Công ty cổ phần và vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Công ty cổ phần và vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam



 
Phần I : Công ty cổ phần và sự cần thiết cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
I. Khái quát về công ty cổ phần
1. Khái niệm và đặc điểm
2. Sự ra đời và phát triển
3. Ưu thế và hạn chế của công ty cổ phần
II. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và sự cần thiết cổ phần hoá
Phần II : Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
1. Mục tiêu và các bước
2. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
3. Những đánh giá chung
Phần III : Một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
 
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hành cổ phiếu ,trái phiếu ;đồng thời sử dụng quyền lực trong việc tạo ra môi trường kinh tế , yếu tố tâm lí cũng như cơ sở pháp luật thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá tạo điều kiện ra đời các công ty cổ phần . Với các động tác này , các công ty cổ phần đã phát triển mạnh và thịnh hành trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và trở thành phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ. Ví dụ ở Mĩ vào năm 1939 số lượng các công ty cổ phần chiếm 51,7% tổng số các tổ chức kinh doanh công nghiệp và 92,6% giá trị tổng sản lượng công nghiệp .
Tóm lại công ty cổ phần là quá trình phát triển kinh tế khách quan do đòi hỏi của sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường , nó là kết quả tất yếu của quá trình tập trung tư bản , nó diễn ra một cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp và sự tự do cạnh tranh dưới chủ nghĩa tư bản .
3.Ưu thế và hạn chế của công ty cổ phần
Những ưu thế cơ bản của công ty cổ phần là khả năng huy động vốn cao nhanh chóng, đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh . Kinh tế càng phát triển, càng thay đổi thì sự rủi ro càng cao và hình thức công ty cổ phần là hình thức giúp nhà kinh doanh hạn chế được rủi ro , tức là tránh được rủi ro bằng cách cùng lúc đầu tư vào nhiều công ty khác nhau , chia rủi ro cho nhiều người vì công ty cổ phần là công ty của nhiều người và chế độ trách nhiệm hữu hạn ; tận dụng trí tuệ của nhiều người ( cổ đông , hội đồng quản trị ). Tổ chức công ty cổ phần có tinh thần dân chủ cao nên phát huy được trí tuệ của nhiều người , kinh tế càng phát triển thì lợi thế này càng trở nên quan trọng .
Tuy nhiên công ty cổ phần còn có nhiều hạn chế : công ty cổ phần với chế độ trách nhiệm hữu hạn đem lại nhiều thuận lợi cho công ty nhưng lại chuyển rủi ro sang cho các chủ nợ , các cổ đông tham gia . Các chủ cổ phần không quen biết nhau và nhiều người trong họ không hiểu kinh doanh , mức độ tham gia góp vốn vào công ty có sự khác nhau, do đó mức độ ảnh hưởng của các cổ đông đối với công ty không giống nhau , điều đó có thể dẫn đến việc lợi dụng và lạm dụng hay nảy sinh tranh chấp và phân hoá lợi ích giữa các nhóm cổ đông khác nhau. Công ty cổ phần tuy có sự tổ chức chặt chẽ nhưng việc phân công về quyền lực và chức năng của từng bộ phận cho hoạt động của công ty hiệu quả lại rất phức tạp . Trong hoạt động kinh tế , phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn, do đó quyền kiểm soát công ty vẫn trong tay các cổ đông lớn. Việc khắc phục những hạn chế trên phụ thuộc vào trình độ phát triển chung của nền kinh tế, trình độ dân trí, trình độ điều hành quản lí của nhà nước và sự hoàn hảo của hệ thống pháp luật
Dù vậy công ty cổ phần là hình thức mang tính chất xã hội hoá cao , không những được thể hiện ở phương diện sở hữu mà còn thể hiện tập trung ở việc sử dụng vốn.
II. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và sự cần thiết cổ phần hoá
1. Quá trình hình thành phát triển của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam được hình thành từ năm 1954 ( ở miền Bắc) và từ năm 1975 ( ở miền Nam ). Do hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau và được xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm nên các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có nhiều đặc trưng khác biệt so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, biểu hiện ở chỗ :
Quy mô doanh nghiệp phần lớn nhỏ bé , cơ cấu phân tán. Năm 1992 cả nước có trên 2/3 tổng số doanh nghiệp nhà nước có số lượng lao động dưới 100 người, chỉ có 4% doanh nghiệp có số lượng lao động trên 100 người. Số lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng số lao động xã hội khoảng 5 – 6 %.
Trình độ kĩ thuật, công nghệ lạc hậu , trừ một số rất ít (18%) số doanh nghiệp nhà nước được đầu tư mới đây, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đã được sử dụng khá lâu, có trình độ kĩ thuật , công nghệ thấp kém so với các nước từ 3 đến 4 thế hệ. Có doanh nghiệp còn trang bị các thiết bị kĩ thuật từ năm 1939 và trước đó được xây dựng bằng kĩ thuật của nhiều nước khác nhau nên tính đồng bộ của các doanh nghiệp thấp. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường , các doanh nghiệp khó có khả năng cạnh tranh cả trong nước và trên thế giới .
Việc phân bố còn bất hợp lí về ngành, vùng. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước không còn được bao cấp mọi mặt như trước nữa, đã thế lại bị các thành phần kinh tế khác cạnh trạnh quyết liệt , nên nhiều doanh nghiệp không thể trụ nổi buộc phải phá sản , giải thể . Đặc biệt trong những năm gần đây chúng ta đã tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nước . Do đó mặc dù số lượng các doanh nghiệp đã giảm từ 12.084 tính đến ngày 1/4/1994 xuống còn 6.264 doanh nghiệp nhà nước , nhờ sự đổi mới về tổ chức quản lí , về kĩ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp còn lại , tổng sản phẩm giá trị tuyệt đối của kinh tế nhà nước , cũng như tỷ trọng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể
Bảng sau đây cho chúng ta thấy rõ điều đó :
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (%)
1971 – 1980
0,4
1971 – 1985
6,4
1986 – 1990
3
1991 – 1997
7,8 – 8,5
Tỷ trọng kinh tế quốc doanh GDP(%)
1990
34,1
1991
36,0
1992
39,6
1993
42,9
1997
43,6
(Theo số liệu của Tổng cục thống kê )
Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã tăng nhanh, đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ yếu trong nhiều ngành kinh tế, nhất là những ngành quan trọng đòi hỏi đầu tư lớn, kĩ thuật cao và các ngành sản xuất cung ứng các hàng hoá và các dịch vụ công cộng. Đồng thời doanh nghiệp nhà nước vẫn là thành phần kinh tế đóng góp chủ yếu cho ngân sách nhà nước . Có thể nhận thấy rằng : hầu hết các doanh nghiệp nhà nước của ta hình thành từ thời quản lí tập trung quan liêu bao cấp, khi chuyển sang cơ chế mới lại thiếu kiểm soát chặt chẽ việc thành lập nên phát triển tràn lan (nhất là cấp tỉnh thành phố, quận huyện, cơ quan, trường học). Một bộ phận quan trọng doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện tối thiểu để hoạt động, thiếu vốn tối thiểu , trang thiết bị quá đơn sơ, trách nhiệm tài sản không được phân định rõ ràng. Mặt khác trong điều kiện kinh tế tư nhân còn quá non yếu về mọi mặt chỉ mới hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ , tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp nên doanh nghiệp nhà nước chưa thể tập trung toàn lực cho yêu cầu phát triển ở những ngành , lĩnh vực then chốt .
Những đặc điểm trên luôn chi phối phương hướng , bước đi , và biện pháp trong quá trình đổi mới ở nước ta . Sau mười năm đổi mới , các doanh nghiệp nhà nước đã và đang chuyển biến khá căn bản , đã sắp xếp lại một bước quan trọng , giảm được gần một nửa số doanh nghiệp chủ yếu và doanh nghiệp địa phương nhỏ bé , hoạt động không hiệu quả . Số lớn doanh nghiệp còn lại được tổ chức và từng bước phát huy quyền tự chủ trong kinh doanh làm ăn năng động và hiệu quả. Nhưng nhìn chung các doanh ng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status