Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty dệt Minh Khai - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2
1. Vị trí, đặc điểm của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu 2
1.3. Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất 2
2. Phân loại nguyên vật liệu 3
3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 4
4. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý NVL 5
4.1. Vai trò của kế toán 5
4.2. Nhiệm vụ của kế toán 6
II. ĐÁNH GIÁ NVL TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 7
1. Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho 8
2. Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho 8
2.1. Tính theo giá thực tế tồn đầu kỳ 8
2.2. Tính theo phương pháp giá đơn vị bình quân 9
2.3. Tính theo phương pháp nhập trước – xuất trước 10
2.4. Tính theo phương pháp nhập sau – xuất trước 10
2.5. Tính theo phương pháp trực tiếp 10
2.6. Tính theo phương pháp giá hạch toán 10
III. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN NVL TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
11
1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 11
1.1. Phương pháp thẻ song song 12
1.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 12
1.3. Phương pháp sổ số dư 13
2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 14
2.1. Hạch toán theo NVL phương pháp kê khai thường xuyên 14
2.1.1. Hạch toán tăng nguyên vật liệu 14
2.1.2. Hạch toán giảm nguyên vật liệu 19
2.2. Hạch toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ 20
3. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong hạch toán NVL 22
PHẦN THỨ HAI – THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI
24
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT MINH KHAI 24
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt Minh Khai 24
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý tại Công ty 25
2.1. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ của Công ty dệt Minh Khai 25
2.2. cách sản xuất kinh doanh của Công ty dệt Minh Khai 26
2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 27
2.4. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 29
2.5. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty dệt Minh Khai 32
3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty 33
4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty dệt Minh Khai 34
4.1. Đặc điểm bộ máy kế toán 34
4.2. Đăc điểm hệ thống sổ kế toán 36

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI 36
1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty dệt Minh Khai 36
2. Phân loại nguyên vật liệu 37
3. Đánh giá nguyên vật liệu 38
4. Kế toán nguyên vật liệu 39
4.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu 39
4.2. Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu 43
4.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 45
4.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 52

III. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI 61
1. Nhận xét về công tác quản lý và hạch toán NVL tại Công ty 61
2. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty dệt Minh Khai
63
KẾT LUẬN 65
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế của nước ta hiện nay, hệ thống các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có một vị trí hết sức quan trọng, ngày càng có những đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách và tổng sản phẩm quốc nội. Để tiến hành sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì nhiệm vụ quan trọng đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp đặt ra là làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất. Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất gồm 2 mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Mặt hao phí của sản xuất bao gồm ba yếu tố quan trọng là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng và cần thiết đối với hiệu quả sản xuất của mỗi doanh nghiệp, là cơ sở cho các nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn phương án tối ưu. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đó là con đường chủ yếu để tăng doanh lợi cho toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng là tiền đề để nâng cao sức cạnh tranh và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Do vậy có thể nói tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu trong sản xuất luôn là một yêu cầu cần thiết, là một vấn đề luôn được các doanh nghiệp quan tâm để tạo nên nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay.
Hiểu được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu, cùng với sự hướng dẫn cặn kẽ của cô Phạm Thị Thuỷ, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty dệt Minh Khai” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Phần thứ nhất
Cơ sở lý luận về công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất
I. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
1. Vị trí, đặc điểm của Nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất.
1.1. Khái niệm
Vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá. Như vậy nguyên vật liệu trở thành đối tượng lao động khi có lao động của con người tác động vào. Chính vì vậy bất cứ nguyên vật liệu nào cũng có thể trở thành đối tượng lao động. Ví như gỗ trong rừng không phải là nguyên vật liệu cho đến khi nó được con người khai thác thì nó lại trở thành Nguyên vật liệu.
Như vậy, nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích của con người tác động vào và nó là tài sản dự trữ thuộc loại Tài Sản Lưu Động.
1.2. Đặc điểm của Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên sản phẩm. Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Xét về mặt hiện vật, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và trong chu kỳ sản xuất đó, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hay bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo nên thực thể của sản phẩm.
Xét về mặt giá trị, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị nguyên vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ
1.3.Vị trí và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
Đặc điểm của nguyên vật liệu cho chúng ta thấy rõ vị trí quan trọng của nó trong quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nó là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm. Do vậy việc cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ và kịp thời hay không sẽ có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó chất lượng của nguyên vật liệu cũng góp phần quan trọng trong việc quyết định chất lượng của sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất, như trong giá thành sản phẩm công nghiệp: công nghiệp chế biến chiếm 80%, công nghiệp cơ khí chiếm từ 50% đến 60%, công nghiệp nhẹ chiếm khoảng 70%. Do đó việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong kế hoạch hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự quản lý chặt chẽ về nguyên vật liệu ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, dự trữ đến sử dụng nhằm giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất.
Thêm vào đó nguyên vật liệu là tài sản thuộc loại tài sản lao động, do vậy việc sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm sẽ góp phần tăng tốc độ lưu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp.



JlzB0Nq59UI930M
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status