó thấy được triển vọng phát triển và
sự cần thiết phải phát triển mặt hàng này. Xây dựng những quan điểm, định
hướng chính cho việc phát triển hàng điện tử của Việt nam.
*Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hàng điện tử Việt nam.
Trong chương này, thông qua việc phân tích triển vọng phát triển hàng điện tử
Việt nam cũng như tìm hiểu một số kinh nghiệm phát triển thành công ngành
công nghiệp điện tử ở ngay tại Châu á để đưa ra các giải pháp thích hợp chủ yếu
nhằm phát triển hàng điện tử Việt nam.
Do thời gian nghiên cứu không nhiều, nguồn thông tin đối với mặt hàng và
trải nghiệm thực tế của người viết còn nhiều hạn chế, Khoá luận tốt nghiệp này
không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định, người viết rất mong nhận được
ý kiến đóng góp phê bình của các thầy cô và các bạn. Xin chân thành cám ơn!

4g4aBP9VQ8flBSZ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status